Ngay sau khi cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được ra mắt, trên không gian mạng, một số blogger có địa chỉ ở nước ngoài đã cố tình nhạo báng, cho rằng những luận điểm, nội dung trong cuốn sách đã lỗi thời, lạc hậu, thiếu cơ sở khoa học.
Các ý kiến này quy chụp: Sự lựa chọn con
đường đi lên CNXH của Việt Nam là một sai lầm, đó là cách đi khác biệt, thậm
chí là dị biệt.
Con đường duy nhất
đúng
Cần khẳng định ngay, các ý kiến trên là
nhằm phủ nhận tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN); hòng gây hoang mang trong nhận thức và dư
luận xã hội về con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Đây cũng là thủ đoạn tinh vi, thâm độc nhằm nói xấu, hạ bệ vai trò, sự đóng góp
của cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Dễ nhận thấy, không phải đến tận bây giờ,
kẻ thù mới hướng mũi chống phá vào việc phủ nhận CNXH, mà thực chất, đây là mục
tiêu xuyên suốt, bao trùm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực
thù địch. Cái cách mà chúng đã thành công ở Liên Xô và các nước Đông Âu 3 thập
kỷ trước. Theo đó, mỗi khi có cơ hội, kiếm tìm được cái cớ về sự kiện, hiện
tượng ở xã hội Việt Nam, chúng lại réo lên những thông tin phản nghịch, đậm
chất ngụy biện, bịa đặt, hòng gây xáo trộn nhận thức, lung lay niềm tin về mục
tiêu lý tưởng của Đảng. Và lần này, cũng không loại trừ những âm mưu bẩn thỉu
ấy.
Chúng ta biết rằng, suốt quá trình cách
mạng, Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân tộc Việt Nam luôn tuyệt
đối trung thành, vững tin lựa chọn và quyết tâm đi lên theo con đường CNXH. Đây
không chỉ là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng
Việt Nam, mà còn là nguyện vọng chính đáng của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là
con đường duy nhất đúng, hợp với quy luật cách mạng, được thực tiễn kiểm
nghiệm, khẳng định tính đúng đắn.
Lịch sử cho thấy: Từ những năm cuối thế
kỷ 19, đầu thế kỷ 20, trong khi nhiều khuynh hướng cách mạng lâm vào khủng
hoảng trầm trọng, bế tắc thì chỉ có con đường cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh
khởi xướng lãnh đạo, đi theo CNXH là phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử
và đưa cách mạng Việt Nam đi tới thành công. Trải qua các giai đoạn lịch sử
cách mạng khác nhau, với những thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc, cũng như thành công trong lãnh đạo đất nước đẩy mạnh công cuộc đổi mới,
chính là minh chứng hùng hồn cho sự đúng đắn đó.
Đặc biệt, trong hệ thống lý luận và nhận
thức của Đảng ta, luôn nhất quán, khẳng định mục tiêu cách mạng của Đảng, là:
Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Đảng ta không còn lợi ích gì khác!
Minh chứng là, trong cuộc đối đầu với "giặc Covid-19" vừa qua, toàn
Đảng và cả hệ thống chính trị đã chung sức đồng lòng, trực tiếp dấn thân vào
nơi gian khó, hiểm nguy, khu tâm dịch... để linh hoạt, sáng tạo lãnh đạo, tổ
chức phòng, chống dịch hiệu quả. Với tinh thần "chống dịch như chống
giặc", “không bỏ ai lại phía sau”, “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh
tế”, "mỗi người dân là một chiến sĩ"... toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân ta đã chủ động khắc phục khó khăn, từng bước đẩy lùi dịch bệnh, đưa đất
nước phát triển trong điều kiện bình thường mới. Những thành quả tốt đẹp đó
cũng chính cách thức hiện thực hóa mục tiêu, con đường cách mạng, hướng đến các
đặc trưng của CNXH; khẳng định tính ưu việt của chế độ XHCN ở Việt Nam.
Trên lĩnh vực kinh tế, đất nước ta
đã đạt được những kết quả toàn diện trên mọi mặt đời sống xã hội. Sau hơn 35
năm đổi mới, trải qua nhiều thời khắc khó khăn, kinh tế nước nhà đã có bước
tiến rất dài, khác về chất. Đặc biệt, thời gian qua, khi bóng đêm kinh tế bao
trùm nhân loại thì nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ vững ổn định, phục hồi nhanh và
phát triển bền vững; tiềm lực kinh tế, sức mạnh tổng hợp được tăng cường; các
chế độ chính sách, an sinh xã hội vì người dân được đảm bảo. Đại hội XIII của
Đảng, đánh giá: "Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới... Đất nước
ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hiện
nay".
Kế tục những vấn đề lý luận và tổng kết
thực tiễn, qua nội dung các bài viết trong cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng, khẳng định: Xã hội XHCN với giá trị cốt lõi, bền vững và tốt đẹp mà nhân
loại hướng tới là một xã hội ưu việt, “thực sự vì con người; sự phát triển về
kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội; một xã hội nhân ái, đoàn kết,
tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn; sự phát triển bền
vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế
hệ hiện tại và tương lai; một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về
nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân”.
Không chỉ nêu lên khái niệm về CNXH, Tổng
Bí thư còn khái quát các đặc trưng của CNXH và khẳng định quyết tâm chính trị,
cùng niềm tin vững chắc về tính tất thắng đi lên CNXH ở Việt Nam. Ở chế độ
chúng ta đang hiện thực, con người được tự do, sống hòa bình và hữu ái giữa các
cộng đồng, một xã hội thực sự vì con người, tạo điều kiện để con người phát
triển toàn diện. Đây cũng là một xã hội toàn nhân loại hướng tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét