Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2022

HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG CỦA ĐẢNG

 

Cuộc chiến phòng, chống tham nhũng đã và đang được Đảng và Nhà nước tiến hành mạnh mẽ; quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, không có vùng cấm; diễn ra ở mọi cấp, mọi ngành và đã đạt nhiều kết quả cụ thể rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao và quốc tế ghi nhận. Vậy nhưng, các thế lực thù địch trong và ngoài nước với nhiều phương thức và thủ đoạn khác nhau ra sức xuyên tạc công tác PCTN của Đảng và Nhà nước. Sau khi Bộ Chính trị triệu tập hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XIII bất thường để thi hành quyết định khai trừ khỏi Đảng và Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Chu Ngọc Anh- Nguyên Chủ tịch Tp Hà Nội về tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây thất thoát, lãng phí” và Nguyễn Thanh Long- Nguyên Bộ trưởng Bộ Y té về tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ”. Lợi dụng sự việc trên trang blog Tiếng Dân, ngày 06/6/2022, đối tượng Lê Huyền Ái Mỹ đã phát tán bài “Chuyện bình thường ở kỳ họp bất thường”… nhằm chống phá, gây rối, xuyên tạc với tần suất ngày càng phổ biến với những luận điệu xuyên tạc công tác cán bộ và công tác phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta, qua đó nhằm hạ thấp vị trí, vai trò của Đảng, gây mất đoàn kết nội bộ và làm giảm lòng tin của Nhân dân đối với Đảng.

Việc xử lý những cán bộ, đảng viên sai phạm, kể cả những người từng giữ cương vị rất cao là minh chứng cho quyết tâm chống tham nhũng, tiêu cực, đồng thời mang lại niềm tin rất lớn của nhân dân đối với Đảng trong cuộc chiến chống nội xâm. Thực tiễn nhiều quốc gia trên thế giới đã chứng minh đa đảng vẫn có thể nảy sinh tham nhũng, vẫn có thể khó khăn đấu tranh, ngăn chặn tham nhũng. Bằng chứng là nhiều nước đa đảng, thường xuyên được xếp hàng đầu thế giới về chống tham nhũng thì cũng chưa nước nào đạt được 90 trên 100 điểm tuyệt đối theo thang điểm của Tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International viết tắt là TI). Ví dụ, năm 2017, Niu Dilân xếp thứ nhất đạt 89 điểm; Đan Mạch xếp thứ hai đạt 88 điểm; Phần Lan thứ ba, Na Uy thứ tư, Thụy Sĩ thứ năm cùng 85 điểm; Thụy Điển thứ sáu với 84 điểm; Canada thứ bảy với 82 điểm; Luxembourg thứ tám với 82 điểm; Hà Lan thứ chín với 82 điểm; Anh thứ mười cùng 82 điểm; Đức thứ mười một với 81 điểm... Như vậy là tham nhũng vẫn hiện diện ở ngay những nước đa đảng vốn được phương Tây tự coi là dân chủ và trong sạch nhất.

Vậy đâu là những nhân tố quan trọng nhất tạo điều kiện nảy sinh và phát triển tham nhũng? Theo tổng kết của các nhà nghiên cứu và các tổ chức chống tham nhũng quốc tế, đó là: Hệ thống chính trị và hành chính thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực, tạo điều kiện cho người có chức vụ, quyền hạn có thể thu lợi bất chính mà không bị ngăn chặn từ bên trong; Thể chế thiếu minh bạch, dân chủ, tạo ra nhiều “vùng tối” khiến người dân khó giám sát và tố cáo hành vi tham nhũng; Chính sách đãi ngộ không đủ bảo đảm mức sống xứng đáng, nhất là trong môi trường kinh tế thị trường, khiến cho người có chức vụ quyền hạn phải tham nhũng như hành vi bất đắc dĩ; Văn hóa chính trị và công vụ thiếu chú trọng danh dự, liêm sỉ, thiếu đề cao sự trung thực khiến cho kẻ có chức, có quyền không sợ mất danh dự khi tham nhũng… Bất cứ ở đâu, dù là một đảng hay đa đảng, song còn những nhân tố như trên thì đều có thể là mảnh đất nuôi dưỡng tham nhũng, gây khó khăn trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Chúng ta thẳng thắn nhìn nhận rằng, công tác phòng chống tham nhũng vẫn còn những hạn chế, khó khăn, vướng mắc; tham nhũng trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội; tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và của chế độ. Thế nhưng, cũng phải khẳng định là những năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng và khá toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó có công tác phòng, chống tham nhũng. Với quan điểm xuyên suốt và nhất quán là sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó, không có “vùng cấm”, không có ngoại lệ. Chỉ tính riêng năm 2021, đã kỷ luật 618 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 132 so với năm 2020), trong đó có 32 trường hợp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Có thể khẳng định, những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, đã góp phần vào thành tựu chung của đất nước, tạo không khí phấn khởi trong xã hội, tăng cường niềm tin trong nhân dân. Hay nói cách khác, chính kết quả rất quan trọng này đã làm thất bại toan tính thâm hiểm phủ nhận công cuộc chống tham nhũng hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét