Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2022

ĐẤU TRANH VỚI LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, XUYÊN TẠC VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

 

Thời gian qua, lợi dụng việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Chu Ngọc Anh, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ KH-CN, để điều tra về tội danh "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí", và ông Nguyễn Thanh Long - cựu Bộ trưởng Bộ Y tế về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, các đối tượng cơ hội chính trị, phản động tiếp tục phát tán các bài viết trên các trang mạng phản động với những luận điệu sai trái, xuyên tạc công tác cán bộ và công tác phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta. Đây là những luận điệu vô cùng nham hiểm, phủ nhận thành quả của cuộc đấu tranh làm trong sạch bộ máy do Đảng ta lãnh đạo, gây hoang mang trong dư luận quần chúng, gây mất đoàn kết nội bộ, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, nhằm thực hiện âm mưu chính trị thâm độc của chúng.

Ta thấy rằng, công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đẩy mạnh thực hiện, ngày càng quyết liệt ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực với quan điểm “không có vùng cấm” và đã đạt được những kết quả rõ rệt; được cán bộ, nhân dân đồng tình, ủng hộ; các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Việc xử lý cán bộ, công chức, đảng viên tham nhũng, vi phạm pháp luật là hết sức cần thiết, là nhiệm vụ cấp bách sống còn. Trên cơ sở đó, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng gắn với ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tạo bước chuyển biến rõ rệt nhằm giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Những luận điệu cố tình xuyên tạc, bóp méo, làm sai lệch vấn đề, định hướng dư luận với mục đích xấu của các thế lực thù địch vẫn cất lên nhưng không thể phủ nhận được những thành quả của công tác phòng, chống tham nhũng. Mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng phải nâng cao tinh thần cảnh giác, nhận thức đúng đắn về công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta, từ đó giữ vững quyết tâm cao trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng với tinh thần thẳng thắn, quyết liệt. Đồng thời, phải luôn tỉnh táo trước các âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề này, tránh mắc mưu của chúng. Góp phần cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chung tay thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

XUYÊN TẠC CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA

 

          Các ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm Quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước; ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19; gây bức xúc trong xã hội; ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế.

          Từ những sai phạm trên Bộ Chính trị đã triệu tập hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII bất thường để thi hành quyết định khai trừ khỏi Đảng và cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bắt tạm giam ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long.

          Ta khẳng định rằng quyết tâm của Đảng ta trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với phương châm “không có vùng cấm”, không có ngoại lệ là hoàn toàn đúng đắn hợp với lòng dân. Qua đó ta thấy rằng các thế lực thù địch đã lợi dụng Đảng, Nhà nước ra quyết định khai trừ khỏi Đảng và khởi tố ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long chúng đã xuyên tạc, suy diễn bôi nhọ công tác cán bộ và phòng, chống tham nhũng của Đảng ta với âm mưu hạ thấp uy tín của Đảng và Nhà nước ta. Từ đó ta phải nhận thức đúng đắn sự việc và tích cực nhận diện và đấu tranh làm thất bại âm mưu chống phá các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch./.

CHỈ THỊ SỐ 08/CT-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRIỂN KHAI CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VŨ ĐỨC ĐAM KÝ BAN HÀNH NGÀY 1-6-2022.

 

Chỉ sau một ngày sau khi ban hành chỉ thị số 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đối tượng Nguyễn Nam đã tán phát tài liệu “Bạo lực học đường là trách nhiệm của giáo dục hay của công an” nhằm xuyên tạc quan điểm đường lối của Đảng, vì vậy mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng cần nhận thức rõ chỉ thị số 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường như sau:

Chỉ thị nêu rõ, trong những năm qua, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, văn hóa, đạo đức, lối sống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, nhà trường và xã hội quan tâm.

Công tác xây dựng văn hóa học đường đã có nhiều chuyển biến tích cực; tạo niềm tin cho xã hội về chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần đào tạo nên những thế hệ công dân tốt, có phẩm chất, năng lực, đạo đức, văn hóa đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên, nhà giáo biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống văn hóa, hành vi ứng xử trên bình diện xã hội và môi trường học đường.

Ở một số địa phương, công tác xây dựng văn hóa học đường chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, thường xuyên; việc thực hiện còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội và các tổ chức đoàn thể trong trường học thiếu chặt chẽ; nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa học đường ở một số nơi còn bất cập, thiếu hấp dẫn.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GDĐT hoàn thiện các quy định: Về quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; điều lệ các cấp học, quy chế đánh giá hạnh kiểm, kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên.

Đồng thời, nghiên cứu rà soát, sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định, các loại chuẩn, tiêu chuẩn có tính hình thức, cứng nhắc, không phát huy được tính sáng tạo, chủ động ở các cấp cơ sở giáo dục, không phù hợp với thực tiễn, dẫn tới bệnh thành tích trong giáo dục.

Bộ GDĐT tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, tuyên truyền, giáo dục và triển khai các giải pháp thiết thực để thực hiện hiệu quả, thực chất 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

Ngoài ra cần giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên về tình cảm, tình yêu quê hương đất nước; bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử của cộng đồng các dân tộc; xây dựng, phát triển giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hướng dẫn việc đổi mới dạy và học môn đạo đức, giáo dục công dân, sinh hoạt đoàn, đội. Quan tâm, bồi dưỡng tâm hồn, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động trải nghiệm, các câu lạc bộ, hoạt động thể dục, thể thao trong và ngoài nhà trường./.

VỤ VIỆT Á: THI HÀNH KỶ LUẬT NGHIÊM MINH VỚI NGƯỜI MẮC SAI PHẠM

 

Từng có ý kiến băn khoăn về việc các cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật sẽ làm giảm uy tín của Đảng, tạo cớ cho thế lực thù địch lợi dụng, nói xấu Đảng ta.Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không có cơ sở.

Xử lý kỷ luật Đảng cũng như xử lý kỷ luật về hành chính một cách đồng bộ và hết sức nghiêm khắc đối với các cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, trong đó có cán bộ cấp cao như ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long có tác dụng răn đe rất lớn, dập tắt những hy vọng mơ hồ về việc vi phạm khuyết điểm mà vẫn khéo léo "lọt lưới" hay vì từng có công lớn mà được bao che, giảm tội.

Tại nhiều cuộc tiếp xúc cử tri ở Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn khẳng định, tham nhũng là "khuyết tật bẩm sinh" của quyền lực, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ ta. Do vậy, trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không được chủ quan, nóng vội, thoả mãn; không được né tránh, cầm chừng, không "ngừng," không "nghỉ," không kể đó là ai,

Thực tế cho thấy, trong suốt 92 năm hình thành và phát triển, Đảng ta luôn thực hiện song hành nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn đảng.

Việc "xây" và "chống" hoàn toàn không dễ dàng vì có liên quan mật thiết đến công tác cán bộ, đến yếu tố con người với những diễn biến tâm lý phức tạp bên trong cùng tác động của môi trường, hoàn cảnh bên ngoài. Không dễ dàng nhưng phải kiên quyết thực hiện vì điều này quyết định sự tồn vong của Đảng và vận mệnh của đất nước.

Tham nhũng nói riêng, và tiêu cực nói chung, đều làm mất đi sự trong sạch của bộ máy Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, phẩm chất đạo đức, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.

Do đó, công tác phòng, chống tham nhũng phải gắn liền, đồng bộ với công tác phòng, chống tiêu cực, nhất là chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Không chỉ đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế, mà quan trọng hơn phải chống tiêu cực trong cả lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Tham nhũng và tiêu cực có liên quan đến nhau, có sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống thì mới dẫn đến tham nhũng, đây mới là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống. Lợi ích kinh tế thường gắn liền với quyền lợi chính trị, chức quyền, với sự hư hỏng về đạo đức, lối sống…

Còn tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rõ thêm về sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa."

Theo Tổng Bí thư, tình trạng này có cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân, từ việc bản thân cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng; sa vào chủ nghĩa cá nhân, quên mất trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước dân.

Tổng Bí thư yêu cầu, trong thời gian tới phải xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Cán bộ cấp chiến lược ngoài các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn chức danh cụ thể đã nêu trong Quy định số 214-QĐ/TW của Bộ Chính trị thì cần có một số tiêu chuẩn cao hơn, được nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Về chính trị, tư tưởng, cán bộ cấp chiến lược phải kiên quyết đấu tranh phòng, chống có hiệu quả chủ nghĩa cơ hội, xét lại, giáo điều, bảo thủ, bè phái, những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

Về đạo đức, lối sống, cán bộ cấp chiến lược phải thấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình; luôn vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức và không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh vọng./.

 

ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC CỦA ĐẢNG TA

 

Đại hội XIII của Đảng đã đánh giá: Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là niềm tự hào, là động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Thời gian gần đây, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng tiếp tục tiến hành đồng bộ, kịp thời phát hiện, xử lý các cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, đặc biệt là liên quan đến vụ án Việt Á. Ông Chu Ngọc Anh (Nguyên UVBCHTW – Chủ tịch UBND tp Hà Nội, Nguyên Bộ trưởng Bộ KHCN) và Ông Nguyễn Thanh Long (Nguyên UVBCHTW – Bộ trưởng Bộ Y tế) đã bị xử lý bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng, cắt hết tất cả chức vụ chính quyền. Điều đó tiếp tục nhấn mạnh rằng công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta là “không có ngoại lệ, không có vùng cấm”; đặc biệt là thu hồi lại những tài sản thất thoát của Nhà nước, giữ vững lòng tin của nhân dân vào chế độ.

Thế nhưng các thế lực thù địch tiếp tục tìm mọi cách để nói xấu Đảng ta, cho rằng đó là cuộc thanh trừng nội bộ, đấu đá tranh giành quyền lực. Đó là âm mưu hòng làm giảm uy tín của Đảng tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, chia rẽ nội bộ ảnh hưởng đến khối ĐĐKTDT.

Chúng ta khẳng định, đó là do những cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, thiếu rèn luyện, xa sút ý chí, thoái hóa, biến chất nên xa ngã vào các thói hư, tật xấu, tham ô, tham nhũng… nên phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Và công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta là đúng đắn, kịp thời, chuyển từ thế phòng ngự sang tiến công; thể hiện bản chất dân chủ, công bằng, văn minh của chế độ XHCN mà chúng ta đang xây dựng.

ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG CỦA ĐẢNG “KHÔNG CÓ VÙNG CẤM”


Sau khi Bộ Chính trị triệu tập hội nghị BCH Trung ương khóa XIII bất thường để thi hành quyết định khai trừ khỏi Đảng và Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Chu Ngọc Anh – Nguyên Chủ tịch Thành phố Hà Nội về tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và ông Nguyễn Thanh Long – Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế về tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ”. Ngày 06/6/2022, đối tượng Lê Huyền Ái Mỹ đã tán phát bài “Chuyện bình thường ở kỳ họp bất thường” với nội dung xuyên tạc công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng. Cần khẳng định đây là những luận điệu xuyên tạc trơ trẻn, cần hết sức đề cao cảnh giác.

Một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng về phòng, chống tham nhũng trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đó là xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh và không có vùng cấm đối với các hành vi tham nhũng. Đối với các vụ án tham nhũng cần xét xử nghiêm minh, kịp thời và công khai, với những mức hình phạt thích đáng đối với các hành vi và hậu quả đã gây ra. Áp dụng các biện pháp trừng phạt một cách triệt để đối với các hành vi tham nhũng dù người đó là ai, giữ bất cứ cương vị gì cũng phải xử lý. Trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng không có “vùng cấm”. Qua những vi phạm của ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long, BCH Trung ương và cơ quan chức năng đã có quyết định hết sức kịp thời, thể hiện rõ quyết tâm lớn của Đảng trong thực hiện công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng. Đây là việc làm cần thiết để giữ bộ máy chính trị của Đảng thực sự trong sạch, giữ vững niềm tin của quần chúng Nhân dân với Đảng./.


CÓ THẬT SỰ VÌ MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG?

 

Thời gian gần đây kênh YouTube “Vì Việt Nam thịnh vượng” đăng tải nhiều bài viết hàm chứa nhiều nội dung trái luật pháp và đạo lý con người Việt Nam.

Đơn cử như câu nói “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, “chủ thớt” đã cố tình hướng lái dư luận về vai trò của người đàn ông khi vận nước lâm nguy. “Chủ thớt” cho rằng mọi người phải có trách nhiệm với sự tồn vong của dân tộc và vận mệnh của quốc gia theo chiều hướng tiêu cực.

Xin thưa “chủ thớt” người Việt Nam từ trước đến nay, trước sự lâm nguy của dân tộc thì triệu người như một. Nhưng phải dưới sự lãnh đạo của một người yêu nước thương dân hoặc một chính Đảng đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết.

Hiến pháp quy định mọi người dân được sống tự do, dân chủ, bình đẳng; được thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật (trước khi Hiến pháp được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực thì đã được xin ý kiến của tất cả mọi người dân).

Hay đơn cử như từ đầu năm 2022 đến nay, tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam là 10,8 tỷ USD. Trong đó, vốn đầu tư tăng thêm là 5,29 tỷ USD, tăng 92,5% so với cùng kỳ. Vốn điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần tăng mạnh, lần lượt là 92,5% và 74,5% so với cùng kỳ. Kết quả này cho thấy sự tin tưởng của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh và các giải pháp, chính sách phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19.

Với môi trường chính trị ổn định và quyết tâm cao của Chính phủ trong việc triển khai các giải pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch, quý I/2022, GDP của Việt Nam tăng trưởng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng trưởng 4,7% của quý I/2021 và mức 3,7% của quý I/2020, cho thấy đà phục hồi kinh tế đã trở nên rõ nét hơn.

Đặc biệt, hoạt động xuất nhập khẩu trở thành điểm sáng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục có đóng góp quan trọng khi khu vực này đạt tổng trị giá xuất nhập khẩu 168,37 tỷ USD, tăng gần 15%.

Đáng chú ý, việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa của thế giới tăng cao sẽ càng tăng cường vị thế của Việt Nam - một điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất, một phần của chuỗi cung ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay.

Vậy ai là người “thất phu, hữu trách” đây?

Đừng đánh tráo khái niệm một cách thô lỗ như vậy. Việc các bạn đang làm là đi ngược lại lợi ích của chúng tôi. Không ai tin và nghe theo các bạn đâu.

Tốt nhất, các bạn nên ca ngợi, vinh danh những việc làm tốt đẹp của dân tộc, những thành quả mà không quốc gia và người dân nào phủ nhận (những thành quả mà ngay cả nước Mỹ cũng phải thừa nhận)như vậy các bạn sẽ được nhiều người quan tâm hơn. Và tất nhiên lợi nhuận cũng sẽ nhiều lên. Còn các bạn vẫn giữ quan điểm của mình, thì sẽ bị nhiều người xa lánh, không quan tâm nữa.

Lý do các bạn nói sai, nói nhảm và chính các bạn là những người “KHÔNG VÌ MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG”

HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG CỦA ĐẢNG

 

Cuộc chiến phòng, chống tham nhũng đã và đang được Đảng và Nhà nước tiến hành mạnh mẽ; quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, không có vùng cấm; diễn ra ở mọi cấp, mọi ngành và đã đạt nhiều kết quả cụ thể rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao và quốc tế ghi nhận. Vậy nhưng, các thế lực thù địch trong và ngoài nước với nhiều phương thức và thủ đoạn khác nhau ra sức xuyên tạc công tác PCTN của Đảng và Nhà nước. Sau khi Bộ Chính trị triệu tập hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XIII bất thường để thi hành quyết định khai trừ khỏi Đảng và Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Chu Ngọc Anh- Nguyên Chủ tịch Tp Hà Nội về tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây thất thoát, lãng phí” và Nguyễn Thanh Long- Nguyên Bộ trưởng Bộ Y té về tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ”. Lợi dụng sự việc trên trang blog Tiếng Dân, ngày 06/6/2022, đối tượng Lê Huyền Ái Mỹ đã phát tán bài “Chuyện bình thường ở kỳ họp bất thường”… nhằm chống phá, gây rối, xuyên tạc với tần suất ngày càng phổ biến với những luận điệu xuyên tạc công tác cán bộ và công tác phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta, qua đó nhằm hạ thấp vị trí, vai trò của Đảng, gây mất đoàn kết nội bộ và làm giảm lòng tin của Nhân dân đối với Đảng.

Việc xử lý những cán bộ, đảng viên sai phạm, kể cả những người từng giữ cương vị rất cao là minh chứng cho quyết tâm chống tham nhũng, tiêu cực, đồng thời mang lại niềm tin rất lớn của nhân dân đối với Đảng trong cuộc chiến chống nội xâm. Thực tiễn nhiều quốc gia trên thế giới đã chứng minh đa đảng vẫn có thể nảy sinh tham nhũng, vẫn có thể khó khăn đấu tranh, ngăn chặn tham nhũng. Bằng chứng là nhiều nước đa đảng, thường xuyên được xếp hàng đầu thế giới về chống tham nhũng thì cũng chưa nước nào đạt được 90 trên 100 điểm tuyệt đối theo thang điểm của Tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International viết tắt là TI). Ví dụ, năm 2017, Niu Dilân xếp thứ nhất đạt 89 điểm; Đan Mạch xếp thứ hai đạt 88 điểm; Phần Lan thứ ba, Na Uy thứ tư, Thụy Sĩ thứ năm cùng 85 điểm; Thụy Điển thứ sáu với 84 điểm; Canada thứ bảy với 82 điểm; Luxembourg thứ tám với 82 điểm; Hà Lan thứ chín với 82 điểm; Anh thứ mười cùng 82 điểm; Đức thứ mười một với 81 điểm... Như vậy là tham nhũng vẫn hiện diện ở ngay những nước đa đảng vốn được phương Tây tự coi là dân chủ và trong sạch nhất.

Vậy đâu là những nhân tố quan trọng nhất tạo điều kiện nảy sinh và phát triển tham nhũng? Theo tổng kết của các nhà nghiên cứu và các tổ chức chống tham nhũng quốc tế, đó là: Hệ thống chính trị và hành chính thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực, tạo điều kiện cho người có chức vụ, quyền hạn có thể thu lợi bất chính mà không bị ngăn chặn từ bên trong; Thể chế thiếu minh bạch, dân chủ, tạo ra nhiều “vùng tối” khiến người dân khó giám sát và tố cáo hành vi tham nhũng; Chính sách đãi ngộ không đủ bảo đảm mức sống xứng đáng, nhất là trong môi trường kinh tế thị trường, khiến cho người có chức vụ quyền hạn phải tham nhũng như hành vi bất đắc dĩ; Văn hóa chính trị và công vụ thiếu chú trọng danh dự, liêm sỉ, thiếu đề cao sự trung thực khiến cho kẻ có chức, có quyền không sợ mất danh dự khi tham nhũng… Bất cứ ở đâu, dù là một đảng hay đa đảng, song còn những nhân tố như trên thì đều có thể là mảnh đất nuôi dưỡng tham nhũng, gây khó khăn trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Chúng ta thẳng thắn nhìn nhận rằng, công tác phòng chống tham nhũng vẫn còn những hạn chế, khó khăn, vướng mắc; tham nhũng trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội; tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và của chế độ. Thế nhưng, cũng phải khẳng định là những năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng và khá toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó có công tác phòng, chống tham nhũng. Với quan điểm xuyên suốt và nhất quán là sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó, không có “vùng cấm”, không có ngoại lệ. Chỉ tính riêng năm 2021, đã kỷ luật 618 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 132 so với năm 2020), trong đó có 32 trường hợp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Có thể khẳng định, những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, đã góp phần vào thành tựu chung của đất nước, tạo không khí phấn khởi trong xã hội, tăng cường niềm tin trong nhân dân. Hay nói cách khác, chính kết quả rất quan trọng này đã làm thất bại toan tính thâm hiểm phủ nhận công cuộc chống tham nhũng hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta.

NHẬN DIỆNNHẬN DIỆN CHIÊU TRÒ XUYÊN TẠC CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

 

Thời gian qua công tác phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta đã thu được nhiều kết quả. Đặc biệt liên quan đến Công ty Việt Á  Hơn 60 cá nhân bị xác định vướng sai phạm, có ông Nguyễn Thanh Long và ông Chu Ngọc Anh.

Một lần nữa cho thấy quan điểm luôn xuyên suốt và nhất quán trong công tác phòng, chống tham nhũng từ trước đến nay của Đảng là sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó, không có “vùng cấm”, không có ngoại lệ. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Việc xử lý nghiêm nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao sai phạm là điều không ai mong muốn, thậm chí rất đau xót, rất đau lòng, nhưng vì sự nghiệp chung, vì sự nghiêm minh kỷ luật của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch, vững mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước và ý nguyện của nhân dân, chúng ta phải làm và kiên quyết làm”. Đồng chí Tổng Bí thư cũng yêu cầu “không phải cốt xử nhiều là tốt, mà phải làm sao để không phải xử, không để xảy ra mới là tốt”; xét xử không phải để dìm con người xuống tận bùn đen mà là xử đúng người, đúng tội.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII, Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện quyết liệt, nghiêm minh, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng”. Vậy nhưng, vẫn còn tồn tại nhiều suy nghĩ, quan điểm lệch lạc, sai trái, mâu thuẫn với các đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác phòng, chống tham nhũng. Vẫn là các chiêu bài cũ rích rêu rao “tự do, dân chủ, nhân quyền”, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội, bất mãn trong và ngoài nước với nhiều phương thức và thủ đoạn khác nhau ra sức xuyên tạc, chống phá hòng gây chia rẽ, phá hoại đoàn kết nội bộ, phá hoại công cuộc xây dựng Nhà nước chủ nghĩa xã và việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Tiêu biểu cho những quan điểm, nhận thức lệch lạc đó là:

- Cho rằng “tham nhũng là sản phẩm của chế độ, thể chế chính trị ở Việt Nam, bản thân bộ máy đẻ ra tham nhũng, do xã hội thiếu dân chủ nên không thể chống tham nhũng thành công". Cho rằng tham nhũng là căn bệnh kinh niên của “chế độ độc đảng cầm quyền”, “do đảng cầm quyền độc đoán cai trị nên tình trạng tham nhũng tất yếu xảy ra...”.  Đây rõ ràng là luận điệu vô căn cứ, mang tính quy chụp để bôi nhọ và chống phá Đảng, phủ định sạch trơn những kết quả to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển của nước ta, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng cũng như quyết tâm chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Họ cho đây là “cuộc chiến nội bộ đã đẩy nhiều cán bộ vào bi kịch, oan nghiệt".   khai thác đời tư cán bộ, thêu dệt, gán ghép tạo sự tò mò, hiếu kỳ, biến sai phạm phải xử lý của một số cá nhân thành bản chất mặc định của cả hệ thống chính trị, cố tình quy chụp, … mục đích chính là để chống phá công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ của Đảng.

- Họ xuyên tạc mục đích, phủ nhận thành quả cuộc đấu tranh chống tham nhũng, cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam chỉ là sự “đấu đá” vì “lợi ích nhóm” của một bộ phận cán bộ, biến việc xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực và cán bộ có sai phạm thành chuyện “thanh trừng nội bộ, triệt tiêu phe cánh”.

Do đó,  chúng ta cần phải tỉnh táo nhận rõ sự phiến diện, chiêu trò chống phá của các thế lực thù địch. Thông tin sâu rộng trong quần chúng về công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta. Kiên quyết đấu tranh, lên án không để các thế lực thù địch có cơ hội lợi dụng để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Đảng, chính quyền và nhân dân ta. Mỗi người dân cần phải hết sức tỉnh táo, luôn đề cao tinh thần cảnh giác, tránh bị ngộ nhận, dễ dàng mắc bẫy xúi giục của các thế lực thù địch hay vô tình tiếp tay cho chúng thực hiện việc chống phá Đảng, Nhà nước ta./. CHIÊU TRÒ XUYÊN TẠC CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

Thời gian qua công tác phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta đã thu được nhiều kết quả. Đặc biệt liên quan đến Công ty Việt Á  Hơn 60 cá nhân bị xác định vướng sai phạm, có ông Nguyễn Thanh Long và ông Chu Ngọc Anh.

Một lần nữa cho thấy quan điểm luôn xuyên suốt và nhất quán trong công tác phòng, chống tham nhũng từ trước đến nay của Đảng là sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó, không có “vùng cấm”, không có ngoại lệ. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Việc xử lý nghiêm nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao sai phạm là điều không ai mong muốn, thậm chí rất đau xót, rất đau lòng, nhưng vì sự nghiệp chung, vì sự nghiêm minh kỷ luật của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch, vững mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước và ý nguyện của nhân dân, chúng ta phải làm và kiên quyết làm”. Đồng chí Tổng Bí thư cũng yêu cầu “không phải cốt xử nhiều là tốt, mà phải làm sao để không phải xử, không để xảy ra mới là tốt”; xét xử không phải để dìm con người xuống tận bùn đen mà là xử đúng người, đúng tội.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII, Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện quyết liệt, nghiêm minh, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng”. Vậy nhưng, vẫn còn tồn tại nhiều suy nghĩ, quan điểm lệch lạc, sai trái, mâu thuẫn với các đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác phòng, chống tham nhũng. Vẫn là các chiêu bài cũ rích rêu rao “tự do, dân chủ, nhân quyền”, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội, bất mãn trong và ngoài nước với nhiều phương thức và thủ đoạn khác nhau ra sức xuyên tạc, chống phá hòng gây chia rẽ, phá hoại đoàn kết nội bộ, phá hoại công cuộc xây dựng Nhà nước chủ nghĩa xã và việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Tiêu biểu cho những quan điểm, nhận thức lệch lạc đó là:

- Cho rằng “tham nhũng là sản phẩm của chế độ, thể chế chính trị ở Việt Nam, bản thân bộ máy đẻ ra tham nhũng, do xã hội thiếu dân chủ nên không thể chống tham nhũng thành công". Cho rằng tham nhũng là căn bệnh kinh niên của “chế độ độc đảng cầm quyền”, “do đảng cầm quyền độc đoán cai trị nên tình trạng tham nhũng tất yếu xảy ra...”.  Đây rõ ràng là luận điệu vô căn cứ, mang tính quy chụp để bôi nhọ và chống phá Đảng, phủ định sạch trơn những kết quả to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển của nước ta, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng cũng như quyết tâm chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Họ cho đây là “cuộc chiến nội bộ đã đẩy nhiều cán bộ vào bi kịch, oan nghiệt".   khai thác đời tư cán bộ, thêu dệt, gán ghép tạo sự tò mò, hiếu kỳ, biến sai phạm phải xử lý của một số cá nhân thành bản chất mặc định của cả hệ thống chính trị, cố tình quy chụp, … mục đích chính là để chống phá công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ của Đảng.

- Họ xuyên tạc mục đích, phủ nhận thành quả cuộc đấu tranh chống tham nhũng, cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam chỉ là sự “đấu đá” vì “lợi ích nhóm” của một bộ phận cán bộ, biến việc xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực và cán bộ có sai phạm thành chuyện “thanh trừng nội bộ, triệt tiêu phe cánh”.

Do đó,  chúng ta cần phải tỉnh táo nhận rõ sự phiến diện, chiêu trò chống phá của các thế lực thù địch. Thông tin sâu rộng trong quần chúng về công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta. Kiên quyết đấu tranh, lên án không để các thế lực thù địch có cơ hội lợi dụng để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Đảng, chính quyền và nhân dân ta. Mỗi người dân cần phải hết sức tỉnh táo, luôn đề cao tinh thần cảnh giác, tránh bị ngộ nhận, dễ dàng mắc bẫy xúi giục của các thế lực thù địch hay vô tình tiếp tay cho chúng thực hiện việc chống phá Đảng, Nhà nước ta./.

TIẾN HÀNH CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

 

Tiến hành công tác dân vận là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, chức năng cơ bản xuyên suốt, đồng thời là nguyên tắc hoạt động của quân đội ta, một mặt hoạt động công tác đảng, công tác chính trị. Thực hiện tốt công tác dân vận, giữ vững mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa quân với nhân dân đã trở thành truyền thống tốt đẹp, kinh nghiệm quý báu của quân đội ta trong suốt cả quá trình xây dựng, chiến đấu  và trưởng thành. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình nhiệm vụ cách mạng có bước phát triển mới với yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao, kẽ thù lại đang tiếp tục ra sức chống phá nhằm gây chia mối quan hệ bản chất, gắn bó tốt đẹp giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân..do vậy thực hiện tốt công tác dân vận càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là vấn đề sống còn và mang tính cấp thiết của cách mạng, của Đảng và Nhà nước ta. Công tác dân vận là một nhiệm vụ chiến lược của Đảng: vừa mang tính cơ bản, lâu dài, vừa có tính cấp bách và quan trọng góp phần củng cố và tăng cường thực lực cách mạng, củng cố quốc phòng- an ninh, xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới. Công tác dân vận của quân đội là một bộ phận của công tác dân vận của Đảng, một mặt hoạt động của quân đội, một bộ phận của hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, một vấn đề thuộc về bản chất, truyền thống của quân đội ta, nhằm xây dựng, củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa quân đội với nhân dân, góp phần củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, đồng thời góp phần vào xây dựng quân đội về mọi mặt, mà trước hết và trực tiếp là xây dựng bản chất cách mạng của quân đội./.

TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

 

Một trong những thành tựu nổi bật của sự nghiệp đổi mới là công tác giáo dục quốc phòng - an ninh được Đảng, Nhà nước chú trọng thực hiện, đạt kết quả thiết thực. Ngày nay, đất nước đang đi sâu vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, công tác giáo dục quốc phòng - an ninh phải được tăng cường hơn nữa, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Nắm vững và vận dụng quy luật "Dựng nước đi đôi với giữ nước" của dân tộc vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, Đảng ta khẳng định: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Hai nhiệm vụ chiến lược đó luôn được thực hiện đồng thời và kết hợp chặt chẽ với nhau. Thực tiễn công cuộc đổi mới cho thấy: những thành tựu mà nhân dân ta giành được trong sự nghiệp xây dựng đất nước luôn gắn liền với những thành tựu đạt được trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đó là: bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ; bảo đảm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, môi trường hòa bình để phát triển; kinh tế liên tục tăng trưởng ở mức cao, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện; quan hệ đối ngoại được mở rộng và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng; uy tín và vị thế của nước ta ngày càng được nâng cao, góp phần tăng cường thế và lực mới của đất nước.

Tình hình trên đặt ra cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nói chung, giáo dục quốc phòng - an ninh nói riêng những nhiệm vụ và yêu cầu mới rất cao, rất nặng nề. Điều quan trọng trước hết là phải giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức và toàn dân nhận thức đúng mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, cũng như đặc điểm, tính chất phức tạp, sự tác động của nó đối với sự nghiệp quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. Trên cơ sở đó, mỗi tổ chức và cá nhân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong hoạt động công tác theo chức năng, nhiệm vụ và trên cương vị, chức trách được phân công. Yêu cầu đặt ra đối với mỗi cán bộ, đảng viên và công chức là, dù hoạt động ở lĩnh vực nào cũng phải nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược, thấu suốt quan điểm: lấy giữ vững ổn định chính trị để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh là lợi ích cao nhất của đất nước. Trong quá trình hội nhập, phải tỉnh táo, linh hoạt, mềm dẻo; khi xử lý các vấn đề trong quan hệ hợp tác, nhất là những vấn đề nhạy cảm phải trên cơ sở giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hoạt động kinh tế, đương nhiên phải đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu, nhưng không phải là duy nhất mà phải đặt nó trong tổng hòa của các lợi ích kinh tế - quốc phòng - an ninh - đối ngoại, thông qua mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại./.

NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH VỚI CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI TRÊN LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG, AN NINH

 

        “Din biến hòa bình” là chiến lược phn cách mng ca các thế lc thù địch, s dng tng hp các phương thc phi vũ trang để thm thu, công phá vào tt c các lĩnh vc đời sng xã hi, làm suy yếu chuyn hóa t bên trong, tiến ti làm sp đổ chế độ xã hi ch nghĩa và nn độc lp dân tc các quc gia mà không cn chiến tranh. Đối vi Vit Nam, các thế lc thù địch xác định là mt trng đim chng phá, vi rt nhiu âm mưu, th đon tinh vi xo quyết din ra trên tt c các lĩnh vc, trong đó có quc phòng, an ninh.

Trong lĩnh vc quc phòng, an ninh, chúng tìm cách “phi chính tr hóa”, vô hiu hóa chc năng ca quân đội và công an, làm suy yếu tim lc quc phòng, an ninh, làm mt tính cht độc lp t ch, đa phương hóa, đa dng hóa, hòa bình, hu ngh và hp tác trong quan h đối ngoi, quan h quc phòng ca Vit Nam.

Trước tình hình đó, để đấu tranh phn bác làm tht bi các âm mưu, th đon chng phá ca các thù địch nói chung, trên lĩnh vc quc phòng an ninh nói riêng, đặt ra cn thc hin tt công tác tuyên truyn, giáo dc quan đim, đường li ca Đảng, chính sách, pháp lut ca Nhà nước v phòng, chng chiến lược “din biến hòa bình”, bo lon lt đổ ca các thế lc thù địch đối vi cách mng Vit Nam. Gi vng và tăng cường s lãnh đạo, tuyt đối, trc tiếp v mi mt ca Đảng đối vi lĩnh vc quc phòng và an ninh, đối vi Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; xây dng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vng mnh toàn din, trước hết và quan trng nht là vng mnh v chính tr, thc s là lc lượng chính tr - lc lượng chiến đấu trung thành và tin cy ca Đảng, ca Nhà nước xã hi ch nghĩa và nhân dân./.