Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human
Rights Watch/HRW) đã phổ biến bản phúc trình hàng năm của HRW. Bản phúc trình
dài 764 trang, tường trình về tình hình nhân quyền của 102 quốc gia trong năm
2021. Trong đó, có 6 trang xuyên tạc trắng trợn về tình hình nhân quyền ở Việt
Nam. HRW là một trong số những tổ chức (Ân xá quốc tế, Phóng
viên không biên giới, Freedom House,...), thường xuyên bị nêu tên và chỉ trích
gay gắt là can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của các nước khác. Bản
tường trình nhân quyền tại Việt Nam được phổ biến bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt
với những giọng điệu hết sức thù địch, xuyên tạc, tạo nên một bức tranh toàn
màu đen về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, các luận điệu được đưa
ra chỉ dựa trên những thông tin được thu thập theo kiểu cóp nhặt, cắt xén rời
rạc, nghiên cứu không sâu nên phiến diện và xuyên tạc. Tính vô lý và mâu thuẫn
của các luận điệu này là xuất phát từ ý thức hệ chính trị phương Tây, “coi nhân
quyền cao hơn chủ quyền” và bị chi phối bởi nguồn kinh phí tài trợ hoạt động
của những cá nhân, tổ chức dân sự nước ngoài không thiện chí với Việt Nam nên
chúng mang màu sắc chính trị; thực dụng, vụ lợi, nhiều khi chống đối công khai,
trắng trợn và quyết liệt với các nước không cùng ý thức hệ. Vì thế, dễ gây ra
phản ứng tiêu cực trong dư luận Việt Nam và cả thế giới.
Đảng ta luôn lấy hạnh phúc, ấm
no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu
Thúc đẩy, bảo vệ, bảo đảm quyền con
người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Nếu như Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011),
Đảng Cộng sản Việt Nam đặt “con người là trung tâm của chiến lược phát triển;
đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền
con người với quyền và lợi ích dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân”
thì Đại hội XIII của Đảng xác định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công
cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực
sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân
dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.
Kiên quyết đấu tranh chống các quan
điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc, vu khống, phủ nhận thành tựu về dân chủ,
nhân quyền ở Việt Nam. Chủ động, tích cực nhận diện, phê phán, phản bác, ngăn
chặn từ xa; xử lý công khai, minh bạch bằng pháp luật, trước hết đối với những
kẻ cầm đầu lợi dụng dân chủ, nhân quyền để chống phá chế độ. Kiên quyết làm
thất bại các âm mưu, thủ đoạn sử dụng dân chủ, nhân quyền như một công cụ chống
phá chế độ chính trị - xã hội để góp phần làm sáng tỏ và thực hiện, phát huy
nền dân chủ XHCN ở nước ta trong tình hình mới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét