Thứ Năm, 29 tháng 6, 2023

KHI NÀO ĐẶNG HỮU NAM MỚI HẾT THÙ HẰN DÂN TỘC?

 Linh mục Đặng Hữu Nam là cái tên không quá xa lạ với nhiều người dùng mạng xã hội Việt Nam, nhất là trước năm 2022, khi chưa bị “treo chén” mà đang được tham gia rao giảng tại các nhà thờ Công giáo Giáo phận Vinh do nhiều lần xuyên tạc lịch sử dân tộc, xúc phạm các anh hùng, liệt sỹ, khiến cho hàng ngàn Cựu chiến binh phải bức xúc lên tiếng yêu cầu pháp luật xử lý.

Chính linh mục này cũng là người tổ chức hàng loạt các hoạt động cho giáo dân tuần hành, biểu tình, gây mất an ninh trật tự tại nơi mà đáng lẽ ra y phải thực hiện chức trách chăm sóc phần hồn cho các con chiên, hướng họ đến những điều tốt đẹp là “kính chúa, yêu nước”, chăm lo làm ăn để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Do có quá nhiều vi phạm về giáo lý, giáo luật, khiến đời sống giáo dân khổ cực, Đặng Hữu Nam đã bị huyền chức, cho về Tòa Giám mục để “phục hồi nhân phẩm”, suy nghĩ về hành trình ơn gọi đã qua.

Đáng tiếc là, ông ta vẫn mang một não trạng thù hằn dân tộc sâu sắc, luôn tìm mọi cách để nói xấu đất nước, bôi nhọ giáo hội, chia rẽ đoàn kết lương – giáo của người Việt Nam. Mới đây, khi một số linh mục thuộc Ủy ban đoàn kết Công giáo tỉnh Đồng Nai được UBND tỉnh Đồng Nai khen thưởng trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, Đặng Hữu Nam lại ghen ăn tức ở, bới lông tìm vết, dùng miệng lưỡi không xương để hạ uy tín các linh mục này.

Chưa kết, khi Giáo phận Vinh tổ chức Thánh lễ truyền chức cho 19 tân linh mục, Đặng Hữu Nam lại viết bài xách mé, khiêu khích các vị tân linh mục và bôi nhọ Giáo hội Công giáo Việt Nam.

Nên nhớ, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tiền thân của tổ chức này là Việt Nam Công giáo Cứu quốc Hội, một tổ chức tập hợp tín đồ Công giáo chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trước đây, là thành viên của Mặt trận Việt Minh. Mục tiêu và đường hướng hoạt động của Tổ chức Ủy ban Đoàn kết Công giáo ngày nay là tập hợp các tín đồ Công giáo yêu nước, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Lẽ nào, Đặng Hữu Nam lại không muốn người Công giáo thực hiện mục tiêu đó. Hay trái tim và linh hồn của linh mục này đã bán cho đất nước khác. 

Có lẽ, do khối u tư tưởng cực đoan che khuất lý trí nên Đặng Hữu Nam mãi không nhìn nhận tường minh về mọi vấn đề trong đời sống xã hội và tôn giáo. Luôn tìm mọi cách để gây chia rẽ khối đại đoàn kết tôn giáo của dân tộc, gây hỗn loạn về xã hội và làm suy yếu đất nước Việt Nam, đúng như âm mưu, thủ đoạn của những kẻ ngoại bang đang tìm cách chống phá.

“Kính Chúa, yêu nước" và thực hiện lời dạy của Đức Giáo Hoàng “muốn là người Công giáo tốt, trước hết phải là người công dân tốt” là phương châm hành động của mọi chức sắc và giáo dân chân chính.

Còn với tư tưởng thù hằn cực đoan như Đặng Hữu Nam hiện nay, tin chắc rằng thời gian để linh mục này “tu tâm hướng thiện” còn dài và chưa biết bao giờ mới kết thúc được./.


NGHIỆN TIKTOK: CHỨNG BỆNH THẦN KINH ĐANG LAN RỘNG TRONG GIỚI TRẺ

 Các mạng xã hội vẫn luôn ưu tiên lợi nhuận nên không thể chờ vào sự thay đổi của họ. Thay vào đó, phụ huynh cần dành nhiều thời gian hơn cho con em trong tuổi vị thành niên.

Khác với các mạng xã hội khác, TikTok có thuật toán riêng để hiển thị video cá nhân hóa nhằm giữ chân người dùng càng lâu trên nền tảng của họ. “Trên những ứng dụng khác, nhiều người có thể xem một số video nổi bật giống nhau, nhưng dữ liệu do thuật toán For You đề xuất với mỗi người là duy nhất và phù hợp với riêng cá nhân đó”, TikTok giải thích trên blog.

Thuật toán TikTok hoạt động cụ thể thế nào vẫn còn là điều bí ẩn. Tuy nhiên, hồi tháng 6/2020, TikTok tiết lộ công cụ gợi ý nội dung của họ được phát triển dựa trên ba yếu tố: sự tương tác của người dùng trên ứng dụng (như họ like một đoạn phim hay theo dõi một tài khoản nào đó), các yếu tố trong video mà người dùng xem (như âm thanh, hashtag) và bối cảnh liên quan tới người dùng (như họ có xu hướng chọn ngôn ngữ gì, ở nước nào, loại thiết bị đang sử dụng).

Nhờ cơ chế hiển thị video “gây nghiện”, TikTok trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất năm 2021 trên hai kho ứng dụng App Store và Google Play theo thống kê của Sensor Tower. Tính đến tháng 7/2021, TikTok cũng được tải xuống hơn ba tỷ lần – cột mốc chỉ Facebook đạt được trước đó.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng lo ngại việc chìm đắm trên TikTok có thể gây ra những bất ổn tâm lý ở trẻ em. Một số biểu hiện như: “Ban đầu, người dùng hay chạm đầu ngón tay cái vào ngón trỏ khi gặp câu hỏi khó hoặc bị căng thẳng. dần dần liên tục lặp lại hành động đó trong vô thức, ngay cả khi đang ăn cơm”, một số biểu hiện vô thức như chập môi, nháy mắt hoặc nhếch miệng khi nói chuyện. Những đứa trẻ này đều dành nhiều thời gian xem video trên điện thoại, đặc biệt từ những ứng dụng như TikTok”.

Tiến sĩ Donald Gilbert, chuyên gia thần kinh học tại Trung tâm Y tế Bệnh viện Nhi Cincinnati (Mỹ), cho biết trên WSJ rằng trung bình cứ tám đứa trẻ đến khám tại đây năm ngoái có một mắc chứng rối loạn vận động. Một nửa trong số đó đã phục hồi hoàn toàn sau điều trị, trong đó có cả liệu pháp tránh xa TikTok. Các bác sĩ tin rằng những video TikTok không chỉ liên quan đến hội chứng rối loạn vận động mà còn dẫn đến hội chứng rối loạn ăn uống khi tràn lan các video về chế độ ăn kiêng khắc nghiệt.

Đầu tháng 3, tổng chưởng lý của tám bang ở Mỹ tuyên bố tiến hành cuộc điều tra nhằm vào TikTok, liên quan đến những rủi ro nền tảng này có thể gây ra đối với sức khỏe tâm thần của giới trẻ. “Như nhiều bậc cha mẹ và người yêu trẻ, tôi lo ngại về tác động tiêu cực của mạng xã hội này đối với trẻ em và vị thành niên”, Tổng chưởng lý Vermont TJ Donovan nói.

Đại diện TikTok khẳng định các chính sách của nền tảng luôn lưu tâm đến sức khỏe của người trẻ tuổi, đồng thời cho biết đang tìm cách cung cấp cho người dùng nhiều quyền kiểm soát hơn đối với nội dung họ xem, trong đó có thể chặn nội dung mà họ không muốn.

Theo New York Post, đến nay vẫn chưa có giải pháp nào giải quyết tận cùng vấn đề. Các mạng xã hội vẫn luôn ưu tiên lợi nhuận nên không thể chờ vào sự thay đổi của họ. Thay vào đó, phụ huynh cần dành nhiều thời gian hơn cho con em trong tuổi vị thành niên. Các bác sĩ, giáo sư về thần kinh học cũng khuyên rằng nên giữ cho trẻ tránh xa mạng xã hội trước khi chúng đủ tuổi vị thành niên và có nhận thức đầy đủ về tác hại của các video trên đó.


CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU TRÒ LỪA ĐẢO MỚI XUẤT HIỆN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

 Công an huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk vừa điều tra, bắt giữ một đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với chiêu trò rất mới và tinh vi, lần đầu tiên xuất hiện tại tỉnh Đắk Lắk. Vụ việc sẽ là bải học cảnh giác cho tất cả mọi người.

Ngày 14/5, anh Đỗ Thế Hiển (18 tuổi) trú tại Bình Tân, Tây Sơn, Bình Định trình báo Công an huyện Ea Kar về việc bị kẻ gian chiếm đoạt mất chiếc điện thoại Iphone 13 Promax. Theo đó, ngày 11/5, anh Hiển rao bán chiếc điện thoại này trên trang “Chợ tốt” và để lại số điện thoại cá nhân. Ngày 12/5, có một đối tượng liên hệ với anh Hiển qua Zalo thống nhất mua với giá 19 triệu đồng và nhận hàng qua dịch vụ Giao hàng tiết kiệm thu hộ tiền tại Chi nhánh huyện Ea Kar.

Đến trưa ngày 14/5, nhân viên Giao hàng gọi điện báo nhận hàng nhưng đối tượng từ chối bận. Chiều cùng ngày, đối tượng 2 lần gọi điện cho anh Hiển và giả danh là nhân viên Bưu cục Giao hàng tiết kiệm Ea Kar yêu cầu anh Hiển cung cấp mã OTP để xác nhận các thông tin liên quan về gói hàng. 

Sau khi có mã OTP, đối tượng đã chiếm dụng tài khoản của anh Hiển trong app Giao hàng tiết kiệm. Từ đây, đối tượng đã thay đổi mật khẩu, số điện thoại, thay đổi đơn hàng thu hộ trong hệ thống từ 19 triệu xuống còn 213 nghìn đồng. 

Đến 15 giờ 25 phút cùng ngày, đối tượng đến Bưu cục Giao hàng tiết kiệm Ea Kar đưa hình ảnh mã đơn hàng đã sửa còn 213 nghìn đồng cho nhân viên giao hàng xem. Sau khi kiểm tra trên hệ thống và thấy các thông tin đều trùng khớp nên nhân viên đã giao gói hàng cho đối tượng.

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Dân – Trưởng Công an huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk: “Vụ việc lừa đảo này là rất mới, phương thức, thủ đoạn rất tinh vi. Ngay sau khi tiếp nhận tin báo của bị hại, tôi đã chỉ đạo thành lập 3 tổ công tác khẩn trương vào cuộc điều tra, truy bắt đối tượng”. 

Với quyết tâm đấu tranh tội phạm đến cùng, bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, đến ngày 29/5, Công an huyện Ea Kar phối hợp với Công an TP Buôn Ma Thuột, Công an huyện Cư M’gar và phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Đắk Lắk đã làm rõ, bắt giữ được đối tượng thực hiện vụ lừa đảo trên. Đó là Phan Anh Tuấn (26 tuổi) trú tại phường Tân Tiến, TP Buôn Ma Thuột. 

Tại cơ quan Công an, Tuấn đã khai nhận: “Những thủ đoạn lừa đảo trước đây đã cũ, nhiều người đã biết và cơ quan chức năng liên tục cảnh báo nên em nghĩ sẽ khó lừa được bị hại. Từ đó, em đã nghĩ ra cách lừa này. Và em cũng nghĩ Công an khó mà bắt được em. Thế nhưng, không ngờ hôm nay em đã bị Công an huyện Ea Kar bắt giữ…”

Mở rộng điều tra, Tuấn khai nhận, cũng với thủ đoạn tương tự, đối tượng còn gây ra thêm 6 vụ lừa đảo khác tại các tỉnh Khánh Hoà, Lâm Đồng, Thanh Hoá, Đắk Nông, Đắk Lắk và TP.Hồ Chí Minh, chiếm đoạt tài sản trị giá hàng trăm triệu đồng. Hiện Công an huyện Ea Kar đang tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý Phan Anh Tuấn theo quy định của pháp luật… Vụ việc trên lại thêm một lời cảnh báo để người dân nâng cao cảnh giác, tránh bị sập bẫy của bọn tội phạm lừa đảo./.


ẢNH HƯỞNG VÀ HỆ QUẢ CỦA TIN GIẢ "FAKE NEWS" TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

 Ô nhiễm thông tin đang ảnh hưởng đến khả năng đưa ra quyết định sáng suốt của người dân. Thông tin sai lệch, tin giả và thông tin độc hại cùng với sự gia tăng của ngôn từ kích động thù địch và tuyên truyền, đặc biệt là trên mạng, đang kích động sự chia rẽ xã hội và tạo ra sự ngờ vực đối với các cơ quan công quyền. Ô nhiễm thông tin (thông tin sai lệch) “không phải là nguyên nhân mà là hậu quả của các cuộc khủng hoảng xã hội và sự sụp đổ niềm tin của công chúng vào các thể chế” .

Tin giả xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng xã hội, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và xã hội.

Mặc dù vấn đề "tin giả" hiện đang là một chủ đề nóng, nhưng nó đã là một vấn đề của thế giới kinh doanh trong một thời gian dài. Một tin xấu có thể khiến giá cổ phiếu lao dốc, hủy hoại danh tiếng của doanh nghiệp hoặc gây ra những kỳ vọng vô lý của khách hàng. Các doanh nghiệp “phi đạo đức” cũng có thể tạo ra tin tức hoặc đánh giá giả mạo để nâng cao vị thế hoặc lợi nhuận của chính họ. Vào tháng 9/2008, một bài báo đưa lại tin về vụ phá sản của công ty mẹ United Airlines cách đó 6 năm (năm 2002) đã khiến người đọc nhầm lẫn là đang tiếp cận một hồ sơ phá sản mới của Công ty. Tin tức này đã khiến giá cổ phiếu của công ty giảm tới 76% chỉ trong vài phút, trước khi NASDAQ tạm dừng giao dịch. Sau khi “tin tức” được xác định là sai, giá cổ phiếu đã tăng trở lại, nhưng vẫn kết thúc ngày ở mức thấp hơn 11,2% so với giá đóng cửa trước đó. Trong một số trường hợp, tin giả được cố tình tạo ra để tác động đến giá cổ phiếu, điều này làm thay đổi bản chất của môi trường giao dịch kinh tế. Mặc dù có báo cáo rằng các hành vi gian lận đã trở nên rõ ràng trước khi kết thúc các phiên giao dịch tương ứng, nhưng trong nhiều trường hợp, giá cổ phiếu kết thúc ngày vẫn di chuyển theo hướng mà thông tin sai lệch đưa ra.

Tác động của “tin giả” đối với nền kinh tế toàn cầu ở mức độ có thể gây thiệt hại về người và khiến hoạt động kinh doanh lao dốc, trừ khi hoạt động kinh doanh dựa trên hoạt động khai thác dữ liệu và được cung cấp bởi các hoạt động cung cấp thông tin độc hại. Ví dụ nổi bật và gần đây nhất về việc “tin giả” phải trả giá bằng mạng sống là đại dịch COVID-19 dường như không bao giờ kết thúc vào thời điểm này. Thuật ngữ dịch bệnh bắt đầu trở thành xu hướng khi thế giới phải vật lộn để đối phó với một loại vi-rút đã tàn phá và thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sử dụng để tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình.

Tại Việt Nam, các đối tượng thường tung tin giả trên nền tảng mạng xã hội để lừa đảo các dự án về bất động sản, tăng lượng tương tác để bán hàng, hay với mục đích kinh doanh không lành mạnh, triệt tiêu đối thủ. Chẳng hạn như, các tin giả về nước mắm truyền thống; "ăn nhiều bưởi làm tăng nguy cơ ung thư vú”,… là thông tin không đúng sự thật, gây thiệt hại lớn về vật chất cho những người dân sản xuất nước mắm theo phương thức truyền thống và nông dân trồng bưởi trong cả nước.

Theo một số chuyên gia kinh tế, hậu quả của việc tung tin sai lệch không chỉ gây thiệt hại về tài chính, hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp mà còn gây ra khủng hoảng niềm tin của nhà đầu tư, dễ tạo nên "hiệu ứng domino" lan sang nhiều lĩnh vực từ bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm... Những tin giả này gây hậu quả rất nhanh chóng, ảnh hưởng ngay đến cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, đến uy tín, đến các đối tác, hoạt động, thậm chí có thể làm doanh nghiệp sụp đổ.

Trong những năm gần đây, việc lan truyền thông tin sai lệch trên các nền tảng mạng xã hội đã khiến dư luận lo ngại, không chỉ vì thông tin sai lệch dễ khiến người dân hoang mang, đưa ra quyết định sai lầm, gây thiệt hại về kinh tế, vật chất mà còn vì thông tin sai lệch có thể gây tổn hại thêm cho sức khỏe thể chất và tinh thần của cộng đồng. Đồng thời, thông tin sai lệch không được kiểm soát sẽ dẫn đến rối loạn xã hội và lan truyền những cảm xúc tiêu cực, cuối cùng gây ra tác động rất lớn cho xã hội.

Trong đợt bùng phát dịch COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới đã coi việc chống lại “đại dịch thông tin” là một phần quan trọng trong công việc của mình. Với ảnh hưởng của mạng xã hội, “cơn dịch thông tin” đã mở rộng phạm vi và làm gia tăng mối đe dọa do thông tin sai lệch gây ra. Chẳng hạn, khi đối mặt với thông tin sai lệch, tương lai bấp bênh và không được tiếp cận thông tin sẽ làm gia tăng áp lực tâm lý của công chúng, khiến công chúng lo lắng, hoang mang. Lúc này, dưới tác động của tin đồn và thông tin sai lệch, khuếch đại sự hoang mang của quần chúng, gây ra khủng hoảng xã hội tập thể, thậm chí dẫn đến nhiều bi kịch xã hội.

Mặt khác, bị ảnh hưởng bởi sự tương tác và kết hợp giữa lượng lớn thông tin thật và thông tin sai lệch trên các nền tảng truyền thông xã hội, công chúng thường dễ bị dao động và có xu hướng bày tỏ quan điểm và cảm xúc của họ trên các nền tảng truyền thông xã hội và nhận được những phản hồi khác nhau tùy thuộc vào từng loại diễn tiến và nội dung của các sự kiện.

Việc tung tin giả cũng có thể là hành vi cố ý hủy hoại danh tiếng của một cá nhân. Những kẻ tung tin giả nhắm vào cuộc sống riêng tư, hành vi, giá trị và danh tính của nạn nhân. Các chi tiết tiểu sử bị thay đổi hoặc bịa đặt. Các tính năng thân mật được công khai, thành tích hay các ý định tốt bị nghi ngờ[3]. Mục tiêu là tấn công vị thế đạo đức của cá nhân trong mắt công chúng và kích động phản ứng cảm xúc tiêu cực đối với mục tiêu. Cuối cùng, đó là về việc định hình tâm trí và trái tim để công chúng có xu hướng làm theo những gì được cung cấp hoặc đề xuất bởi người phát tán tin giả. Đây là một mối đe dọa đối với các giá trị và chuẩn mực.

Đối với xã hội, theo kết quả nghiên cứu của Femi Olan và cộng sự (2022) cho thấy sự chia rẽ các giá trị xã hội do tin giả. Nghiên cứu này cung cấp một góc nhìn mới về việc tin giả đang làm tan rã xã hội. Tác động của tin giả xuyên suốt xã hội, ví dụ, sự lan rộng của tin giả đối với truyền thông xã hội quyết định cách chính phủ, tổ chức và người dân phản ứng với các sự kiện trong xã hội. Phần lớn tin giả được nhắm mục tiêu đến một nhóm dân cư cụ thể với mục đích thúc đẩy một ý thức hệ nhất định bằng cách kích thích niềm tin mạnh mẽ và xã hội phân cực. Do đó nhà nước cần phải kiểm soát để hạn chế sự bất hòa và bạo lực của các nhóm hoặc cá nhân trong xã hội do tin giả gây nên.

Tin giả có chủ ý và có thể thao túng nhận thức của mọi người, từ đó trở thành một phương pháp khuấy động và tăng cường xung đột xã hội. Chẳng hạn, những câu chuyện sai sự thật và cố tình đánh lạc hướng người đọc đã khiến người dân Mỹ ngày càng mất lòng tin. Trong một số trường hợp, sự không tin tưởng này dẫn đến hành vi thô lỗ, phản đối các sự kiện tưởng tượng hoặc bạo lực. Theo phân tích của Oberiri Destiny Apuke và cộng sự (2020) cho thấy việc chia sẻ tin giả ở Nigeria đã gây ra nhiều cái chết, leo thang xung đột, thù địch chính trị và hoảng loạn xã hội.

Tóm lại, trong xã hội thông tin hiện nay, vấn nạn tin giả gây ra nhiều nhức nhối đối với các cá nhân và xã hội. Tin giả có thể thao túng các cá nhân về thể chất và tinh thần, thậm chí do vô tình hay hữu ý, có thể tước đoạt mạng sống cá nhân, đẩy họ vào bi kịch không lối thoát. Ở mức độ rộng hơn, tin giả, nếu không được kiểm soát tốt có thể gây các hậu quả khó đo đếm được về chính trị, kinh tế và nhiều mặt đời sống xã hội. Với vai trò quản lý nhà nước, các cơ quan có trách nhiệm đang cố gắng xây dựng một xã hội với thông tin lành mạnh, hạn chế các thông tin tiêu cực, có mục đích xấu thông qua các công cụ kỹ thuật, chế tài và nâng cao sự hiểu biết trong tiếp nhận, chia sẻ thông tin của người dân, xây dựng nền văn hóa bao dung, thấu hiểu và chia sẻ.


PHẨM CHẤT “BỘ ĐỘI CỤ HỒ” LÀ VŨ KHÍ SẮC BÉN ĐÁNH BẠI ÂM MƯU “PHI CHÍNH TRỊ HÓA” QUÂN ĐỘI

 Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong đấu tranh, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” quân đội của các thế lực thù địch là chủ đề lớn, hàm chứa những nội dung cơ bản, rất quan trọng và sâu sắc của công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam; đặc biệt có ý nghĩa trong xây dựng Quân đội ta vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu; xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, là một trong những giải pháp hữu hiệu để tôn vinh, tỏa sáng phẩm giá, nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ “ thời kỳ mới. Đó là lời giải thích sâu sắc nhất vì sao các thế lực thù địch lại cố tình đòi “Phi chính trị hóa” Quân đội ta.

1. “Phi chính trị hóa” quân đội là âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch trong chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng; chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ XHCN và Quân đội ta. Bản chất, âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội về cơ bản không mới nhưng tính chất nguy hiểm và tác hại do nó gây ra là rất lớn, không thể xem thường. Đây là hệ quả tất yếu từ sự tác động của một chuỗi âm mưu, hoạt động giữa “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đến “phi đảng hóa” các tổ chức chính trị - xã hội và “dân sự hóa” các lực lượng vũ trang do các thế lực thù địch chủ mưu. 

Vì vậy, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong đấu tranh, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc “còn Đảng còn mình” của người quân nhân cách mạng, vì nó liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ, lợi ích quốc gia - dân tộc; uy tín, vị thế, danh dự và hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị đối với công tác quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. 

Đây cũng là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ hàng đầu của công tác tham mưu về giáo dục chính trị, tư tưởng; học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện thắng lợi Cuộc vận động phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới; góp phần đưa Nghị quyết số 847/NQ-QUTW ngày 28-12-2021 của Quân ủy Trung ương về “Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới” vào cuộc sống.

Vì sao cán bộ, chiến sĩ toàn quân phải phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết đấu tranh, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lục thù địch để bảo vệ Đảng, Nhà nước, ahân dân và Quân đội ta? Đây là câu hỏi cần có sự giải đáp sâu sắc từ giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa “xây” và “chống”; giữa phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” với kiên quyết đấu tranh, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trong các nhiệm vụ; xây dựng Đảng bộ Quân đội gương mẫu, tiêu biểu, mẫu mực. Kết quả thực hiện nhiệm vụ này được quy định bởi chất lượng, hiệu quả phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới.

2. Bác Hồ và hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ” có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa, chính trị - tinh thần của Quân đội ta. Bác Hồ là lãnh tụ tinh thần, niềm tin yêu, biểu tượng dẫn dắt quân và dân ta đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. 

Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác là một cấu phần hết sức quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta, là hồn cốt văn hóa quân sự thời đại Hồ Chí Minh, được hun đúc, kết tinh, hình thành nhân cách người quân nhân cách mạng trong mỗi người lính mang tên Bác kính yêu. Đó là cái “gốc”, nền móng tạo nên sức mạnh nội sinh vô cùng mạnh mẽ để Quân đội ta bách chiến, bách thắng. “Bộ đội Cụ Hồ” là danh hiệu cao quý, thiêng liêng, một báu vật mà nhân dân dành riêng khen tặng Quân đội ta, không quân đội nào trên thế giới có được niềm vinh dự, tự hào, sự kiêu hãnh được mang tên lãnh tụ kính yêu như Quân đội ta.

Trong tâm thức, trái tim “Bộ đội Cụ Hồ” và nhân dân ta, Bác là người Việt Nam đẹp nhất, là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Quân đội ta mang tên Bác, đương nhiên phải là một Quân đội được kết tinh bởi những phẩm chất tốt đẹp nhất: “Bộ đội Cụ Hồ” - hệ thống tiêu chí, chuẩn mực giá trị về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách của người quân nhân cách mạng; trọn đời vì nước, vì dân; mang trong mình những đặc trưng bản chất, được kết tinh, cô đọng, sâu sắc trong lời khen của Bác: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân; sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. 

Trải qua gần 80 năm xây dựng, chiến đấu, phát triển và trưởng thành, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” luôn được bồi đắp, phát huy và tỏa sáng trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó; xứng đáng là công cụ bạo lực sắc bén; lực lượng chính trị trị cậy, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Chính điều đó đã làm cho các thế lực thù địch lo sợ, chúng hiểu rằng, chừng nào ở nước ta, còn có Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh thì chừng đó, âm mưu, thủ đoạn chống phá của chúng cũng như điều mong muốn, sự kỳ vọng của chúng sẽ không bao giờ thực hiện được. Vì vậy, muốn chống phá; bảo vệ sự an nguy, tồn vong của chúng; không có cách nào khác là phải xóa bỏ vị trí, vai trò, sức mạnh to lớn của Quân đội ta; tước bỏ công cụ bạo lực sắc bén; lực lượng chính trị tin cậy, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Một trong nhưng chiêu thức vô cùng nguy hiểm được chúng tấn công trực diện là hạ bệ “thần tượng” Hồ Chí Minh, bôi đen hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, thực hiện âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” Quân đội ta, tách Quân đội ta ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, xa lìa nhân dân. 

3. Muốn vậy, cái đích hướng đến đầu tiên của chúng là xóa bỏ hình ảnh mang tính biểu tượng, kết tinh cao đẹp nhất là hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, làm cho hình tượng về Người mất đi tính chất thiêng liêng, sự trân trọng, giá trị kiểu mẫu; theo đó, tình cảm, niềm tin của nhân dân cũng không còn đối với Quân đội mang tên Bác và đi liền với đó, là sự hạ bệ, làm mất uy tín, vị thế, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; làm mất chỗ dựa của Đảng là Quân đội, chia rẽ Quân đội với Công an, Quân đội với nhân dân. Với chiêu thức này chúng muốn thực hiện mục tiêu kép: làm suy yếu bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của Quân đội; dọn đường cho âm mưu bạo loạn lật đổ, “cách mạng màu”, thực hiện “diễn biến hòa bình”; thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta. Điều đó chỉ có thể diễn ra khi chúng thực hiện thành công âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội; xuyên tạc, bôi đen phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”.

Sự thâm thù, âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, bôi đen hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” gắn liền với âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội là hệ lụy hết sức tinh vi, xảo quyệt và độc ác. Bởi thế, các thế lực thù địch đã chĩa nòng súng, tấn công vào địa hạt kiên cố, vững chắc nhất của chế độ ta; chỗ dựa tin cậy nhất của Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa: là Quân đội nhân dân Việt Nam. Điều đó không chỉ cho thấy tính chất nguy hiểm, tác hại to lớn của việc công khai trắng trợn phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng mà còn xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội, ép Quân đội ta chỉ “tuân theo pháp luật”, chỉ phục vụ Tổ quốc, không phục vụ Đảng mà thực chất là muốn chúng ta “buông súng”, lặp lại “vết xe đổ” của quân đội Liên Xô và quân đội các nước Đông Âu do đã mắc mưu “phi chính trị hóa”, cho nên, dù quân hùng tướng mạnh, đầy đủ vũ khí tối tân, hiện đại nhưng không thể bảo vệ Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa; dẫn đến thảm cảnh “nồi da xáo thịt”, nhân dân các nước cộng hòa vốn từng là anh em trong đại gia đình Xô viết đã quay lưng lại với nhau, chĩa súng bắn vào nhau. 

Đằng sau chiêu trò xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các đồng chí lão thành cách mạng, các bậc tiền bối mà còn xuyên tạc, hạ thấp uy tín, vị thế, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị; các tướng lĩnh Quân đội ta. Để thực hiện âm mưu, thủ đoạn này, chúng đã và đang cố tình xuyên tạc, hạ thấp vai trò của Quân đội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, mà còn bôi nhọ, chia rẽ mối quan hệ máu thịt giữa Quân đội và nhân dân; giữa Quân đội với Công an. Cùng với đó, là lợi dụng một số vụ việc vi phạm pháp luật, kỷ luật trong quân đội để thổi phồng khuyết điểm, làm suy giảm niềm tin, tình cảm của nhân dân đối với Quân đội; bôi đen hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”. 

Chúng ta ý thức sâu sắc sự cần thiết phải đấu tranh, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội là xuất phát từ bài học kinh nghiệm về xây dựng quân đội trên thế giới kể từ khi chủ nghĩa xã hội hiện thực sụ đổ ở Liên Xô, Đông Âu từ những năm 90 của thế kỷ XX; cuộc xung đột quân sự Nga - Ucraina và sự nổi loạn của tập đoàn quân sự đánh thuê của Waner đối với Quân đội Nga hiện nay. Đó là bài học đắt giá, phải trả bằng xương máu, sự hy sinh của những người lính và dân thường, từ sự sụp đổ chế độ XHCN theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và Đông Âu; sự bao vây, chống phá của phương Tây. Đó là ví dụ sinh động để cán bộ, chiến sĩ nhìn nhận, cảnh giác, kiên quyết không cho phép âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” dọn đường cho “phi chính trị hóa” Quân đội ta. 

4. Vì vậy, trong bất luận điều kiện, hoàn cảnh nào, mỗi cán bộ, chiến sĩ đều phải giữ gìn hình ảnh, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”; gương mẫu đi đầu trong thực hiện Cuộc vận động phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới, làm tốt việc gia tăng giá trị, ý nghĩa phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong điều kiện mới. Thường xuyên nêu cao cảnh giác, chủ động đấu tranh, ngăn chặn những hành vi sai trái, làm tổn hại đến giá trị thiêng liêng, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”. Đây là phương cách tốt nhất để “miễn nhiễm” trước âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội; là điều kiện cần thiết để phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. “Dù ai nói ngả nói nghiêng/Toàn quân vẫn vững như kiềng ba chân/Dù ai rào dậu, ngăn sân/Chúng ta vẫn mãi là quân Cụ Hồ”./.


GIÁ TRỊ NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ 27/7

 Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước CHXHCN Việt Nam) ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Với tinh thần “.... thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến quyết liệt chống thực dân Pháp, nhiều đồng bào, chiến sỹ đã ngã xuống, hy sinh một phần xương máu trên các chiến trường. Với truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu cho các chiến sĩ và đồng bào đã vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà bị thương hoặc hy sinh.

Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ bị nạn ra đời ở Thuận Hóa (Bình Trị Thiên), rồi đến Hà Nội và một số địa phương khác... Sau đó ít lâu được đổi thành Hội giúp binh sĩ bị thương. Ở Trung ương có Tổng Hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự của Tổng Hội. Ngày 28-5-1946, Hội giúp binh sĩ bị nạn tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội để kêu gọi mọi người gia nhập Hội và hăng hái giúp đỡ các chiến sỹ bị thương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự. 

Ngày 17-11-1946, cũng tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Liên Hiệp Quốc dân Việt Nam đã tổ chức lễ xung phong “Mùa đông binh sỹ”, mở đầu cuộc vận động “Mùa đông binh sỹ” trong cả nước để giúp chiến sỹ trong mùa đông giá rét. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự buổi lễ và Người đã cởi chiếc áo đang mặc để tặng binh sỹ.

Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngày 19-12-1946, theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đã nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên, đời sống của chiến sỹ, nhất là những chiến sỹ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Ngày 16-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký Sắc lệnh số 20/SL, quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sỹ đối với cuộc kháng chiến và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đến thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ.

Tháng 6-1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên Cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin Tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sỹ và thực hiện Chỉ thị của Hồ Chủ Tịch chọn một ngày nào đó làm ngày Thương binh Liệt sỹ. Tại cuộc họp này các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27 tháng 7 là ngày “Thương binh toàn quốc”. Từ đó hàng năm cứ vào dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều gửi thư, quà thăm hỏi, động viên, nhắc nhở mọi người phải biết ơn và hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sỹ. 

Từ tháng 7 năm 1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8-7-1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27 tháng 7 hằng năm chính thức trở thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” của cả nước.

Mỗi năm cứ đến “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” nhất là vào dịp kỷ niệm năm tròn, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta lại tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đầy tình nghĩa chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng.

Ngày Thương binh Liệt sỹ có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc, đó là: Truyền thống “hiếu nghĩa bác ái”, lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những người đã hi sinh, cống hiến vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; qua đó phát huy tinh thần yêu nước, củng cố và bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Tôn vinh các anh hùng, liệt sỹ, thương binh và người có công; khẳng định sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá. Việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công là vinh dự, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và mai sau.

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trân trọng đánh giá cao những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sỹ đối với Tổ quốc; đồng thời cũng luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ cách mạng đối với thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng.


PHẨM CHẤT “BỘ ĐỘI CỤ HỒ” LÀ VŨ KHÍ SẮC BÉN ĐÁNH BẠI ÂM MƯU “PHI CHÍNH TRỊ HÓA” QUÂN ĐỘI

 Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong đấu tranh, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” quân đội của các thế lực thù địch là chủ đề lớn, hàm chứa những nội dung cơ bản, rất quan trọng và sâu sắc của công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam; đặc biệt có ý nghĩa trong xây dựng Quân đội ta vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu; xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, là một trong những giải pháp hữu hiệu để tôn vinh, tỏa sáng phẩm giá, nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ “ thời kỳ mới. Đó là lời giải thích sâu sắc nhất vì sao các thế lực thù địch lại cố tình đòi “Phi chính trị hóa” Quân đội ta.

“Phi chính trị hóa” quân đội là âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch trong chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng; chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ XHCN và Quân đội ta. Bản chất, âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội về cơ bản không mới nhưng tính chất nguy hiểm và tác hại do nó gây ra là rất lớn, không thể xem thường. Đây là hệ quả tất yếu từ sự tác động của một chuỗi âm mưu, hoạt động giữa “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đến “phi đảng hóa” các tổ chức chính trị - xã hội và “dân sự hóa” các lực lượng vũ trang do các thế lực thù địch chủ mưu. 

Vì vậy, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong đấu tranh, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc “còn Đảng còn mình” của người quân nhân cách mạng, vì nó liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ, lợi ích quốc gia - dân tộc; uy tín, vị thế, danh dự và hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị đối với công tác quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. 

Đây cũng là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ hàng đầu của công tác tham mưu về giáo dục chính trị, tư tưởng; học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện thắng lợi Cuộc vận động phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới; góp phần đưa Nghị quyết số 847/NQ-QUTW, ngày 28/12/2021 của Quân ủy Trung ương về “Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới” vào cuộc sống. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác là một cấu phần hết sức quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta, là hồn cốt văn hóa quân sự thời đại Hồ Chí Minh, được hun đúc, kết tinh, hình thành nhân cách người quân nhân cách mạng trong mỗi người lính mang tên Bác kính yêu. Đó là cái “gốc”, nền móng tạo nên sức mạnh nội sinh vô cùng mạnh mẽ để Quân đội ta bách chiến, bách thắng. “Bộ đội Cụ Hồ” là danh hiệu cao quý, thiêng liêng, một báu vật mà nhân dân dành riêng khen tặng Quân đội ta, không quân đội nào trên thế giới có được niềm vinh dự, tự hào, sự kiêu hãnh được mang tên lãnh tụ kính yêu như Quân đội ta.

Trải qua gần 80 năm xây dựng, chiến đấu, phát triển và trưởng thành, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” luôn được bồi đắp, phát huy và tỏa sáng trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó; xứng đáng là công cụ bạo lực sắc bén; lực lượng chính trị trị cậy, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Chính vì vậy, trong bất luận điều kiện, hoàn cảnh nào, mỗi cán bộ, chiến sĩ đều phải giữ gìn hình ảnh, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”; gương mẫu đi đầu trong thực hiện Cuộc vận động phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới, làm tốt việc gia tăng giá trị, ý nghĩa phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong điều kiện mới. Thường xuyên nêu cao cảnh giác, chủ động đấu tranh, ngăn chặn những hành vi sai trái, làm tổn hại đến giá trị thiêng liêng, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”. Đây là phương cách tốt nhất để “miễn nhiễm” trước âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội; là điều kiện cần thiết để phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó./.


VIỆT NAM KHÔNG CẦN “CHỌN BÊN” ĐỂ BẢO VỆ TỔ QUỐC

 Ngày 27/6/2023 trên trang Blog Việt Nam Thời Báo, đối tượng Nguyễn Nam tán phát bài “Những quân cờ sắp đặt”, nội dung xuyên tác sự kiện tàu sân bay Mỹ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, chuyến tham của Thủ tướng Phạm Minh CHính tại Trung Quốc và đường lối đối ngoại chính sách quốc phòng của Việt Nam, đưa ra “dự báo” về tình hình Biển Đông gây hoang mang dư luận, kêu gọi Việt Nam cần “chọn bên” để bảo vệ Tổ quốc.

Một lần nữa có thể khẳng định rằng đây là những luận điệu không mới nhằm gây nghi ngờ, đánh lạc hướng dư luận, phủ nhận đường lối đối ngoại và chính sách quốc phòng của Đảng và Nhà nước ta. Cả lịch sử Việt Nam và lịch sử Thế giới cũng như thực tiễn tình hình thế giới trong những năm qua đều cho thấy không thể có độc lập, tự chủ thực sự khi các quốc gia tham gia vào các liên minh quân sự hoặc theo chân nước này chống lại các nước khác. Các nước lớn hiện nay đều vì lợi ích của mình để lôi kéo, mua chuộc, ép buộc các nước khác nhất là các nước nhỏ, họ không bao giờ vì các nước khác mà hi sinh lợi ích của mình, cũng không có chuyện họ chìa chiếc ô bảo hộ ra một cách miễn phí. 

Việt Nam nằm ở trong khu vự có vị trí chiến lược quan trọng nên càng phải thấu hiểu vấn đề trên, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn, chỉ có duy trì đường lối đối ngoại hòa bình, trung lập, không chọn bên ta mới có điều kiện giữ vững hòa bình, ổn định, ta không trở thành “chiến trường” hay nơi giả quyết mâu thuẫn của các nước lớn.

Việt Nam không chủ động gây chiến, không có tham vọng lãnh thổ của các nước khác. Nếu chiến tranh xảy ra đối với Việt Nam thì đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc, chúng ta có đủ tiềm lực và sức mạnh để đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược. Việc kêu gọi Việt “chọn bên” để bảo vệ Tổ quốc nếu không phải là một sự “ngây thơ” về chính trị thì đó chính là sự bạc nhược về tư tưởng cần hết sức tỉnh táo để nhận diện và phòng tránh.


Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023

ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

 Trong những năm gần đây, các thế lực thù địch vẫn ngày càng chống phá quyết liệt và sử dụng những thủ đoạn hết sức tinh vi, gây ra những hậu quả nhất định cho ta, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng thẳng thắn đánh giá: “Công tác đấu tranh phản bác, ngăn chặn các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch có lúc, có nơi còn bị động, thiếu sắc bén, tính chiến đấu chưa cao; công tác nắm bắt dư luận trước những sự kiện, tình huống bất ngờ còn chưa kịp thời”. Do đó, từ việc nhận diện những luận điệu sai trái, xuyên tạc về công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta của các thế lực thù địch, cần phải đi đôi với việc kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, phải: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”

Tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh”, “giặc nội xâm”, là “nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, của chế độ”, trở ngại lớn đối với sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước; gây mất niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Nhận thức được điều đó, Đảng ta luôn nhấn mạnh rằng công tác phòng, chống tham nhũng trong bất cứ thời đại nào cũng mang mục đích đảm bảo sự tồn vong của chế độ, giữ ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với giai cấp cầm quyền.

Công tác phòng, chống tham nhũng là một công tác thường xuyên, lâu dài, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để đảm bảo hiệu quả của công tác này. Thời gian vừa qua, với công cuộc “đốt lò” ấn tượng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, với những ý đồ thâm độc của các thế lực thù địch từ trước đến nay vẫn luôn muốn chống phá đất nước ta nhằm hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, chúng ra sức tuyên truyền, xuyên tạc về công tác phòng, chống tham nhũng của ta. Đứng trước những quan điểm sai trái, thù địch đó, chúng ta cần phải tỉnh táo, nhìn nhận một cách khách quan và đưa ra những luận cứ xác đáng để đấu tranh, phản bác lại chúng. 

Việc chống tham nhũng là một công tác vô cùng quan trọng để đảm bảo sự trong sạch, công bằng và phát triển bền vững của đất nước. Việc xử lý nghiêm các cán bộ, đảng viên có dính líu đến các vụ án tham nhũng không chỉ là để trừng phạt hành vi sai trái của họ, mà còn là để đánh giá, cải cách hệ thống chính trị, giúp cho Chính phủ hoạt động tốt hơn, cải thiện hành vi của người quản lý và bảo vệ quyền lợi của người dân. Việc chống tham nhũng không phải là một cuộc “đàn áp”, mà là một nỗ lực chung của toàn xã hội nhằm bảo vệ tài sản công và đảm bảo sự công khai, minh bạch của các tổ chức, cá nhân. Những luận điệu như “Làm nhiều, sai nhiều. Làm ít, sai ít. Không làm, không sai” chỉ thể hiện sự tiêu cực và thiếu trách nhiệm của những người đang sử dụng chúng. Chúng ta đang thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng một cách nghiêm túc, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc công bằng, minh bạch và đầy đủ trách nhiệm để khuyến khích sự cống hiến của các cán bộ, đảng viên. Theo đó, chúng ta không thể để các thế lực thù địch đưa ra các luận điệu để hướng lái nới lỏng công tác phòng, chống tham nhũng. Cần phải duy trì một sự nghiêm khắc trong việc chống tham nhũng và đảm bảo các cán bộ, đảng viên có trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, cần tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của công tác này, giúp họ hiểu được tác động tích cực của việc phòng, chống tham nhũng đến cuộc sống và phát triển của đất nước.

Có thể thấy, đất nước ta vẫn đang trong tiến trình hội nhập và phát triển, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của Đảng, các thế lực thù địch vẫn sẽ luôn “bấu víu” vào công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng ta để đưa ra các luận điệu “mị dân”, phủ nhận những thành quả mà ta đã đạt được trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. Vì vậy, việc đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng vẫn sẽ luôn là công tác thường xuyên, liên tục của Đảng để từ đó tiến tới xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là đảng cầm quyền.


MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẤU TRANH TRÊN MẶT TRẬN TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN, LÀM THẤT BẠI CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRONG TÌNH HÌNH MỚI

 Với chiến lược “Diễn biến hòa bình”, kẻ địch sử dụng nhiều hình thức và thủ đoạn chống phá ta trên tất cả các lĩnh vực. Trên mặt trận tư tưởng, lý luận chúng tập trung đánh phá nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối chính trị, mục đích, lý tưởng của Đảng; nguyên tắc tập trung dân chủ… Đặc biệt, chúng gia tăng các hoạt động chống phá khi chúng ta tiến hành rất thành công công cuộc phòng, chống tham nhũng hiện nay.

Thời gian qua, các thế lực thù địch với nhiều thủ đoạn mới tiếp tục đẩy mạnh “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân dao động, giảm sút lòng tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Những kẻ cơ hội chính trị đã phụ họa với các thế lực thù địch ra sức chống phá Đảng và Nhà nước ta. Họ xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, phủ nhận vai trò và đường lối lãnh đạo của Đảng, định hướng xã hội chủ nghĩa, xuyên tạc lịch sử…

Hiện nay, chúng càng ráo riết hoạt động, viết và phát tán các tài liệu có nội dung xấu để kích động, bịa đặt nhằm bôi đen chế độ, nói xấu Đảng và một số đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước ta. Trước tình hình đó, đặt ra cho chúng ta luôn phải tích cực, chủ động tiến công trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục, tuyên truyền, thông tin, văn hóa, các hoạt động khoa học… theo những định hướng giá trị của chủ nghĩa xã hội; nhạy bén bám sát thực tiễn và giải quyết kịp thời những vấn đề mới nảy sinh.

Để góp phần vào cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong tình hình hiện nay cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản, lâu dài và cấp bách sau đây:

Một là, đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm cho những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thâm nhập sâu sắc vào cuộc sống, chuyển hóa thành thế giới quan, phương pháp tư duy khoa học trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trở thành những yếu tố chỉ đạo mục tiêu, lý tưởng chính trị, hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội. Định hướng, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, thái độ chính trị của mỗi người. Trên cơ sở đó, hình thành và phát triển ở mỗi người cũng như toàn xã hội trạng thái chính trị- tinh thần vững mạnh, có sức “đề kháng” cao để vô hiệu hóa mọi thủ đoạn công kích, phá hoại của kẻ thù trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận.

Giải đáp những vấn đề băn khoăn trong nhận thức, tư tưởng và dư luận, những hoài nghi về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Qua đó, khẳng định tính đúng đắn của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, xây dựng cách nhìn, quan điểm đúng đắn, tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành động trong toàn Đảng và quần chúng nhân dân. Tập trung giáo dục mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giáo dục lòng tự tôn dân tộc, nêu cao chủ nghĩa yêu nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Để thực hiện tốt giải pháp này, chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục; nội dung cần thiết thực, cụ thể gắn với từng đối tượng. Cụ thể hóa những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

Hai là, chủ động, kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, kịp thời phát hiện các hoạt động và mức độ tác động của các luận điệu xuyên tạc, lừa bịp, mị dân của các phần tử cơ hội chính trị và các thế lực thù địch, từ đó có phương sách đối phó và chủ trương xử lý một cách hiệu quả. Phải uốn nắn những quan điểm sai trái, lệch lạc, nhận thức mơ hồ, dao động về tư tưởng, đấu tranh chống những biểu hiện cơ hội, hữu khuynh và giáo điều, bảo thủ. Bởi vì, các thế lực thù địch rất chú ý lợi dụng những quan điểm sai lầm, lệch lạc, những nhận thức mơ hồ, sự dao động về lý tưởng, niềm tin trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân để đẩy mạnh “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận.

Thực tiễn, từ hơn một năm trước đây, bằng việc đưa ra những bình luận, đánh giá thiếu trung thực, phiến diện, khi chúng ta chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ XIII và tiến hành bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, chúng xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với công tác Đại hội và công tác bầu cử. Thực hiện những chiêu trò “tự ứng cử” để gây rối, phá hoại cuộc bầu cử. Đồng thời, chúng còn ra sức xuyên tạc công tác tổ chức bầu cử, đưa ra những kiến nghị vô căn cứ… Do đó, chúng ta cần phân loại, định hướng thông tin để chủ động, kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm sai trái đó.

Để thực hiện tốt vấn đề này, chúng ta cần nhận diện chính xác, cụ thể những quan điểm sai trái, thù địch, cần “phân cấp” những quan điểm sai trái theo từng cấp độ dể chủ động phòng, chống và xử lý có hiệu quả. Từ đó xây dựng niềm tin, chống quan điểm mơ hồ, dao động trong mọi tầng lớp nhân dân.

Ba là, tăng cường thông tin xuống cơ sở, nâng cao dân trí, phát huy dân chủ; đồng thời, chống âm mưu, thủ đoạn làm “nhiễu thông tin” của các thế lực thù địch. Trong tình hình hiện nay, việc định hướng thông tin, làm cho quần chúng có những hiểu biết sâu sắc, toàn diện về bản chất không hề thay đổi của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, về tính chất gay go, quyết liệt, phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự chủ dân tộc trong bối cảnh mới là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng. Làm cho mọi cán bộ, đảng viên, nhân dân không mơ hồ, ảo tưởng, mất cảnh giác, nhạy bén phát hiện âm mưu, thủ đoạn mới của các thế lực thù địch. Tránh “đói” thông tin, nhất là đối với miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; khi đã “đói” thông tin thì dân trí sẽ thấp và quần chúng rất dễ bị hoang mang bởi những thông tin lệch lạc. Hoặc tình trạng “lạm phát” thông tin và thông tin “thiếu định hướng” thì rất nguy hiểm, quần chúng sẽ không biết thông tin nào đúng, thông tin nào sai và phải tin theo nguồn tin nào. Nhất là trong giai đoạn bùng nổ cuộc Cách mạng 4.0 hiện nay. Điều đó rất dễ bị địch lợi dụng để xuyên tạc, bóp méo thông tin, lôi kéo, mua chuộc quần chúng. Phải ngăn chặn bằng được những “kênh” mà thông qua đó, các quan điểm sai trái thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận tác động vào như: mạng xã hội; từ các diễn đàn chính trị quốc tế và từ một số kẻ cơ hội chính trị trong và ngoài nước; từ nguồn sách, báo, tạp chí, phim ảnh không chính thống, hay lợi dụng vấn đề tôn giáo, vấn đề dân tộc để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân hoặc thúc đẩy xu hướng ly khai…

Để làm tốt giải pháp này, trước hết chúng ta cần đi sâu sát đến cơ sở, nắm bắt nhu cầu từ cơ sở để có những biện pháp sát, đúng. Phát huy dân chủ từ cơ sở để mọi người dân thực hiện tốt quyền làm chủ của mình. Từ đó, mọi người sẽ tự “đề kháng” với những âm mưu, thủ đoạn của địch.

Bốn là, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Trong đó, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, công tác quản lý của Nhà nước đối với công tác tư tưởng, lý luận. Phối hợp hành động có hiệu quả giữa các cơ quan tiến hành công tác tư tưởng-văn hóa của Đảng và Nhà nước, lực lượng vũ trang; các đoàn thể quần chúng, các lực lượng nghiên cứu giảng dạy lý luận, các nhà khoa học và văn nghệ sĩ… Thực hiện phương châm “Toàn Đảng làm công tác tư tưởng”, và “Lấy quần chúng giáo dục quần chúng”. Đổi mới nội dung, phương pháp công tác tư tưởng, lý luận của các đoàn thể, tổ chức xã hội, sử dụng nhiều loại phương tiện và hình thức tuyên truyền, giáo dục sinh động, hiệu quả thiết thực, sát với từng đối tượng; mở rộng hình thức học tập lý luận chính trị trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trong tình hình hiện nay, nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng, lý luận vì thế không chỉ là tất yếu mà đã trở thành mặt trận nóng bỏng hàng đầu của công tác tư tưởng, lý luận, trực tiếp liên quan đến mục tiêu, lý tưởng, sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước…”. Do đó, cần tiếp tục có những giải pháp đổi mới nội dung, phương pháp theo hướng chủ động, kịp thời, hiệu quả, nâng cao tính chiến đấu, tính giáo dục và tính thuyết phục sát với yêu cầu thực tiễn hiện nay.

Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận là một vấn đề mang tính xã hội phức tạp, sâu sắc, rộng lớn và lâu dài. Vì vậy, trong tình hình hiện nay cần làm cho mọi lĩnh vực hoạt động, mọi tổ chức, mọi thành viên trong xã hội đều quan tâm và có trách nhiệm cao, tạo nên một loại hình “Chiến tranh nhân dân” trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Đó là sự bảo đảm cho thắng lợi của chúng ta trên mặt trận này, làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.


NHẬN DIỆN MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, HIỆN TƯỢNG SAI TRÁI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT

 Bên cạnh những thành tựu đạt được, văn học, nghệ thuật những năm qua cũng phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức từ những tác động trái chiều của bối cảnh, tình hình phức tạp trong và ngoài nước, nhất là khi các thế lực thù địch, phản động lợi dụng văn học, nghệ thuật để xuyên tạc, chống phá, đả kích về Đảng và chế độ. Đây được xem là một trong những nguy cơ lớn cần được nhận diện và xử lý để làm lành mạnh, trong sạch đời sống văn hóa, văn nghệ ở nước ta hiện nay.

Trong lịch sử văn hóa, văn nghệ nước nhà, từng có những văn nghệ sĩ có quan điểm, lập trường, nhận thức phiến diện, cực đoan, sai lầm, lệch lạc... tác động xấu đến đời sống chính trị - xã hội. Do thiếu bản lĩnh chính trị, không được rèn giũa, trải nghiệm thực tiễn, bị những thế lực phản động dụ dỗ, mua chuộc, một số văn nghệ sĩ, trí thức đã hiểu sai về bản chất của cách mạng, về đường lối, chủ trương của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Họ lợi dụng chiêu bài “tự do dân chủ”, “tự do ngôn luận”, nấp sau những hình tượng ẩn dụ của văn học, nghệ thuật để xây dựng hình tượng nhân vật mang màu sắc chống đối, đả kích Đảng, chế độ và hoài nghi các anh hùng dân tộc và thành tựu cách mạng, gieo rắc những tư tưởng bi quan, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Khi đất nước thống nhất, bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, không ít hiện tượng văn học, nghệ thuật tiêu cực nảy sinh, chạy theo một số chiều hướng, như phủ nhận thành tựu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, kích động sự thù hằn, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; gieo rắc tư tưởng bi quan, hoài nghi, dao động về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; “hạ bệ thần tượng”, “giải thiêng” và đi sâu khai thác những câu chuyện đời tư của các anh hùng dân tộc, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước theo hướng thêu dệt, thổi phồng, bóp méo. Hầu hết các tác phẩm này được in ấn, xuất bản ở nước ngoài với sự tài trợ của các nhóm, thế lực công khai chống đối Đảng, Nhà nước ta. Bằng những chiêu thức quảng bá mang tính giật gân, câu khách, những tác phẩm này đã kích thích sự tò mò, chú ý của nhiều bạn đọc, tạo những nhận thức sai lệch về cuộc chiến tranh chính nghĩa giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Không chỉ trong phạm vi văn chương mà trong các loại hình nghệ thuật khác, như âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, một số ca sĩ, nghệ sĩ cũng bị chi phối bởi cái nhìn lệch lạc, bị giật dây bởi các thế lực thù địch trong và ngoài nước, từ đó viết những ca khúc đi ngược lại giá trị chân - thiện - mỹ, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc, thậm chí mang tư tưởng phản động. Trong bối cảnh công nghệ thông tin, in-tơ-nét, mạng xã hội phát triển như hiện nay, trên không gian mạng xuất hiện không ít sản phẩm mang tính đồi trụy, phản động.

Phương thức, thủ đoạn dùng văn học, nghệ thuật để cổ súy cho những tư tưởng phản động, sai trái không chỉ diễn ra ở trong nước mà bằng sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông hiện đại, truyền thông đa phương tiện ở nước ngoài, các thế lực thù địch đã mở nhiều chuyên trang về văn học, nghệ thuật gieo rắc những tư tưởng, quan điểm lầm lạc, gây những hệ lụy xấu trong nhận thức của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về lịch sử, truyền thống dân tộc, về lãnh tụ của đất nước. Theo thống kê của Bộ Công an, hiện ở nước ngoài có 52 đài phát thanh và truyền hình có chương trình Việt ngữ, mạng in-tơ-nét, 429 báo, tạp chí, trên 40 nhà xuất bản tập trung tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước ta. Hằng năm, có hơn 3.000 tài liệu chiến tranh tâm lý phá hoại tư tưởng, 28.000 thư ân xá quốc tế xâm nhập, tán phát qua con đường bưu điện quốc tế dưới dạng quà cáp, khoảng 11.000 ấn phẩm được đưa vào bằng nhiều con đường khác nhau.

Gần đây, đời sống văn học, nghệ thuật nước nhà cũng phải đối diện với những hiện tượng mới nảy sinh, như trường hợp một số văn nghệ sĩ, trí thức có uy tín, từng công tác, đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật muốn vận động, thành lập cái gọi là “Văn đoàn độc lập”. Tổ chức này đã mạo danh chấn hưng nền văn học để thực hiện các mưu đồ chính trị đen tối thông qua các hoạt động bất hợp pháp, chống phá Đảng và chế độ ta. Bên cạnh đó, còn có hiện tượng không ít văn nghệ sĩ tận dụng những lợi thế của những trang mạng cá nhân, các blog, tài khoản zalo, trang mạng xã hội facebook để bình luận những vấn đề thời sự, chính trị của đất nước bằng ngôn ngữ của văn chương, nghệ thuật với cái nhìn một chiều, cực đoan. Cảm xúc nhất thời theo những trào lưu, khuynh hướng trên mạng của một số văn nghệ sĩ này đã gây hiểu lầm nhất định cho công chúng, ảnh hưởng xấu đến tình hình chính trị, xã hội. Trên trang facebook cá nhân, một số văn nghệ sĩ, trí thức cũng đã đăng tải những trạng thái, những bài thơ, đoạn trích văn xuôi, bày tỏ cảm xúc, quan điểm cá nhân trước một số vụ việc trong nước theo hướng phê phán, lên án chính quyền, tạo cớ để các thế lực thù địch có dịp chống phá Đảng và chế độ ta.


XÂY DỰNG "THẾ TRẬN LÒNG DÂN" TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG ĐỂ BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

 Tạo “thế trận lòng dân” vững chắc trên không gian mạng là một đòi hỏi tất yếu, vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài. 

Xây dựng “thế trận lòng dân” là bài học quý trong quá trình dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc ta. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, bài học đó vẫn còn nguyên giá trị. Hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo nên không gian mạng rộng khắp, mà ở đó con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian, thời gian. Chính vì vậy, tạo “thế trận lòng dân” vững chắc trên không gian này vừa là vấn đề cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Trong những năm qua, “thế trận lòng dân” ở từng địa bàn có lúc còn chưa vững chắc; niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước có thời điểm giảm sút… Xuất phát từ âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động, chúng triệt để lợi dụng mạng xã hội để xuyên tạc, chống phá ta; kích động biểu tình, bạo loạn. Thống kê gần đây cho thấy, bình quân hằng tháng các thế lực thù địch phát tán hơn 130.000 bài viết, video, clip xuyên tạc trên mạng xã hội. Chúng tận dụng tính năng phát trực tuyến của mạng xã hội làm công cụ phát tán thông tin xấu, độc. Chúng tung tin giả, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội hòng gây mất ổn định chính trị và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội. 

Chúng ta không thể phủ nhận, không gian mạng đem lại cho con người rất nhiều tiện ích, nhất là khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số trở thành xu hướng tất yếu của nhân loại. Việc sử dụng mạng xã hội là nhu cầu chính đáng của mỗi tổ chức, cá nhân. 

Để không gian mạng hoạt động theo chiều hướng tích cực, trước hết chúng ta phải nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và mỗi công dân về vị trí, vai trò của mạng xã hội và tạo “thế trận lòng dân” vững chắc trên không gian này. 

Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý, nhằm tạo ra một không gian mạng lành mạnh, hữu ích, góp phần quan trọng vào sự phát triển đất nước. Đồng thời phải có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, răn đe những hành vi, thủ đoạn lợi dụng không gian mạng để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ; sử dụng không gian mạng kích động, lôi kéo, xuyên tạc sự thật; phá hoại an ninh quốc gia - trật tự an toàn xã hội, gây chia rẽ, mất đoàn kết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân và quân đội. 

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và Ban Chỉ đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch (Ban Chỉ đạo 35) trong xây dựng “thế trận lòng dân”. Phát huy tốt vai trò cơ quan tuyên giáo, các cơ quan thông tấn báo chí trong việc cung cấp thông tin, kịp thời định hướng dư luận trước những sự kiện lớn, các vấn đề được xã hội quan tâm. 

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ có đủ sức “đề kháng”, “miễn dịch” trước các thông  tin xấu, độc, xuyên tạc sự thật, các vấn đề tiêu cực trên mạng xã hội. Khuyến khích, động viên các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp và mỗi công dân tham gia mạng xã hội tuân thủ đúng pháp luật, có tri thức, văn hóa. Cần có cơ chế để nhân dân tham gia giám sát, đấu tranh phản bác các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch, những vấn đề tiêu cực trên không gian mạng và cổ vũ cái tốt, cái tích cực, theo phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”.

Có thể khẳng định, tạo “thế trận lòng dân” vững chắc trên không gian mạng là một đòi hỏi tất yếu, khách quan, đồng thời vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bỏa vệ Tổ quốc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo./.


Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2023

Thủ đoạn lợi dụng phiên tòa xét xử vụ án “chuyến bay giải cứu” để chống phá Đảng, Nhà nước

 Trong những ngày qua, phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 54 bị cáo bị truy tố về các tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại một số bộ, ngành và địa phương (còn gọi vụ án “chuyến bay giải cứu”) tiếp tục nóng trên các diễn đàn báo chí, mạng xã hội...


Phiên tòa xét xử 54 bị cáo trong vụ án tổ chức những “chuyến bay giải cứu” một lần nữa khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, khẳng định sự nghiêm minh của pháp luật và không có vùng cấm. Tuy nhiên, lợi dụng việc xét xử vụ án, các thế lực xấu đưa ra nhiều bài viết, phỏng vấn với nội dung hướng lái từ vụ án hình sự sang vấn đề chính trị, tạo cớ bôi nhọ đất nước, chống phá Đảng, Nhà nước ta.


Khi chủ trương đúng đắn bị lợi dụng để tham nhũng, tư lợi

Trở lại vụ án, sau khi tổ chức giải cứu 30 công dân Việt Nam ở Vũ Hán, Trung Quốc về Việt Nam vào tháng 2/2020, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, đến tháng 4/2020, Chính phủ cho phép thực hiện các chuyến bay giải cứu theo hình thức công dân thuộc diện ưu tiên được về trên các chuyến bay do cơ quan Nhà nước phối hợp tổ chức thực hiện và cách ly. Sau khi tổ chức các chuyến bay thí điểm thành công, Chính phủ tiếp tục cho phép tổ chức các chuyến bay “combo” song song với các “chuyến bay giải cứu” đến hết tháng 1/2022.


Thực hiện chủ trương nêu trên của Đảng và Nhà nước, các cơ quan chức năng đã cấp phép và đã tổ chức được trên một nghìn chuyến bay đưa hơn 200 nghìn người dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước. Việc tổ chức các chuyến bay cứu hộ này là thực hiện chủ trương nhân đạo, thể hiện sự quan tâm hàng đầu của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong công tác bảo hộ công dân, mục đích cao nhất là bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe cũng như tài sản cho người dân. Chủ trương kịp thời này đã nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế và sự ủng hộ của đồng bào trong và ngoài nước, ghi dấu ấn ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế, thể hiện tính nhân đạo của Đảng, Nhà nước.


Việc tổ chức chuyến bay cứu hộ này vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân, vừa thể hiện tính nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tới công dân Việt Nam ở nước ngoài. Đây là sự cố gắng, nỗ lực của cả dân tộc, khi đó được thế giới công nhận là “hình mẫu” nhân văn, nhân ái, thể hiện bản chất chế độ xã hội mà không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có thể làm được trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, từ chính chính sách tốt đẹp, mang ý nghĩa nhân đạo, nhân văn đó lại xuất hiện nhiều cán bộ, đảng viên - những người mang trong mình trọng trách là “công bộc" của dân đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, móc ngoặc với nhau để đưa và nhận hối lộ, tư lợi cá nhân với số tiền lớn, phạm vi rộng.


Những ngày qua, dù vụ án được xét xử công khai và thông tin rộng rãi nhưng các thế lực thù địch vẫn cố tình cắt xén, nhào nặn rồi dựng lên câu chuyện về các “phe nhóm nội bộ”, các “nhóm lợi ích”. Chúng triệt để khai thác đời tư cán bộ, thêu dệt, cắt ghép hình ảnh những ngôi biệt thự, những siêu xe từ các vụ việc khác để gán vào và lấy đó làm “chứng cứ”. Chúng rêu rao rằng “Phòng, chống tham nhũng vẫn theo cách cũ thì hiệu quả là nước đổ biển”. Trang RFA thực hiện loạt bài viết mang tính quy chụp về tình hình đấu tranh phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam, cho rằng việc chống tham nhũng chỉ là “tỉa nhánh”, “sâu mọt càng bắt càng nhiều”… Một số bài viết trên mạng xã hội “Tiếng Dân”, các đối tượng hướng lái vấn đề thành tham nhũng là do thể chế, do chế độ “đẻ ra”, cho rằng muốn chống tham nhũng không thể theo cách “nhóm lò” như hiện nay mà phải thay đổi cấu trúc bộ máy, phải “phá bỏ tính chuyên chế, trao quyền cho người dân”. Từ đó suy diễn rằng, nếu không làm như thế mà vẫn mải mê “đốt lò” thì những “chuyến bay giải cứu” sẽ tiếp tục tái diễn như một nạn dịch vô phương cứu chữa, bay “đen đặc” trên bầu trời và phá huỷ hết mọi giá trị làm người, biến “cả xã hội thành vũng lầy nhơ nhớp”…


Mục tiêu của các đối tượng là lợi dụng vụ án để hạ uy tín, phủ định vị trí cầm quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng; làm lung lay quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; lợi dụng những hạn chế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng của ta để kích động, hỗ trợ các phần tử phản động trong và ngoài nước gia tăng hoạt động chống phá tinh vi, xảo quyệt hơn. Từ đó, chúng tác động để cán bộ, đảng viên "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", dẫn đến nguy cơ tự sụp đổ từ bên trong.


Với những thông tin mà các hội, nhóm, cá nhân trên đưa ra cho thấy sự suy diễn, thổi phồng, nhiều bài viết bịa đặt, xuyên tạc tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. Vụ án xảy ra trong tổ chức những “chuyến bay giải cứu”, qua các chiêu trò của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại được nhào nặn, chế biến thành công cụ, phương tiện rất nguy hại nhằm đánh lận hiện tượng để quy kết bản chất. Các đối tượng nhào nặn vụ án rồi suy diễn thành “lỗi hệ thống”, bóp méo chủ trương “kiên quyết, không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta. Từ vụ án, mục đích các đối tượng tung ra thông tin sai lệch nhằm vẽ lên một bức tranh xám xịt về thực trạng xã hội Việt Nam dưới chế độ XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Từ đó gây hoài nghi trong nhân dân vào các cấp lãnh đạo, hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ, tạo hoài nghi về quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Đồng thời, phá hoại sự đoàn kết trong Đảng, chia rẽ cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân và phá hoại sự đồng thuận trong xã hội.


Tiếp tục tạo dựng lòng tin trong nhân dân

Thực tế, quan điểm trong phòng, chống tham nhũng của Đảng ta được thể hiện rất rõ trong các văn kiện của Đảng, trong đó Văn kiện Đại hội XIII khẳng định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn”. Để phòng, chống, đẩy lùi tham nhũng, suy thoái, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, đi cùng với đó là sửa đổi, bổ sung, từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp gắn với việc điều tra, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, tạo sức răn đe, phòng ngừa chung trong toàn xã hội.


Thực tế cho thấy, qua mỗi nhiệm kỳ đại hội, tinh thần chỉ đạo công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ngày càng quyết liệt hơn, thực chất hơn với phương châm “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”. Bất kể người đó là ai, đang giữ chức vụ hay đã nghỉ hưu, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước mà trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta suốt thời gian qua đã đạt được những thành tựu to lớn. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã khẳng định, những thành tựu to lớn trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong 10 năm qua (giai đoạn 2002-2022) góp phần lấy lại và củng cố niềm tin của nhân dân, nhận được sự đồng tình, tin tưởng của quần chúng nhân dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Thực tiễn đó bác bỏ luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, chống đối cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm là “đấu đá nội bộ”, “phe cánh”, là “thanh trừng, triệt hạ” …


Từ phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 54 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” cho thấy, chống tham nhũng, tiêu cực phải đi liền với chống lợi ích nhóm, suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Vụ án cũng chứng minh chủ trương “kiên quyết, không có vùng cấm, không có ngoại lệ” của Đảng, Nhà nước ta được thực thi trên thực tế chứ không phải “khẩu hiệu suông, mị dân” như luận điệu kẻ xấu. Chúng ta đã thấy rõ những tác hại của vấn nạn tham nhũng gây ra, thấy rõ sự vào cuộc đồng bộ, mạnh mẽ, quyết tâm cao trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của cả hệ thống chính trị.


Đồng thời, từ vụ án cũng cho thấy tính chất phức tạp của tệ nạn tham nhũng hiện nay, nếu không được kiểm soát tốt có thể lây lan thành căn bệnh nguy hiểm với sự tham gia của nhiều cán bộ có chức quyền ở nhiều bộ, ngành, địa phương. Với tính chất phức tạp, khó khăn của cuộc đấu tranh chống “đạn bọc đường” và âm mưu của kẻ địch lợi dụng cuộc đấu tranh đó để chống phá Đảng, Nhà nước, đòi hỏi mỗi người phải luôn nâng cao cảnh giác, đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn, xuyên tạc phá hoại công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, không để bị lôi kéo, kích động, biến thành những con rối.

ẢNH HƯỞNG VÀ HỆ QUẢ CỦA TIN GIẢ "FAKE NEWS" TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

 Ô nhiễm thông tin đang ảnh hưởng đến khả năng đưa ra quyết định sáng suốt của người dân. Thông tin sai lệch, tin giả và thông tin độc hại cùng với sự gia tăng của ngôn từ kích động thù địch và tuyên truyền, đặc biệt là trên mạng, đang kích động sự chia rẽ xã hội và tạo ra sự ngờ vực đối với các cơ quan công quyền. Ô nhiễm thông tin (thông tin sai lệch) “không phải là nguyên nhân mà là hậu quả của các cuộc khủng hoảng xã hội và sự sụp đổ niềm tin của công chúng vào các thể chế” .

Tin giả xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng xã hội, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và xã hội.

Mặc dù vấn đề "tin giả" hiện đang là một chủ đề nóng, nhưng nó đã là một vấn đề của thế giới kinh doanh trong một thời gian dài. Một tin xấu có thể khiến giá cổ phiếu lao dốc, hủy hoại danh tiếng của doanh nghiệp hoặc gây ra những kỳ vọng vô lý của khách hàng. Các doanh nghiệp “phi đạo đức” cũng có thể tạo ra tin tức hoặc đánh giá giả mạo để nâng cao vị thế hoặc lợi nhuận của chính họ. Vào tháng 9/2008, một bài báo đưa lại tin về vụ phá sản của công ty mẹ United Airlines cách đó 6 năm (năm 2002) đã khiến người đọc nhầm lẫn là đang tiếp cận một hồ sơ phá sản mới của Công ty. Tin tức này đã khiến giá cổ phiếu của công ty giảm tới 76% chỉ trong vài phút, trước khi NASDAQ tạm dừng giao dịch. Sau khi “tin tức” được xác định là sai, giá cổ phiếu đã tăng trở lại, nhưng vẫn kết thúc ngày ở mức thấp hơn 11,2% so với giá đóng cửa trước đó. Trong một số trường hợp, tin giả được cố tình tạo ra để tác động đến giá cổ phiếu, điều này làm thay đổi bản chất của môi trường giao dịch kinh tế. Mặc dù có báo cáo rằng các hành vi gian lận đã trở nên rõ ràng trước khi kết thúc các phiên giao dịch tương ứng, nhưng trong nhiều trường hợp, giá cổ phiếu kết thúc ngày vẫn di chuyển theo hướng mà thông tin sai lệch đưa ra.

Tác động của “tin giả” đối với nền kinh tế toàn cầu ở mức độ có thể gây thiệt hại về người và khiến hoạt động kinh doanh lao dốc, trừ khi hoạt động kinh doanh dựa trên hoạt động khai thác dữ liệu và được cung cấp bởi các hoạt động cung cấp thông tin độc hại. Ví dụ nổi bật và gần đây nhất về việc “tin giả” phải trả giá bằng mạng sống là đại dịch COVID-19 dường như không bao giờ kết thúc vào thời điểm này. Thuật ngữ dịch bệnh bắt đầu trở thành xu hướng khi thế giới phải vật lộn để đối phó với một loại vi-rút đã tàn phá và thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sử dụng để tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình.

Tại Việt Nam, các đối tượng thường tung tin giả trên nền tảng mạng xã hội để lừa đảo các dự án về bất động sản, tăng lượng tương tác để bán hàng, hay với mục đích kinh doanh không lành mạnh, triệt tiêu đối thủ. Chẳng hạn như, các tin giả về nước mắm truyền thống; "ăn nhiều bưởi làm tăng nguy cơ ung thư vú”,… là thông tin không đúng sự thật, gây thiệt hại lớn về vật chất cho những người dân sản xuất nước mắm theo phương thức truyền thống và nông dân trồng bưởi trong cả nước.

Theo một số chuyên gia kinh tế, hậu quả của việc tung tin sai lệch không chỉ gây thiệt hại về tài chính, hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp mà còn gây ra khủng hoảng niềm tin của nhà đầu tư, dễ tạo nên "hiệu ứng domino" lan sang nhiều lĩnh vực từ bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm... Những tin giả này gây hậu quả rất nhanh chóng, ảnh hưởng ngay đến cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, đến uy tín, đến các đối tác, hoạt động, thậm chí có thể làm doanh nghiệp sụp đổ.

Trong những năm gần đây, việc lan truyền thông tin sai lệch trên các nền tảng mạng xã hội đã khiến dư luận lo ngại, không chỉ vì thông tin sai lệch dễ khiến người dân hoang mang, đưa ra quyết định sai lầm, gây thiệt hại về kinh tế, vật chất mà còn vì thông tin sai lệch có thể gây tổn hại thêm cho sức khỏe thể chất và tinh thần của cộng đồng. Đồng thời, thông tin sai lệch không được kiểm soát sẽ dẫn đến rối loạn xã hội và lan truyền những cảm xúc tiêu cực, cuối cùng gây ra tác động rất lớn cho xã hội.

Trong đợt bùng phát dịch COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới đã coi việc chống lại “đại dịch thông tin” là một phần quan trọng trong công việc của mình. Với ảnh hưởng của mạng xã hội, “cơn dịch thông tin” đã mở rộng phạm vi và làm gia tăng mối đe dọa do thông tin sai lệch gây ra. Chẳng hạn, khi đối mặt với thông tin sai lệch, tương lai bấp bênh và không được tiếp cận thông tin sẽ làm gia tăng áp lực tâm lý của công chúng, khiến công chúng lo lắng, hoang mang. Lúc này, dưới tác động của tin đồn và thông tin sai lệch, khuếch đại sự hoang mang của quần chúng, gây ra khủng hoảng xã hội tập thể, thậm chí dẫn đến nhiều bi kịch xã hội.

Mặt khác, bị ảnh hưởng bởi sự tương tác và kết hợp giữa lượng lớn thông tin thật và thông tin sai lệch trên các nền tảng truyền thông xã hội, công chúng thường dễ bị dao động và có xu hướng bày tỏ quan điểm và cảm xúc của họ trên các nền tảng truyền thông xã hội và nhận được những phản hồi khác nhau tùy thuộc vào từng loại diễn tiến và nội dung của các sự kiện.

Việc tung tin giả cũng có thể là hành vi cố ý hủy hoại danh tiếng của một cá nhân. Những kẻ tung tin giả nhắm vào cuộc sống riêng tư, hành vi, giá trị và danh tính của nạn nhân. Các chi tiết tiểu sử bị thay đổi hoặc bịa đặt. Các tính năng thân mật được công khai, thành tích hay các ý định tốt bị nghi ngờ[3]. Mục tiêu là tấn công vị thế đạo đức của cá nhân trong mắt công chúng và kích động phản ứng cảm xúc tiêu cực đối với mục tiêu. Cuối cùng, đó là về việc định hình tâm trí và trái tim để công chúng có xu hướng làm theo những gì được cung cấp hoặc đề xuất bởi người phát tán tin giả. Đây là một mối đe dọa đối với các giá trị và chuẩn mực.

Đối với xã hội, theo kết quả nghiên cứu của Femi Olan và cộng sự (2022) cho thấy sự chia rẽ các giá trị xã hội do tin giả. Nghiên cứu này cung cấp một góc nhìn mới về việc tin giả đang làm tan rã xã hội. Tác động của tin giả xuyên suốt xã hội, ví dụ, sự lan rộng của tin giả đối với truyền thông xã hội quyết định cách chính phủ, tổ chức và người dân phản ứng với các sự kiện trong xã hội. Phần lớn tin giả được nhắm mục tiêu đến một nhóm dân cư cụ thể với mục đích thúc đẩy một ý thức hệ nhất định bằng cách kích thích niềm tin mạnh mẽ và xã hội phân cực. Do đó nhà nước cần phải kiểm soát để hạn chế sự bất hòa và bạo lực của các nhóm hoặc cá nhân trong xã hội do tin giả gây nên.

Tin giả có chủ ý và có thể thao túng nhận thức của mọi người, từ đó trở thành một phương pháp khuấy động và tăng cường xung đột xã hội. Chẳng hạn, những câu chuyện sai sự thật và cố tình đánh lạc hướng người đọc đã khiến người dân Mỹ ngày càng mất lòng tin. Trong một số trường hợp, sự không tin tưởng này dẫn đến hành vi thô lỗ, phản đối các sự kiện tưởng tượng hoặc bạo lực. Theo phân tích của Oberiri Destiny Apuke và cộng sự (2020) cho thấy việc chia sẻ tin giả ở Nigeria đã gây ra nhiều cái chết, leo thang xung đột, thù địch chính trị và hoảng loạn xã hội.

Tóm lại, trong xã hội thông tin hiện nay, vấn nạn tin giả gây ra nhiều nhức nhối đối với các cá nhân và xã hội. Tin giả có thể thao túng các cá nhân về thể chất và tinh thần, thậm chí do vô tình hay hữu ý, có thể tước đoạt mạng sống cá nhân, đẩy họ vào bi kịch không lối thoát. Ở mức độ rộng hơn, tin giả, nếu không được kiểm soát tốt có thể gây các hậu quả khó đo đếm được về chính trị, kinh tế và nhiều mặt đời sống xã hội. Với vai trò quản lý nhà nước, các cơ quan có trách nhiệm đang cố gắng xây dựng một xã hội với thông tin lành mạnh, hạn chế các thông tin tiêu cực, có mục đích xấu thông qua các công cụ kỹ thuật, chế tài và nâng cao sự hiểu biết trong tiếp nhận, chia sẻ thông tin của người dân, xây dựng nền văn hóa bao dung, thấu hiểu và chia sẻ.


PHẨM CHẤT “BỘ ĐỘI CỤ HỒ” LÀ VŨ KHÍ SẮC BÉN ĐÁNH BẠI ÂM MƯU “PHI CHÍNH TRỊ HÓA” QUÂN ĐỘI

 Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong đấu tranh, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” quân đội của các thế lực thù địch là chủ đề lớn, hàm chứa những nội dung cơ bản, rất quan trọng và sâu sắc của công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam; đặc biệt có ý nghĩa trong xây dựng Quân đội ta vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu; xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, là một trong những giải pháp hữu hiệu để tôn vinh, tỏa sáng phẩm giá, nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ “ thời kỳ mới. Đó là lời giải thích sâu sắc nhất vì sao các thế lực thù địch lại cố tình đòi “Phi chính trị hóa” Quân đội ta.

1. “Phi chính trị hóa” quân đội là âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch trong chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng; chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ XHCN và Quân đội ta. Bản chất, âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội về cơ bản không mới nhưng tính chất nguy hiểm và tác hại do nó gây ra là rất lớn, không thể xem thường. Đây là hệ quả tất yếu từ sự tác động của một chuỗi âm mưu, hoạt động giữa “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đến “phi đảng hóa” các tổ chức chính trị - xã hội và “dân sự hóa” các lực lượng vũ trang do các thế lực thù địch chủ mưu. 

Vì vậy, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong đấu tranh, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc “còn Đảng còn mình” của người quân nhân cách mạng, vì nó liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ, lợi ích quốc gia - dân tộc; uy tín, vị thế, danh dự và hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị đối với công tác quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. 

Đây cũng là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ hàng đầu của công tác tham mưu về giáo dục chính trị, tư tưởng; học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện thắng lợi Cuộc vận động phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới; góp phần đưa Nghị quyết số 847/NQ-QUTW ngày 28-12-2021 của Quân ủy Trung ương về “Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới” vào cuộc sống.

Vì sao cán bộ, chiến sĩ toàn quân phải phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết đấu tranh, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lục thù địch để bảo vệ Đảng, Nhà nước, ahân dân và Quân đội ta? Đây là câu hỏi cần có sự giải đáp sâu sắc từ giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa “xây” và “chống”; giữa phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” với kiên quyết đấu tranh, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trong các nhiệm vụ; xây dựng Đảng bộ Quân đội gương mẫu, tiêu biểu, mẫu mực. Kết quả thực hiện nhiệm vụ này được quy định bởi chất lượng, hiệu quả phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới.

2. Bác Hồ và hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ” có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa, chính trị - tinh thần của Quân đội ta. Bác Hồ là lãnh tụ tinh thần, niềm tin yêu, biểu tượng dẫn dắt quân và dân ta đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. 

Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác là một cấu phần hết sức quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta, là hồn cốt văn hóa quân sự thời đại Hồ Chí Minh, được hun đúc, kết tinh, hình thành nhân cách người quân nhân cách mạng trong mỗi người lính mang tên Bác kính yêu. Đó là cái “gốc”, nền móng tạo nên sức mạnh nội sinh vô cùng mạnh mẽ để Quân đội ta bách chiến, bách thắng. “Bộ đội Cụ Hồ” là danh hiệu cao quý, thiêng liêng, một báu vật mà nhân dân dành riêng khen tặng Quân đội ta, không quân đội nào trên thế giới có được niềm vinh dự, tự hào, sự kiêu hãnh được mang tên lãnh tụ kính yêu như Quân đội ta.

Trong tâm thức, trái tim “Bộ đội Cụ Hồ” và nhân dân ta, Bác là người Việt Nam đẹp nhất, là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Quân đội ta mang tên Bác, đương nhiên phải là một Quân đội được kết tinh bởi những phẩm chất tốt đẹp nhất: “Bộ đội Cụ Hồ” - hệ thống tiêu chí, chuẩn mực giá trị về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách của người quân nhân cách mạng; trọn đời vì nước, vì dân; mang trong mình những đặc trưng bản chất, được kết tinh, cô đọng, sâu sắc trong lời khen của Bác: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân; sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. 

Trải qua gần 80 năm xây dựng, chiến đấu, phát triển và trưởng thành, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” luôn được bồi đắp, phát huy và tỏa sáng trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó; xứng đáng là công cụ bạo lực sắc bén; lực lượng chính trị trị cậy, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Chính điều đó đã làm cho các thế lực thù địch lo sợ, chúng hiểu rằng, chừng nào ở nước ta, còn có Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh thì chừng đó, âm mưu, thủ đoạn chống phá của chúng cũng như điều mong muốn, sự kỳ vọng của chúng sẽ không bao giờ thực hiện được. Vì vậy, muốn chống phá; bảo vệ sự an nguy, tồn vong của chúng; không có cách nào khác là phải xóa bỏ vị trí, vai trò, sức mạnh to lớn của Quân đội ta; tước bỏ công cụ bạo lực sắc bén; lực lượng chính trị tin cậy, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Một trong nhưng chiêu thức vô cùng nguy hiểm được chúng tấn công trực diện là hạ bệ “thần tượng” Hồ Chí Minh, bôi đen hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, thực hiện âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” Quân đội ta, tách Quân đội ta ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, xa lìa nhân dân. 

3. Muốn vậy, cái đích hướng đến đầu tiên của chúng là xóa bỏ hình ảnh mang tính biểu tượng, kết tinh cao đẹp nhất là hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, làm cho hình tượng về Người mất đi tính chất thiêng liêng, sự trân trọng, giá trị kiểu mẫu; theo đó, tình cảm, niềm tin của nhân dân cũng không còn đối với Quân đội mang tên Bác và đi liền với đó, là sự hạ bệ, làm mất uy tín, vị thế, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; làm mất chỗ dựa của Đảng là Quân đội, chia rẽ Quân đội với Công an, Quân đội với nhân dân. Với chiêu thức này chúng muốn thực hiện mục tiêu kép: làm suy yếu bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của Quân đội; dọn đường cho âm mưu bạo loạn lật đổ, “cách mạng màu”, thực hiện “diễn biến hòa bình”; thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta. Điều đó chỉ có thể diễn ra khi chúng thực hiện thành công âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội; xuyên tạc, bôi đen phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”.

Sự thâm thù, âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, bôi đen hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” gắn liền với âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội là hệ lụy hết sức tinh vi, xảo quyệt và độc ác. Bởi thế, các thế lực thù địch đã chĩa nòng súng, tấn công vào địa hạt kiên cố, vững chắc nhất của chế độ ta; chỗ dựa tin cậy nhất của Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa: là Quân đội nhân dân Việt Nam. Điều đó không chỉ cho thấy tính chất nguy hiểm, tác hại to lớn của việc công khai trắng trợn phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng mà còn xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội, ép Quân đội ta chỉ “tuân theo pháp luật”, chỉ phục vụ Tổ quốc, không phục vụ Đảng mà thực chất là muốn chúng ta “buông súng”, lặp lại “vết xe đổ” của quân đội Liên Xô và quân đội các nước Đông Âu do đã mắc mưu “phi chính trị hóa”, cho nên, dù quân hùng tướng mạnh, đầy đủ vũ khí tối tân, hiện đại nhưng không thể bảo vệ Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa; dẫn đến thảm cảnh “nồi da xáo thịt”, nhân dân các nước cộng hòa vốn từng là anh em trong đại gia đình Xô viết đã quay lưng lại với nhau, chĩa súng bắn vào nhau. 

Đằng sau chiêu trò xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các đồng chí lão thành cách mạng, các bậc tiền bối mà còn xuyên tạc, hạ thấp uy tín, vị thế, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị; các tướng lĩnh Quân đội ta. Để thực hiện âm mưu, thủ đoạn này, chúng đã và đang cố tình xuyên tạc, hạ thấp vai trò của Quân đội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, mà còn bôi nhọ, chia rẽ mối quan hệ máu thịt giữa Quân đội và nhân dân; giữa Quân đội với Công an. Cùng với đó, là lợi dụng một số vụ việc vi phạm pháp luật, kỷ luật trong quân đội để thổi phồng khuyết điểm, làm suy giảm niềm tin, tình cảm của nhân dân đối với Quân đội; bôi đen hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”. 

Chúng ta ý thức sâu sắc sự cần thiết phải đấu tranh, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội là xuất phát từ bài học kinh nghiệm về xây dựng quân đội trên thế giới kể từ khi chủ nghĩa xã hội hiện thực sụ đổ ở Liên Xô, Đông Âu từ những năm 90 của thế kỷ XX; cuộc xung đột quân sự Nga - Ucraina và sự nổi loạn của tập đoàn quân sự đánh thuê của Waner đối với Quân đội Nga hiện nay. Đó là bài học đắt giá, phải trả bằng xương máu, sự hy sinh của những người lính và dân thường, từ sự sụp đổ chế độ XHCN theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và Đông Âu; sự bao vây, chống phá của phương Tây. Đó là ví dụ sinh động để cán bộ, chiến sĩ nhìn nhận, cảnh giác, kiên quyết không cho phép âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” dọn đường cho “phi chính trị hóa” Quân đội ta. 

4. Vì vậy, trong bất luận điều kiện, hoàn cảnh nào, mỗi cán bộ, chiến sĩ đều phải giữ gìn hình ảnh, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”; gương mẫu đi đầu trong thực hiện Cuộc vận động phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới, làm tốt việc gia tăng giá trị, ý nghĩa phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong điều kiện mới. Thường xuyên nêu cao cảnh giác, chủ động đấu tranh, ngăn chặn những hành vi sai trái, làm tổn hại đến giá trị thiêng liêng, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”. Đây là phương cách tốt nhất để “miễn nhiễm” trước âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội; là điều kiện cần thiết để phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. “Dù ai nói ngả nói nghiêng/Toàn quân vẫn vững như kiềng ba chân/Dù ai rào dậu, ngăn sân/Chúng ta vẫn mãi là quân Cụ Hồ”./. 


GIÁ TRỊ NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ 27/7

 Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước CHXHCN Việt Nam) ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Với tinh thần “.... thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến quyết liệt chống thực dân Pháp, nhiều đồng bào, chiến sỹ đã ngã xuống, hy sinh một phần xương máu trên các chiến trường. Với truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu cho các chiến sĩ và đồng bào đã vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà bị thương hoặc hy sinh.

Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ bị nạn ra đời ở Thuận Hóa (Bình Trị Thiên), rồi đến Hà Nội và một số địa phương khác... Sau đó ít lâu được đổi thành Hội giúp binh sĩ bị thương. Ở Trung ương có Tổng Hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự của Tổng Hội. Ngày 28-5-1946, Hội giúp binh sĩ bị nạn tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội để kêu gọi mọi người gia nhập Hội và hăng hái giúp đỡ các chiến sỹ bị thương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự. 

Ngày 17-11-1946, cũng tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Liên Hiệp Quốc dân Việt Nam đã tổ chức lễ xung phong “Mùa đông binh sỹ”, mở đầu cuộc vận động “Mùa đông binh sỹ” trong cả nước để giúp chiến sỹ trong mùa đông giá rét. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự buổi lễ và Người đã cởi chiếc áo đang mặc để tặng binh sỹ.

Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngày 19-12-1946, theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đã nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên, đời sống của chiến sỹ, nhất là những chiến sỹ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Ngày 16-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký Sắc lệnh số 20/SL, quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sỹ đối với cuộc kháng chiến và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đến thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ.

Tháng 6-1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên Cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin Tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sỹ và thực hiện Chỉ thị của Hồ Chủ Tịch chọn một ngày nào đó làm ngày Thương binh Liệt sỹ. Tại cuộc họp này các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27 tháng 7 là ngày “Thương binh toàn quốc”. Từ đó hàng năm cứ vào dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều gửi thư, quà thăm hỏi, động viên, nhắc nhở mọi người phải biết ơn và hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sỹ. 

Từ tháng 7 năm 1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8-7-1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27 tháng 7 hằng năm chính thức trở thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” của cả nước.

Mỗi năm cứ đến “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” nhất là vào dịp kỷ niệm năm tròn, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta lại tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đầy tình nghĩa chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng.

Ngày Thương binh Liệt sỹ có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc, đó là: Truyền thống “hiếu nghĩa bác ái”, lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những người đã hi sinh, cống hiến vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; qua đó phát huy tinh thần yêu nước, củng cố và bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Tôn vinh các anh hùng, liệt sỹ, thương binh và người có công; khẳng định sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá. Việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công là vinh dự, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và mai sau.

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trân trọng đánh giá cao những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sỹ đối với Tổ quốc; đồng thời cũng luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ cách mạng đối với thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng.


PHẨM CHẤT “BỘ ĐỘI CỤ HỒ” LÀ VŨ KHÍ SẮC BÉN ĐÁNH BẠI ÂM MƯU “PHI CHÍNH TRỊ HÓA” QUÂN ĐỘI

 Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong đấu tranh, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” quân đội của các thế lực thù địch là chủ đề lớn, hàm chứa những nội dung cơ bản, rất quan trọng và sâu sắc của công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam; đặc biệt có ý nghĩa trong xây dựng Quân đội ta vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu; xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, là một trong những giải pháp hữu hiệu để tôn vinh, tỏa sáng phẩm giá, nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ “ thời kỳ mới. Đó là lời giải thích sâu sắc nhất vì sao các thế lực thù địch lại cố tình đòi “Phi chính trị hóa” Quân đội ta.

“Phi chính trị hóa” quân đội là âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch trong chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng; chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ XHCN và Quân đội ta. Bản chất, âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội về cơ bản không mới nhưng tính chất nguy hiểm và tác hại do nó gây ra là rất lớn, không thể xem thường. Đây là hệ quả tất yếu từ sự tác động của một chuỗi âm mưu, hoạt động giữa “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đến “phi đảng hóa” các tổ chức chính trị - xã hội và “dân sự hóa” các lực lượng vũ trang do các thế lực thù địch chủ mưu. 

Vì vậy, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong đấu tranh, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc “còn Đảng còn mình” của người quân nhân cách mạng, vì nó liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ, lợi ích quốc gia - dân tộc; uy tín, vị thế, danh dự và hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị đối với công tác quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. 

Đây cũng là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ hàng đầu của công tác tham mưu về giáo dục chính trị, tư tưởng; học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện thắng lợi Cuộc vận động phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới; góp phần đưa Nghị quyết số 847/NQ-QUTW, ngày 28/12/2021 của Quân ủy Trung ương về “Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới” vào cuộc sống. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác là một cấu phần hết sức quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta, là hồn cốt văn hóa quân sự thời đại Hồ Chí Minh, được hun đúc, kết tinh, hình thành nhân cách người quân nhân cách mạng trong mỗi người lính mang tên Bác kính yêu. Đó là cái “gốc”, nền móng tạo nên sức mạnh nội sinh vô cùng mạnh mẽ để Quân đội ta bách chiến, bách thắng. “Bộ đội Cụ Hồ” là danh hiệu cao quý, thiêng liêng, một báu vật mà nhân dân dành riêng khen tặng Quân đội ta, không quân đội nào trên thế giới có được niềm vinh dự, tự hào, sự kiêu hãnh được mang tên lãnh tụ kính yêu như Quân đội ta.

Trải qua gần 80 năm xây dựng, chiến đấu, phát triển và trưởng thành, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” luôn được bồi đắp, phát huy và tỏa sáng trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó; xứng đáng là công cụ bạo lực sắc bén; lực lượng chính trị trị cậy, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Chính vì vậy, trong bất luận điều kiện, hoàn cảnh nào, mỗi cán bộ, chiến sĩ đều phải giữ gìn hình ảnh, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”; gương mẫu đi đầu trong thực hiện Cuộc vận động phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới, làm tốt việc gia tăng giá trị, ý nghĩa phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong điều kiện mới. Thường xuyên nêu cao cảnh giác, chủ động đấu tranh, ngăn chặn những hành vi sai trái, làm tổn hại đến giá trị thiêng liêng, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”. Đây là phương cách tốt nhất để “miễn nhiễm” trước âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội; là điều kiện cần thiết để phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó./.