Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2022

CÓ PHẢI PHÁP LUẬT VIỆT NAM NẰM TRONG TAY KẺ CẨM QUYỀN

 

Sinh thời, khi nói về bản chất nhà nước mà chúng ta đang xây dựng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Ngay ở Điều 1, Hiến pháp năm 1946, Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo soạn thảo, đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái, trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Người nhấn mạnh: Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Do vậy có quyền nhân dân trực tiếp làm, trực tiếp thực hiện; có quyền nhân dân giao hay ủy quyền cho một tổ chức, một nhóm người hoặc cho một người thực hiện để thực hiện mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và quyền lực nhà nước, Đảng ta khẳng định: Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý thành cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội. Đảng thực thi quyền lực chính trị của các giai tầng xã hội mà mình đại diện bằng cách tác động vào nhà nước, để thông qua nhà nước hiện thực hóa quyền, lợi ích và ý chí của các giai tầng xã hội.

Khái niệm “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (ngày 29/11/1991) và tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng năm 1994 cũng như trong các văn kiện khác của Đảng. Tiếp theo là tại Đại hội lần thứ X xác định một trong tám đặc trưng chủ yếu của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng đó là “có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng”; đến Đại hội lần thứ XI và cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011) khẳng định trong phương hướng thứ bảy xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” và Điểm 2, mục IV khẳng địnhNhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”; trong Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; 2. Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; 3. Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”; tiếp đến là Đại hội XII xác định nhiệm vụ thứ 10 trong 12 nhiệm vụ tổng quát Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; phát huy dân chủ, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tệ nạn xã hội và tội phạm” và Đại hội XIII của Đảng xác định định hướng thứ 10 trong 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội”. Qua các ký Đại hội, quan điểm về Nhà nước pháp quyền xã hội đã có bước phát triển về chất trong nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.

Xuất phát từ bản chất Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được xây dựng trên cơ sở đáp ứng các nguyên tắc sau:

Một là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp;

Hai là, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, mọi chủ thể trong xã hội đều phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật mà Hiến pháp là đạo luật tối cao, bộ luật gốc mang tính nền tảng;

Ba là, khẳng định và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tôn trọng sự bình đẳng của mọi cá nhân trong thụ hưởng và phát triển quyền, không có sự phân biệt đối xử, trước tiên và chủ yếu trong việc tham gia vào công tác quản lý nhà nước và xã hội;

Bố là, Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật;

Năm là, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân. Quyền và nghĩa vụ của công dân được pháp luật thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện, thúc đẩy trong khuôn khổ luật pháp.

Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đặt dưới sự điều chỉnh tối cao của pháp luật. Do đó, pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải bảo đảm tính công khai, minh bạch, khả thi và hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và bảo vệ quyền con người. Nội dung Đảng lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân rất toàn diện và bao quát toàn bộ những vấn đề quan trọng về tổ chức, hoạt động của Nhà nước. Vấn đề cần phải nhận thức đúng là mặc dù Đảng có trọng trách lãnh đạo xây dựng Nhà nước, song trong bất cứ nội dung lãnh đạo nào của Đảng đối với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền đều phải dựa vào nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tuân thủ hiến pháp và pháp luật. Từ những luận cứ trên, có thể thấy luận điệu “Pháp luật Việt Nam nằm trong tay kẻ cẩm quyền” là luận điệu sai trái, xuyên tạc, nhằm chống phá mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét