Ngoại giao vaccine là một trong
những thành tựu của Việt Nam trong thời gian qua được Thủ tướng Phạm
Minh Chính khẳng
định trong các bài phát biểu. “Tổ công tác về ngoại giao vaccine do Bộ trưởng
Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng đã đóng góp tích cực, hiệu quả vào công
tác phòng chống dịch Covid-19”, Thủ tướng nói “Thông qua đường ngoại giao, Việt
Nam từ một nước tiếp cận vaccine Covid-19 chậm trở thành một nước tiêm chủng
nhanh hàng đầu thế giới”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng nỗ lực ngoại giao vaccine
đã góp phần giúp Việt Nam làm chủ vaccine, chủ động thích ứng an toàn và kiểm
soát có hiệu quả đại dịch Covid-19 để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội.
Theo số liệu từ Bộ Y tế, tính tới
ngày tháng 02/2022, Việt Nam đã tiêm vaccine Covid-19 cho 77,71% dân số tiêm đủ
liều. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm ở các nước Thái Lan là 70,81%; Lào 57,64%;
Philippin 55,94%; Indonesia 51,48%; Myanmar 37,75%.
Ngoài ngoại giao vaccine, Thủ tướng
Phạm Minh Chính còn khẳng định ngành ngoại giao đã nắm chắc tình hình hình để
tham mưu cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiến hành các hoạt động đối nội, đối
ngoại. Nỗ lực ngoại giao thời gian qua cũng khiến bạn bè quốc tế yêu mến, quý
trọng, tin tưởng, giúp đỡ Việt Nam nhiều hơn, đặc biệt là các nhà đầu tư, doanh
nghiệp, từ đó triển khai hiệu quả ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế.
Lãnh đạo chính phủ lưu ý xu hướng
cạnh tranh chiến lược và các thách thức toàn cầu như Covid-19, biến đổi khí
hậu, già hóa dân số trong thời gian tới đòi hỏi ngành ngoại giao có cách tiếp
cận toàn cầu và đoàn kết quốc tế. “Là một thành viên có trách nhiệm với cộng
đồng quốc tế, Việt Nam cần phải có sự chia sẻ, hợp tác với quốc tế, góp phần
bảo vệ sự bình yên của thế giới, an toàn của mọi công dân”. Theo ông, trong trụ
cột ngoại giao chính trị, Việt Nam cần kiên trì đường lối ngoại giao độc lập,
tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy với các nước
và là thành viên có trách nhiệm, tích cực chủ động hội nhập quốc tế, vì hòa
bình, hợp tác và phát triển.
Việt Nam cũng cần đầu tư về nguồn
lực tài chính lẫn con người cho ngoại giao văn hóa, đặt ngoại giao văn hóa
ngang tầm với chính trị và kinh tế. “Phải hướng tới xây dựng một nền ngoại giao
toàn diện, hiện đại, nhân ái, thủy chung và linh hoạt, sáng tạo nhưng cũng quật
cường và kiên quyết khi cần thiết”. Thực hiện Kết luận của Trung ương, Chính
phủ đã nghiên cứu, ban hành, triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP, việc chuyển hướng
sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã phát
huy hiệu quả, được nhân dân đồng tình ủng hộ; nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế
đánh giá là quyết sách quan trọng, tạo nền tảng để phục hồi, phát triển kinh tế
trong năm 2022./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét