Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

BỆNH MÙA BỎ PHIẾU

 

Từ “bệnh” ở đây được hiểu theo nghĩa là “thói xấu”. Vấn đề ở chỗ những cách hành xử được coi là “bệnh” này lại phát tác mạnh vào khoảng thời gian trước mỗi kỳ bình bầu thi đua cuối năm, bỏ phiếu quy hoạch, tín nhiệm... Lạ ở chỗ, cứ ủ bệnh rồi bùng phát vào thời điểm trước bỏ phiếu, nhưng sau đó, lại nhẹ nhàng biến mất triệu chứng ngay sau khi phiếu được kiểm xong không lâu. Tuy không phải là phổ biến, nhưng bệnh này, bệnh khác đã xuất hiện ở không ít địa phương, cơ sở, cơ quan, đơn vị.

Xin điểm qua vài dấu hiệu để mỗi cá nhân, tập thể tự nhìn nhận và đánh giá mức độ bệnh của những ai đó, cốt tìm ra phương thuốc hữu hiệu để chữa dứt điểm, tránh thành dịch bùng phát.

BỆNH TỐT ĐỘT XUẤT

Mà tốt thật! Tự dưng sếp đang khó tính, nguyên tắc đến cứng nhắc là thế, vốn chẳng quan tâm đến những người ở bên, bỗng dưng trước khi bỏ phiếu bổ nhiệm lại chức Trưởng phòng vài tuần, bỗng dưng quan tâm cấp dưới một cách đột ngột. Từ chuyện: Con ốm hả? Khổ thân cháu quá, em cứ nghỉ nhé, khi nào cháu đỡ thì đi làm không sao (quay ngược lại 180 độ với thái độ gắt gỏng trước kia: Ốm thì ốm, chỉ nghỉ một tiếng đi khám thôi đấy, thời giờ vàng ngọc mà cô cứ thế tôi trình tổ chức cho cô nghỉ. Con cô ốm chứ có phải cô đâu?); tới chuyện: Anh thấy chú dạo này gầy rộc, nhà thì xa, thôi chịu khó 4 rưỡi tan sở về cho sớm sủa nhé, cứ cầy cuốc tới đêm thế không khéo mà lại thành xác ve, việc cố làm được chừng nào thì làm, còn thì đưa tôi giúp”(trong khi chỉ cách có vài ngày trước thì gắt lên yêu cầu nhân viên ở lại làm đến khuya cho xong việc, trong khi sếp đi nhậu cả tối). Và thế là, tự dưng đang kỹ tính, dò xét từng ly từng tý, chuyển sang mát mẻ như trời thu; đang vốn như “mắm tôm” bỗng thành chè thập cẩm. Nhân viên thấy trưởng phòng thay đổi, thấy cũng dễ chịu, phấn khởi, tự dưng lại được đi muộn về sớm, để ý từ chuyện con ốm tới vợ chưa xin được việc làm, được bê trễ tý trong việc này, việc khác… Thế là thay vì bức bối bực dọc như trước, chuyển sang thì thầm với nhau “Sếp cứ tốt thế này, anh em được nhờ. 1 lá phiếu chứ mười lá phiếu mình cũng bỏ cho sếp”. Mà bỏ thật, bỏ đến cả trăm phần trăm. Ý kiến góp ý ngày hội nghị cũng thưa thớt hơn, không khí họp cũng giảm bề căng thẳng.

BỆNH SO BÓ ĐŨA NHƯNG KHÔNG CHỌN CỘT CỜ

Ấy là bệnh tính toán nhân sự trong thi đua. Chuyện là năm nay đến kỳ có thể lên lương trước hạn của sếp phó, đến kỳ chuẩn bị thi chuyên viên chính của anh Trưởng phòng, nên cứ thế tự động đến thời điểm bỏ phiếu, sếp phó với anh trưởng phòng được 2 suất Chiến sĩ thi đua với tỷ lệ nhất trí cao tuyệt đối. Vấn đề ở chỗ, anh em không ai tức tối cả, mà tự nguyện, hỉ hả bỏ phiếu, rồi thậm chí để hợp lý hóa, còn buông những lời khen trong công tác của 2 “cột cờ”, để ghi vào biên bản cho khớp. Lý do đơn giản, năm sau, “hai bác” đạt ý nguyện rồi, thì nhường cho chúng em. Vậy là cả làng cùng vui, bó đũa nào chẳng chằn chặn như nhau, cớ sao cứ phải tìm cờ, đến sứt đầu mẻ trán vì tờ phiếu với vài dấu nhân kia chứ?

BỆNH DÌM HÀNG, HẠ BỆ

Chẳng thể kể hết các mánh thường xảy ra trước mỗi kỳ xét thưởng, lên lương hay thi đua, quy hoạch. Nào là đơn tố cáo nặc danh anh A có vấn đề này, chị B có lỗi nọ, đạo đức, lối sống không nghiêm túc. Rồi tin đồn rỉ tai việc toàn đại sự cả liên quan tới các nhân vật có thể có phiếu cao trong đợt này. Một đồn mười, mười đồn trăm, đơn từ bay tới tấp. Và thế là đến lúc bỏ phiếu, không ít người phân tâm, nhất là khi lá đơn kia, tin đồn nọ chưa được kết luận rõ ràng. Người có lỗi đã đành, người ngay nhiều khi thành thất bại thảm hại vào kỳ bỏ phiếu bởi những tờ giấy tích vào cột không đồng ý kia.

BỆNH NHƯỜNG SẾP

Ai đó vẫn nghĩ, suy cho cùng, nhường sếp là tốt cho sếp, nhưng tốt cho mình, sếp được vui vẻ phấn khởi, được khen thưởng, lại úy lạo cho mình chút quan tâm. Ối kẻ xu nịnh còn chạy ra nói nhỏ: Anh thật xứng đáng, em là em tích đồng ý anh đầu tiên, chẳng cần suy nghĩ. Sếp được khen, được tăng lương, được thưởng đột xuất… sếp chẳng thể từ chối nổi, vì nhân viên nhiệt tình … nhường nhịn đến cùng. Đến cả suất đi nghỉ mát, đi nước ngoài, anh em cũng sẵn sàng nhường nốt. Nhiều khi việc “đánh giá cao” sếp xuất phát từ nhóm nhỏ, nhưng cứ nhìn nhau, so đo, rồi ánh mắt sếp cứ như nhận ra là mình định không bỏ phiếu, vậy là thôi, hòa cùng một nhịp cho xong, không lại bị trù dập, để ý. Và thế là cứ đến hẹn lại lên, năm nào sếp cũng là cột cờ cao nhất.

BỆNH BÈ PHÁI

Làm gì cũng phải “có hội có thuyền”, chỉ một cái rỉ tai, một loạt phiếu tích đồng ý có thể xuất hiện, và cũng cả loạt ấy có thể gạch thẳng vào cột bên cạnh không chút lăn tăn. Bè phái, lợi ích, cục bộ, địa phương có cả. Trước kỳ bỏ phiếu đôi khi lại xuất hiện những “mối thân tình” bên bàn nước, anh em “đồng hương đồng khói” kết nối, cùng hướng về một mục tiêu “hạ bệ” ai đó, hay “tôn vinh” người nọ, người kia.

BỆNH NÓI MỘT ĐẰNG, LÀM MỘT NẺO

Bất nhất giữa lời nói và hành động, đóng góp ở hội nghị thì khen 8 phần, chê chỉ 2. Thống nhất đề nghị khen thưởng, bình bầu, ấy thế mà đến lúc quyết bằng lá phiếu, tỷ lệ tụt thảm hại. Hóa ra, “miệng nói mà tay không làm”. Không ít người dở khóc dở cười khi đang phấn khởi, bởi đồng nghiệp đánh giá tốt ở hội nghị, nhưng rồi phiếu lại chẳng vượt nổi 50%. Nhiều khi ức mà cũng chịu, đâm ra thành nghi ngờ người này, kẻ khác chẳng công tâm với mình. Nghi kị, cảnh giác với nhau trong tập thể cũng vì thế mà phát sinh. Mất đoàn kết, lục đục cũng từ đây mà hình thành, phát tác….

Kể ra vài căn bệnh, mới chỉ là những phác thảo ban đầu, còn “muôn hình vạn trạng”, hay những dị bản thì không thể liệt kê hết được. Có điều, những căn bệnh này suy cho cùng thường xuất hiện ở những “cơ thể” yếu, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng không cao; tính tiền phong gương mẫu của người đứng đầu, không tốt; mỗi cán bộ, đảng viên chưa thực sự phát huy vai trò, trách nhiệm của mình.

Sếp có nhỡ phát bệnh “tốt lên đột xuất” mà nhân viên nghiêm túc, công tâm, thẳng thắn góp ý, không lợi dụng việc này để vì cá nhân mình (được đi sớm, về muộn, được nới lỏng trong thực hiện nhiệm vụ), công tâm trong đánh giá, thẳng thắn trong phê bình thì hẳn bệnh đã lành và sếp sẽ tốt lên thật chẳng phải vì cái mùa bỏ phiếu kia. Bệnh “so bó đũa chẳng chọn cột cờ”cũng chẳng còn cơ hội tái phát nếu tập thể tuân thủ nguyên tắc thi đua khen thưởng, tôn vinh người làm tốt, cách làm hay, mỗi người cùng công tâm đánh giá, dựa trên việc hoàn thành công việc được giao, trách nhiệm và nỗ lực. Chẳng phải vì thời điểm đặc biệt lên lương trước hạn hay cái chức danh chuyên viên, âu cứ làm tốt là được thành cột cờ nêu gương cho tập thể. “Dìm hàng hạ bệ” hay “bè phái”, “nói một đằng làm một nẻo” sao có chỗ trú chân nếu như người đứng đầu nghiêm túc làm gương, tổ chức Đảng phát huy sức chiến đấu, đảng viên dũng cảm đấu tranh với thói hư tật xấu. Chỉ khi người cán bộ, đảng viên tự đầu hàng với chính bản thân mình, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để biến mình thành nô lệ cho những thói xấu thì những căn bệnh kia mới phát tác, hoành hành. Thẳng thắn chiếu theo tiêu chuẩn, quy chế, chẳng mắc bệnh “a dua”, “nhìn theo”, hay mềm lòng nịnh cấp trên thì sao có dịch bệnh “nhường sếp” đến cả kỳ nghỉ mát?

Cơ thể có sức đề kháng tốt, bệnh dịch mới bớt hoành hành. Mà sức đề kháng ấy không phải từ trên trời rơi xuống, mà do tự thân vận động, tự tích lũy mà thành. Mỗi cá nhân đảng viên tự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu, phát huy vai trò đầu tàu gương mẫu, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm; mỗi tổ chức Đảng nâng cao sức chiến đấu, đấu tranh với thói hư tật xấu; cấp ủy – lãnh đạo phối hợp chặt chẽ trong đánh giá, nhận định cán bộ, đảng viên… thì cũng đủ để tạo nên một sức đề kháng tốt, chống lại những thứ gọi là bệnh mỗi độ đến kỳ bỏ phiếu!

ĐÔI LỜI GỬI ĐẾN GIÁO SƯ TRẦN NGỌC THÊM!


Được biết, tại Hội thảo giáo dục 2021 với chủ đề “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo.” Hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 21/11. Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng khái niệm "trồng người", quan điểm "tiên học lễ, hậu học văn" không còn phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay. Xin có đôi lời trao đổi với anh như sau:

Thứ nhất: Bản thân tôi cho rằng câu khẩu hiệu trên còn nguyên giá trị, không thể bỏ được mà phải tập trung đẩy mạnh việc giáo dục học sinh thực hiện theo khẩu hiệu trên một cách quyết liệt hơn. Chữ Lễ ở đây có nghĩa là, lễ phép, lễ nghi, lễ độ…là nền tảng, là gốc rễ của mỗi con người. “Tiên học lễ” có nghĩa là khi bắt đầu sự học thì phải học những đức tính tốt đẹp của con người, học bản sắc văn hóa của dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, biết kính trên nhường dưới, hiếu thuận mẹ cha và lòng tự tôn dân tộc...Lễ là cái gốc, là rường cột trong ngôi nhà giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo dạy không dạy học sinh về những chuẩn mực đạo đức, luân lý và mục tiêu để phấn đấu, trao dồi, rèn luyện để lớn lên trở thành những con người có lý tưởng, có mục tiêu phấn đấu. Chỉ học văn mà không học lễ thì con ngươi ta ví như đi giữa biển khơi mà không biết bến bờ.

"Hậu học văn": có nghĩa là sau khi giáo dục về đạo đức mới được học về văn hóa, học về tri thức, chiếm lĩnh tri thức, làm chủ tri thức nhân loại, biến thành người giỏi, tiến bộ phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. “Tiên học lễ, hậu học văn” định hướng cho con người ta thấu đáo lễ nghĩa, lễ phép, lễ độ đầu tiên sẽ dễ cảm hóa, dễ tiến tới mức độ thành công một cách dễ dàng trong các mối quan hệ khác hay hiểu vận dụng vào làm việc để đất nước ngày càng giàu mạnh, phát triển…Không nghiễm nhiên mà chữ giáo dục luôn luôn đứng trước chữ đào tạo trong mọi hoàn cảnh. Có tài năng, linh động, sáng tạo nhưng không có mục tiêu, định hướng, lý tưởng để phấn đấu thì cái tài năng ấy không những không có ích cho xã hội mà còn làm băng hoại các giá trị xã hội.

Lịch sử dân tộc ta trải qua gần 5.000 năm, bên cạnh nhân tài làm vẻ vang đất nước cũng có không ít người có tài nhưng không có đức, đi ngược với lợi ích của quốc gia dân tộc, chà đạp lên truyền thống yêu nước thương nòi. Có thể kể đến Trần Ích Tắc, vương tử của nước Việt, kẻ ôm kinh luân đầy một bụng nhưng phản quốc theo giặc và sống vong quốc nô. Trương Vĩnh Ký, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Hoàng Văn Hoan cũng là những người có tài nhưng thất đức, phản bội tổ quốc, rước giặc vào nhà và chém vào tổ quốc những vết chém ngang lưng. Những kẻ đó cũng vì hám danh, hám lợi, mà cái gốc rễ vẫn đề chính là không biết liêm sỉ, trung ,hiếu , tiết, nghĩa.

Nước Việt sẽ đi về đâu khi nguồn cội bị mất, khác nào cái cây chỉ có phần ngọn mà không có phần cội? Vì thế mà Nguyễn Du viết: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài/Có tài mà cậy chi tài/Chữ tai đi với chữ tai một vần.Cụ Hồ dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Để xây dựng Chủ nghĩa Xã hội cần có con người XHCH, và để ươm mầm tài năng cho những chủ nhân tương lai của đất nước; xây dựng CNXH vừa hồng, vừa chuyên thì cần phải có con người đủ đức, đủ tài. Có thế thì người Việt Nam mới mong bước ra thế giới với tâm thế “thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay”!

Thứ Hai: Xin mạn đàm về khái niệm “trồng người”, “Trăm năm trồng người” là một câu nói khá quen thuộc với người Việt. Câu nói này lấy từ kế sách trị nước của một nhân vật thời Xuân Thu, đó là nhà chính trị gia, nhà quân sự và nhà tư tưởng Quản Trọng. Thời ông làm tể tướng nước Tề và giúp nước Tề từ chỗ loạn lạc tranh giành ngôi vị mà trở thành nước hùng mạnh nhất và Tề Hoàn công được tôn lên đứng đầu Ngũ bá. Quản Trọng nói “Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc; thập niên chi kế, mạc như thụ mộc; chung thân chi kế, mạc như thụ nhân”. Nghĩa là Kế cho một năm thì không gì bằng trồng lúa; kế cho mười năm thì không gì bằng trồng cây; kế cho suốt đời thì không gì bằng đào tạo con người.

Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây/vì lợi ích trăm năm trồng người”. Cụ Hồ rất quan tâm đến thế hệ trẻ, coi lớp trẻ là rường cột của quốc gia trong tương lai. Trong Di chúc thiêng liêng để lại cho chúng ta, Bác viết: “Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên”.

Vận dụng tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi công tác đào tạo bồi dưỡng phải đạt cho được mục tiêu giáo dục toàn diện để người học sau khi đào tạo đủ sức phục vụ nhân dân. Xây dựng được những con người và thế hệ có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, CNH, HĐH đất nước, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ - là những người kế thừa xây dựng CNXH vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác.

Từ những lẽ trên, cá nhân tôi nghĩ không thể bỏ những triết lý giáo dục nhân bản, đã gắn liền với bản sắc văn hóa và con người Á Đông như “Tiên học lễ, hậu học văn” và tư tưởng “Trồng người” thưa giáo sư Trần Ngọc Thêm./.


KỶ NIỆM 200 NĂM NGÀY SINH PHƠRÊĐƠRÍCH ĂNG-GHEN .


(Friedrich Engels) sinh 28-11-1820 tại thành phố Barơmen ở miền Rênani, nước Đức.

Ông là người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản, người bạn chiến đấu của Các Mác.

Theo V.I.Lênin, muốn hiểu Ph.Ăngghen đã làm gì cho giai cấp vô sản thì phải nhận rõ ý nghĩa của học thuyết và hoạt động của C.Mác đối với sự phát triển của phong trào công nhân hiện đại.

Từ sau khi gặp gỡ năm 1844, Ph.Ănghen đã trở thành người bạn, người đồng chí gần gũi, thân thiết của C.Mác.

Kế thừa những trào lưu tư tưởng tốt đẹp nhất của loài người đến thế kỷ XIX (triết học Đức, kinh tế chính trị Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp) và tổng kết thực tiễn trong thời đại mình, Ph.Ăngghen cùng C.Mác đã sáng tạo ra học thuyết Mác - một học thuyết hoàn chỉnh, chặt chẽ và chính xác, tính khoa học thống nhất với tính cách mạng triệt để.

Toàn bộ học thuyết của hai ông là kết quả của quá trình nghiên cứu rất nghiêm túc, qua đó giải đáp được nhiều vấn đề mà nhân loại đặt ra...


KHÔNG CÓ CHUYỆN DÙNG TỎI TRỊ DỨT COVID-19 TRONG VÀI GIỜ ĐỒNG HỒ

Nhiều chiêu dùng tỏi trị COVID-19 chưa qua kiểm chứng xuất hiện nhan nhản trên mạng xã hội. Để tăng tính thuyết phục, có tài khoản còn nhấn mạnh bài thuốc được F0 đã mất về hướng dẫn trong giấc mơ.

Nhận định về các bài thuốc lan truyền trên mạng, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, cho biết với những bài thuốc lan truyền trên mạng, bệnh nhân không nên tin. Đây là các bài thuốc chưa qua kiểm chứng.

Lương y Nguyễn Xuân Hướng phân tích: “Tỏi có tính cay nóng, tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Thế nhưng, việc ăn quá nhiều tỏi sẽ gây viêm dạ dày. Tỏi không có tác dụng chữa COVID-19. Có thể, bài thuốc ngẫu nhiên phù hợp với người này nhưng lại không có tác dụng với người khác. Việc sử dụng thảo dược phải tùy theo cơ địa, âm dương hàn nhiệt của từng người. Cho nên, bà con không nên chủ quan, tin tưởng vào các bài thuốc dân gian, truyền miệng trên mạng xã hội”.

Cũng theo lương y Nguyễn Xuân Hướng, việc dùng bài thuốc tràn lan mà không sử dụng thuốc do y tế địa phương cung cấp để trị COVID-19 là rất sai lầm. Thuốc tây đã có thử nghiệm lâm sàng, còn bài thuốc đông y chưa qua thử nghiệm. Các bài thuốc đông y do các lương y giới thiệu thì cũng chỉ mới dùng để hỗ trợ, chứ không thể thay thế phác đồ điều trị COVID-19 do Bộ Y tế hướng dẫn.


KHÔNG CÓ CHUYỆN PHONG TỎA THÀNH PHỐ HCM


Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh mạo danh nội dung khẩn từ văn phòng Chính Phủ về tình hình dịch bệnh và một số giải pháp được áp dụng trong địa bàn thành phố HCM trong ngày hôm qua. Ngay trong ngày 26/11, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM khẳng định thông tin trên hoàn toàn là tin thất thiệt.

Những ngày vừa qua, số ca nhiễm tại thành phố HCM nói riêng và khu vực miền Nam nói chung đang tăng cao, tuy nhiên việc số ca bệnh tăng vẫn đang trong tầm kiểm soát. Số ca F0 tuy tăng nhưng thành phố vẫn đang đảm bảo được việc chữa trị cho số F0 mới.

TPHCM đang chuyển sang trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19”. Tính đến ngày 24/11/2021 là 7.890.985 mũi 1 và 6.415.954 mũi 2 vắc xin phòng COVID-19 được tiêm cho người dân TP.

Kể từ đầu đợt dịch đến nay, các thông tin tràn lan trên mạng xã hội đã khiến cho nhiều người hoang mang về tình hình dịch bệnh. Các cơ quan chức năng cần chung tay vào cuộc, xây dựng cơ chế và xử lí kịp thời các trường hợp để làm gương đồng thời tránh gây hoang mang trong dư luận.

Mỗi người dân là một chiến sĩ trên không gian mạng và chính chúng ta cũng có thể là nguồn tiếp tay cho các phần tử xấu. Chính vì vậy chúng ta cần nâng cao cảnh giác của bản thân, chấp hành các quy định về phòng chống dịch, và đọc thông tin từ các nguồn chính thống.


BÀI CŨ QUÁ!

 

Nhà đài RFA lại vừa đưa tin rằng anh Hùng gàn, tức Lê Trọng Hùng bị đánh đập tra tấn trong trại giam khiến sức khỏe nguy kịch.

Chẳng cần đọc hết tin thì tôi cũng đoán biết tin này do Na, vợ Hùng gàn cung cấp cho nhà đài RFA.

Nhưng Na gặp Hùng lúc nào, bằng chứng Hùng bị đánh đạp, tra tấn đâu thì tuyệt nhiên không có.

Vẫn là chiêu bài cũ, vợ của các nhà “dân chủ” tung tin cho các nhà đài như RFA, BBC, các nhà đài này nhào nặn thêm để tuyên truyền chống Việt nam.

Tuy nhiên sự thực là chẳng ai bị tra tấn, đánh đập cả.

Với lại, ngữ như Hùng gàn thì có gì mà phải tra tấn với đánh đập làm gì, cần tra khảo gì đâu, tội trạng thì rõ ràng rồi.

Chỉ có cái mồm điêu của các nhà “dân chủ” và các nhà đài mà thôi!

Bài này quen lắm rồi nhưng vẫn cứ được diễn đi diễn lại, nhàm quá đi mất!


TẠI SAO PETER LÂM BÙI (BÙI TUẤN LÂM) Ở ĐÀ NẴNG BỊ CÔNG AN TRIỆU TẬP?

 

Nick name Peter Lâm Bùi, tên thật là Bùi Tuấn Lâm là một Người Công giáo hành nghề bán phở ở Đà Nẵng và từ trước đến nay được biết đến là một trong những thành viên của tổ chức, hội nhóm “NoU”- tổ chức nổi lên danh nghĩa là tập hợp những người “yêu nước”, đấu tranh “bảo vệ chủ quyền biển đảo” để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, kích động gây rối trật tự công cộng tại địa bàn thủ đô Hà Nội và một số địa phương khác như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là liên quan đến vấn đề bảo vệ chủ quyền của Biển Đông. Những ngày qua, Peter Lâm Bùi lại tiếp tục được dư luận quan tâm xoay quanh vấn đề ngày 16/11/2021 anh đã bị Công an thành phố Đà Nẵng gửi giấy triệu tập vì liên quan đến các hoạt động phức tạp về an ninh, trật tự trong thời gian qua.

Đáng nói hơn, chưa biết thực hư vụ việc như thế nào, một số trang mạng vốn dĩ lâu nay vẫn luôn quan tâm, ủng hộ cho các hoạt động của “NoU”, của Peter Lâm Bùi về các hoạt động liên quan đến chính quyền như BBC Tiếng Việt, RFA, “Việt Tân”… đã đăng tải các bài viết với tiêu đề “Đà Nẵng: Dân bị công an triệu tập sau khi bắt chước “thánh rắc muối”. Vậy thực sự vụ việc anh Peter Lâm Bùi bị Công an thành phố Đà Nẵng triệu tập có thực sự liên quan đến việc anh bắt chước thánh rắc muối hay không?

Thực tế, trước đó, trên trang Facebook cá nhân của mình ngày 10/11, anh Peter Lâm Bùi có đăng tải đoạn clip anh thực hiện việc rắc hành khô thái nhỏ vào bát phở bò do anh chuẩn bị, giống như cách anh rắc muối lên đĩa bò “rắc muối” của Nusret Gokce. Vậy nhưng trên thực tế việc lực lượng Công an thành phố Đà Nẵng triệu tập anh Peter Lâm Bùi lại không hề liên quan đến việc anh bắc chước hành vi của “thánh rắc muối” như những gì mà các báo đài, trang mạng như RFA, BBC, Việt Tân đã đăng tải những ngày qua. Chính thực tế này mà BBC Tiếng Việt cũng đã phải chữa lại bài viết với tiêu đề cho rằng “Bùi Tuấn Lâm bị triệu tập không phải vì bắt chước thánh rắc muối?”.

Lâu nay, là một thành viên của hội nhóm “NoU’, trên trang mạng facebook cá nhân của mình, Peter Lâm Bùi thường xuyên đăng tải các bài viết, chia sẻ liên quan đến các hoạt động của nhóm “NoU” ở Hà Nội, Miền trung hay tại Sài Gòn; đồng thời, cổ vũ, chia sẻ, bình luận vào các bài viết của các đối tượng chống đối đất nước nhằm cổ vũ cho hoạt động vi phạm pháp luật của những người được gắn nhãn hoạt động đấu tranh cho “dân chủ’, “nhân quyền’, “tự do tín ngưỡng, tôn giáo”… trong thời gian gần đây. Và đó chính là lý do dẫn đến việc Peter Lâm Bùi bị Công an thành phố Đà Nẵng triệu tập để làm rõ các hoạt động liên quan đến vi phạm pháp luật trong thời gian qua.

Vậy nên, với những hoạt động trong thời gian vừa qua chắc hẳn việc anh Peter Lâm Bùi nhận được giấy triệu tập vào ngày 16/11/2021 vừa qua là người hiểu rõ lý do nhất tại sao mình lại đươc nhận giấy triệu tập. Đáng tiếc thay, chính anh lại đang bị đám báo đài thiếu thiện chí như RFA, Việt Tân… “giắt mũi” chơi trò “lập lờ đánh lận con đen”. Mong rằng, sau vụ việc này Peter Lâm Bùi sẽ rút ra được bài học cho mình khi hầu hết các chân rết của NoU số thì đã bị xử lý, thi hành án, số thì đang chờ xét xử và số thì sống phiêu bạt ở xứ người; nếu không việc một ngày nào đó y sẽ tiếp tục được Công an thành phố Đà Nẵng gửi giấy triệu tập hay thậm chí ở mức độ vi phạm pháp luật cao hơn là điều dĩ nhiên. Hãy “quay đầu lại bờ” khi còn chưa quá muộn và chỉ nên hành nghề bán phở theo đúng nghĩa chứ đừng hành nghề “dân chủ” bán phở nữa thưa anh Peter Lâm Bùi!

CUỐI NĂM LẠI DIỄN TRÒ LỐ


Lệ thường, dịp cuối năm, các nơi tổ chức tổng kết, bình bầu thi đua khen thưởng, đánh giá lại năm cũ và khởi động cho năm mới. Tổ chức Việt Tân cũng học theo nếp đó nhưng lại ở khía cạnh diễn trò lố bịch: tung hô, “trao giải” cho kẻ phản dân, hại nước.

Hôm 18/11, tổ chức khủng bố Việt Tân tiếp tục khuếch trương về “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng 2021”. Thông tin rêu rao: “Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng năm 2021 với chủ đề nghĩa đồng bào trong mùa đại dịch, để vinh danh những hoạt động cứu trợ dân nghèo khó trong đại dịch COVID-19 vừa qua đã bị chính quyền bỏ rơi”. Đồng thời, Việt Tân “mong mỏi giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng năm 2021 sẽ là một đóng góp thêm nữa vào phong trào dân giúp dân”. Trong thông báo này, Việt Tân đã sử dụng những cụm từ đánh vào lòng nhân nghĩa của con người để lừa bịp, đó là lấy danh nghĩa “cứu trợ dân nghèo khó trong mùa đại dịch”, “đóng góp vào phong trào giúp dân”… Xem qua, thiết tưởng như đây là hành động nhân ái nhằm giúp đỡ đồng bào nghèo khó trong đại dịch COVID-19, từ đó có thể chạm vào lòng trắc ẩn, bao dung của con người. Tuy nhiên, đó chỉ là lớp sơn để che đậy bản chất xảo trá của tổ chức khủng bố, phản động này.

“Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” được Việt Tân tung ra lần đầu vào năm 2018, là sự tiếp nối trò trao thưởng trước đó, chỉ khác về tên gọi. Mục đích việc trao thưởng được Việt Tân lừa bịp thành “nhằm biểu dương tinh thần đấu tranh cho dân sinh dân quyền của nhà hoạt động dân chủ đã có nhiều nỗ lực tranh đấu bảo vệ quyền lợi của đồng bào và chủ quyền của đất nước” và “nhằm đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho nhân quyền của dân tộc Việt Nam”. Cái tên Lê Đình Lượng được lý giải là tên của “một người yêu nước đã có nhiều nỗ lực đấu tranh bảo vệ quyền lợi của đồng bào và chủ quyền của đất nước”!

Trò trao thưởng này theo lệ cứ rộ lên dịp cuối năm, lấy cớ để tổng kết, đánh giá, trao thưởng cho người “có nhiều đóng góp” trong năm. Cùng việc tung hô giải thưởng thì các đối tượng cũng tìm nhiều cách để tạo sóng dư luận, như tụ tập các thành phần chống phá đất nước để “hội thảo” hay “hội thảo trực tuyến”, đối thoại, phỏng vấn… Cuối năm ngoái, buổi trao “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” cũng được tung hô với một hội thảo “Cùng nhau lên tiếng cho quyền tự do ngôn luận” do nhóm chống đối livestream từ Sydney, Úc. Lần đó, “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” được trao cho Phan Kim Khánh, một đối tượng chống phá Nhà nước Việt Nam mà Việt Tân gọi là “sinh viên tù nhân lương tâm”! Tại buổi livestream “trao giải” này, Phan Kim Khánh được tô vẽ như một hình tượng để “giáo dục thế hệ trẻ”. Các đối tượng tung hô: “Anh Phan Kim Khánh mới có 23 tuổi và sắp hoàn tất chương trình đại học 5 năm, khi anh bị Công an tỉnh Thái Nguyên bắt giữ vào ngày 21/3/2017. Anh bị tuyên án 6 năm tù giam và 4 năm quản chế vì bị buộc tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Trên nhiều bài viết tung lên mạng Internet, các đối tượng còn tô đậm những câu nói thực chất là sự bao biện hành vi phạm tội chống phá đất nước của Phan Kim Khánh nhưng lại coi như tuyên ngôn: “Trong tương lai gần, tôi muốn trở thành một người làm truyền thông thực thụ, tôi muốn góp sức vào phong trào đấu tranh cho nền dân chủ, tự do báo chí tại Việt Nam”! Trên các trang VOA, RFA… nói rằng “Ông là một người dẫn chương trình được nhiều sinh viên trong trường Đại học Thái Nguyên biết đến. Ông cũng là một thành viên của chương trình Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI)”…

Thực tế, Phan Kim Khánh là đối tượng đã bị TAND tỉnh Thái Nguyên tuyên phạt 6 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự năm 1999. Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Thái Nguyên, từ năm 2015 (khi đang là sinh viên Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên), Phan Kim Khánh đã kết nối với một số đối tượng phản động ở hải ngoại lập tài khoản trên mạng xã hội để đăng tải nhiều bài viết có nội dung vu khống, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; bài viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng… Tại phiên toà, Phan Kim Khánh đã khai báo thành khẩn, thừa nhận do kém hiểu biết về chính trị, pháp luật nên đã bị các đối tượng phản động lôi kéo, kích động dẫn đến phạm tội. Bị cáo Khánh bày tỏ sự hối tiếc về việc làm của mình và đề nghị hội đồng xét xử cho được hưởng sự khoan hồng của pháp luật để có cơ hội làm lại cuộc đời, báo hiếu cha mẹ.

Năm 2018, Việt Tân đã xướng tên người nhận “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” cho Trần Thị Nga - đối tượng năm 2017 bị TAND tỉnh Hà Nam tuyên phạt 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Nga đã có hành vi trực tiếp lập các tài khoản Blog, Facebook cá nhân và trang YouTube để làm, tàng trữ, đăng tải 13 video clip có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, truyền bá tư tưởng phản động, gieo rắc sự nghi ngờ, gây hoang mang trong nhân dân. Nga còn trả lời phỏng vấn các đài, báo phản động ngoài nước để cung cấp những thông tin, tình hình sai lệch về hoạt động của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp nhằm mục đích chống Nhà nước Việt Nam.

Với Lê Đình Lượng - đối tượng đang chấp hành án tù mà Việt Tân lấy làm tên giải thưởng, trái ngược với “một người yêu nước” như Việt Tân vẫn rêu rao. Đây là đối tượng cộm cán, một cánh tay đắc lực của tổ chức Việt Tân, hoạt động phổ biến ở các địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Quá trình hoạt động, Lê Đình Lượng đã sử dụng những thủ đoạn như thông qua các trang mạng xã hội đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết tuyên tuyền cổ súy cho Việt Tân, trong đó có nhiều bài viết bình luận, ca ngợi Việt Tân, cổ vũ cho đường lối của Việt Tân, xuyên tạc về tình hình đất nước, đả kích Đảng Cộng sản Việt Nam, lợi dụng các sự kiện chính trị, xã hội, phát triển kinh tế, an sinh xã hội, môi trường để xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong quần chúng nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Năm 2018, Lê Đình Lượng bị TAND tỉnh Nghệ An tuyên án 20 năm tù và phạt quản chế 5 năm về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Bằng việc tô vẽ cho các đối tượng nhận giải thưởng với danh hão như “nhà báo tự do”, “nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền”, “tù nhân lương tâm”, “công dân yêu nước”..., cái gọi là “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” chỉ là thủ đoạn để tổ chức Việt Tân hợp thức hóa việc cung cấp tiền bạc cho những kẻ được họ tiếp tay hoạt động chống Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam. Đồng thời, thông qua đó nhằm tiếp tục cổ súy, lôi kéo các đối tượng khác hoạt động phục vụ âm mưu chống phá Việt Nam của tổ chức này. Cùng với việc rêu rao giải thưởng, các đối tượng nhằm tạo sóng dư luận, gây sự chú ý từ quốc tế để bôi nhọ, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, qua đó lấy cớ để gây sức ép, can thiệp vào tình hình trong nước. Để gây chú ý, chúng không ngừng tung hô giải thưởng “có giá trị” cả vật chất lẫn tinh thần, sau đó tự lập “hội đồng” đưa ra các ứng viên nhận giải. Cứ nhìn những người được các tổ chức này trao giải, nhiều người không nhịn được cười, không hiểu là họ đang diễn hề hay làm trò kỳ quặc gì.

Giải thưởng là thể hiện sự tôn vinh cho tập thể hay cá nhân nào đó có thành tích, cống hiến. Giải thưởng mang tên nhân quyền còn thể hiện giá trị thiêng liêng, cao quý bởi ý nghĩa của cụm từ này. Vậy mà những tổ chức chống phá lại lấy cớ trao thưởng để tập hợp những thành phần là tội phạm chống phá đất nước, chống phá nhân dân, biến hành vi phạm tội của các đối tượng thành những danh xưng mĩ miều “đấu tranh cho tự do dân chủ”, “vì tiến bộ xã hội”, “vì quyền con người”… Rõ ràng, các tổ chức này đã xâm phạm, bôi nhọ lên giá trị quyền con người nhưng lại tự huyễn hoặc bảo vệ quyền con người, vì con người.

Còn những cá nhân được “vinh danh” trao giải thì thực chất chỉ như những con rối, quân cờ, ngồi chấp hành án trong trại giam nhưng bị kẻ địch bên ngoài mượn tên để điều khiển, vì động cơ chống phá đất nước. Bởi vậy, những phạm nhân đó chớ nên nghe ảo vọng từ đâu mà nghĩ khác, làm khác để tự cho mình là “tù nhân lương tâm”, kiếm tìm giải thưởng ở trời Tây. Chẳng có giải thưởng nào từ các thế lực chống phá bên ngoài giúp phạm nhân “đến với tự do, dân chủ”. Muốn trở về với tự do, dân chủ như công dân bình thường, điều trước mắt và quan trọng nhất là trót bước lạc đường thì nay chấp hành án trong trại giam, hãy ăn năn hối cải, biết nhận ra lỗi lầm để cải tạo tiến bộ, sớm tìm lại con đường về với gia đình, sống có ý nghĩa trên đất nước, quê hương mình.


LUẬN ĐIỆU SUY DIỄN QUY ĐỊNH MỚI VỀ NHỮNG ĐIỀU ĐẢNG VIÊN KHÔNG ĐƯỢC LÀM


Ngày 25/10/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 37-QĐ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định “Về những điều đảng viên không được làm” thay thế Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 1/11/2011 trước đây.

Lợi dụng vấn đề này, trên nhiều trang mạng của cá nhân, tổ chức thù địch, phản động, hội đoàn chống cộng hải ngoại xuyên tạc rằng, việc Đảng ban hành quy định mới chứng tỏ sự mục nát, là “vá những lỗ thủng quá nhiều của chế độ”. Các đối tượng vu cáo gốc rễ của tham nhũng là “do lỗi của thể chế chính trị”, lỗi hệ thống tạo ra chứ không phải do biện pháp thực hiện, từ đó quy kết việc Đảng đưa ra hết biện pháp này đến biện pháp khác để chống tham nhũng mà không thay đổi chế độ thì không bao giờ chống tham nhũng được. Đưa ra luận điệu “Đảng đứng trên pháp luật”, các đối tượng suy diễn “Đảng loay hoay, mò mẫm soạn ra các văn bản giấy tờ quy định cấm cho thêm rắc rối, chồng lấn pháp luật, vì những điều ấy pháp luật cũng cấm rồi, đảng viên cũng là công dân, thêm điều cấm là Đảng đứng trên, đứng ngoài pháp luật”!

Trên đài RFA, VOA, BBC… đăng tải nhiều bài xuyên tạc Quy định 37. Họ tự cho mình vai trò “phán xét”, viện dẫn ý kiến của đối tượng vốn có tư tưởng chống đối Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Điển hình như đối tượng Nguyễn Vũ Bình (từng có thời gian công tác tại một tạp chí ở Việt Nam) suy diễn trên RFA rằng: “Chắc chắn là không thể kiểm soát được, những quy định cấm đảng viên người ta đưa ra chỉ là những chiêu bài chứ nó không có hiệu quả trong thực tế”. Hay đối tượng Nguyễn Huy Vũ cũng “tát nước theo mưa”, xuyên tạc: “Mục đích duy nhất hiện nay chỉ vì lợi ích vật chất và địa vị, đã qua rồi cái thời mà người ta tham gia vào Đảng Cộng sản chỉ vì những lý tưởng thơ ngây”. Xuyên tạc những nội dung mới, số này tập trung khoét sâu vào một số quy định như cấm đảng viên nhập quốc tịch nước ngoài, cấm chuyển tài sản hay cấm thực hiện các giao dịch tài sản ở nước ngoài nhằm quy kết, rêu rao là vi phạm Hiến pháp…

Thực chất, đây là những luận điệu hòng hạ thấp mục tiêu, vai trò, ý nghĩa của Quy định mới về những điều đảng viên không được làm, tạo ra diễn biến tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, làm giảm niềm tin đối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phủ nhận thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Và cuối cùng là làm suy giảm niềm tin, hạ thấp, thúc đẩy, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.

Trước hết cần khẳng định, quy định về kỷ luật Đảng là công tác hệ trọng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đây là công việc thường xuyên, liên tục và mang tính kế thừa. Việc bổ sung một số quy định mới để đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Từ đó, tổ chức Đảng, đảng viên có cơ sở, căn cứ để rèn luyện, tu dưỡng, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ. Do đó, không thể lợi dụng vào một số quy định mới để xuyên tạc, suy diễn.

Việc Đảng ta sửa đổi, bổ sung Quy định về những điều đảng viên không được làm không chỉ thể hiện sự quyết tâm của Đảng mà còn tạo niềm tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

 


VĂN HÓA CÒN LÀ DÂN TỘC CÒN


Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII khai mạc sáng 24/11 tại Hà Nội. Tham dự Hội nghị có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng...

Khẳng định ý nghĩa đặc biệt của Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng bí thư nhấn mạnh rất vui mừng, vinh dự và hào hứng được dự hội nghị này.

Ghi nhận vai trò quan trọng của văn hóa, Tổng bí thư nói lâu nay văn hóa chưa được một bộ phận cán bộ và người dân nhận thức đầy đủ vai trò “soi đường cho quốc dân đi”.

Mượn lời tiền nhân: “Văn hóa là bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”, Tổng bí thư nhấn mạnh sự đồng tình với quan điểm “văn hóa còn thì dân tộc còn”. Văn hóa làm nên hồn cốt của dân tộc nên mất văn hóa là mất dân tộc.

Điều này được Tổng bí thư khẳng định nhiều lần trong suốt bài phát biểu.

Tổng bí thư dẫn ra nhiều khái niệm văn hóa mang tính học thuật của các nhà nghiên cứu và cũng chia sẻ quan niệm giản dị của mình về văn hóa với hội nghị. Theo đó, văn hóa rất gần gũi với đời sống, khi người dân được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ công bằng… ấy chính là văn hóa.

Ngược lại, những xấu xa, bỉ ổi chính là vô văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa.

Tổng bí thư lược lại lịch sử để cho thấy quan điểm xuyên suốt của Đảng về văn hóa ngay từ ngày đầu thành lập tới nay chính là văn hóa phải được đặt ngang hàng chính trị, kinh tế, xã hội, “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.

Không chỉ quan tâm phát triển văn hóa, Đảng ta đặc biệt chú trọng phát triển văn hóa quần chúng, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tổng bí thư khẳng định đây chính là điểm ưu việt của Đảng ta.

 

THỰC CHẤT CỦA ĐA NGUYÊN CHÍNH TRỊ

Gần đây, các thế lực thù địch vẫn ra sức tuyên truyền, cổ súy cho cái gọi là “đa nguyên chính trị”, coi đây là “biện pháp cứu cánh” suy cho cùng cho dân chủ, nhân quyền ở các quốc gia tiến bộ trong đó có Việt Nam. Vậy thực chất “đa nguyên chính trị” là gì và thực sự trên thế giới có “đa nguyên chính trị”?

“Đa nguyên chính trị” là một khuynh hướng xã hội học - triết học, tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, đảng phái, tổ chức chính trị khác nhau trong xã hội. Nó xuất hiện vào đầu thế kỷ XVIII, khi giai cấp tư sản còn là giai cấp tiến bộ trong đấu tranh chống độc quyền, bảo vệ sự đa dạng và bình đẳng của các nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, phát triển quyền tự do dân chủ tư sản. Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện, “đa nguyên chính trị” mất dần ý nghĩa ban đầu, trở thành thủ đoạn để điều chỉnh lợi ích trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các nhóm, tổ chức độc quyền có lực lượng ngang bằng nhau và là bình phong “dân chủ” che đậy sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội tư bản.

Khi chủ nghĩa xã hội xuất hiện, “đa nguyên chính trị” trở thành công cụ tư tưởng để giai cấp tư sản chống các nhà nước xã hội chủ nghĩa, phong trào công nhân và các trào lưu tiến bộ trên thế giới bằng việc đòi mở rộng quyền tự do dân chủ vô chính phủ, chống nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi thực hiện chế độ đa đảng, nhằm vô hiệu hóa và từng bước đẩy Đảng Cộng sản khỏi vị trí lãnh đạo xã hội, đòi xây dựng nhà nước pháp quyền tư sản - bề ngoài đại diện cho lợi ích của tất cả các nhóm, đảng phái đối lập, nhưng thực chất đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản.

Đề cập đến đến “đa nguyên chính trị” là nói đến hệ thống chính trị có nhiều cực, có nhiều đảng phái đại biểu cho những lợi ích đối lập nhau được tự do hoạt động, đó là một chế độ đa đảng. Chế độ đa đảng không phải là dấu hiệu của dân chủ, chế độ một đảng không phải là nguyên nhân của mất dân chủ. Cái gốc để bảo đảm dân chủ hay không dân chủ là tư liệu sản xuất nằm trong tay ai. Dưới chủ nghĩa xã hội tư liệu sản xuất nằm trong tay nhân dân lao động và họ là người làm chủ xã hội. Dưới chủ nghĩa tư bản tư liệu sản xuất nằm trong tay một thiểu số nhà tư bản, nền dân chủ đó là quyền làm chủ của một nhóm tư bản độc quyền. Còn quần chúng nhân dân chỉ là những người bị thống trị.

Chế độ đa đảng trong hệ thống chính trị tư sản chỉ là sự phân chia quyền lực giữa các phe cánh của một đảng lớn duy nhất là đảng của những nhà tư bản độc quyền. Không có một nhà nước nào không phải là nhà nước chuyên chính của một giai cấp. Chỉ có giai cấp tư sản không dám công khai thừa nhận điều đó mà thôi. Thực chất, chế độ đa đảng ở phương Tây, kể cả nước Mỹ cũng dựa trên cơ sở nhất nguyên chính trị, vì tất cả các đảng cánh hữu đều nhằm phục vụ chế độ tư bản, cho giai cấp tư sản. Qua tổng tuyển cử, đảng có đa số phiếu thì lập chính phủ điều hành công việc, các đảng khác là đối lập, mà chính các học giả tư sản gọi là đối lập trung thành, nghĩa là không thách thức các thể chế chủ yếu của chế độ tư bản, chỉ phê phán và phản đối một số chính sách cụ thể của chính phủ. Rõ ràng, tính nhất nguyên chính trị của nhà nước tư sản càng khẳng định không bao giờ được lãng quên tính giai cấp của nền dân chủ tư sản.

Như vậy, “đa nguyên chính trị” chỉ tồn tại trên lý thuyết, không có thật trong hiện thực. Các luận điểm cổ súy cho “đa nguyên chính trị” thực chất là đang tung hô cho “cái trên mây” chứ không phải “cái tồn tại thật”. Đó là điều phi lý.

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

“NẾU CÁN BỘ NÀO CŨNG VÌ DÂN”

Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII "Về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung" vừa ban hành được dư luận xã hội đánh giá rất cao, xem đây là đòn bẩy quan trọng, thể hiện quyết tâm lớn của toàn Đảng, toàn dân nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

          Người dân đang kỳ vọng rằng, nếu cán bộ từ cơ sở đến Trung ương lúc nào cũng nghĩ cho dân, cho nước thì chúng ta không có lý do gì không tạo nên những kỳ tích trong phát triển kinh tế, đổi mới đất nước.

          Nhìn lại 35 năm đổi mới, những thành tựu đất nước có được như ngày hôm nay một lần nữa khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, tinh thần năng động, sáng tạo và sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có đóng góp rất quan trọng của nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo, quản lý với bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực tổng kết thực tiễn sắc bén, tư duy đổi mới sáng tạo, khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

          Phải nói rằng: Nhiều lãnh đạo từ cấp cơ sở đến Trung ương rất năng động, sáng tạo, luôn đau đáu lo cho dân được ấm no, hạnh phúc, đất nước ngày một phồn vinh với giải pháp, cách làm tâm huyết như: Các cấp lãnh đạo đẩy mạnh gặp gỡ doanh nghiệp, trao đổi, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, sản xuất hiệu quả; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư; tham khảo mô hình hay, cách làm sáng tạo ở tỉnh bạn, ngành bạn, đưa về áp dụng ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình, cốt yếu là mang lại cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất, tinh thần cho nhân dân, đổi thay diện mạo trên quê hương. Những cán bộ ấy luôn trăn trở cùng dân, lo trước nỗi lo của dân, vui sau niềm vui của dân.

           Tuy nhiên, có một bộ phận cán bộ chỉ lo vun vén cho cá nhân, gia đình, “nhóm lợi ích” của mình; tham ô, tiêu cực trong đấu thầu, chỉ định thầu đến cất nhắc, ưu ái cho doanh nghiệp thân quen, người thân trong gia đình. Số cán bộ này, cái gì có lợi cho mình thì ra sức làm, ra sức bảo vệ; cái gì không thu được lợi cho mình thì thờ ơ, phó mặc.

          Cho nên, cán bộ dù ở vị trí nào cũng phải luôn nghĩ cho dân, cho nước là trên hết, trước hết. Cán bộ cấp xã phải thấy có lỗi với dân khi nhìn dân mình khóc trên ruộng của gia đình do bị doanh nghiệp ép giá; cán bộ cấp huyện phải tự vấn bản thân khi thấy trên địa bàn không thu hút được dự án đầu tư nào, không có một nhà máy, xí nghiệp nào để tạo việc làm cho nhân dân; cán bộ cấp tỉnh phải biết băn khoăn trước dân, trước địa phương khác khi địa phương mình đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú mà năm nào cũng phải lên Trung ương xin "cứu trợ", hỗ trợ kinh phí...

          Đặt lợi ích của dân, của nước lên trên hết, trước hết thì sự năng động, sáng tạo của người cán bộ mới đem lại lợi ích cho quốc gia, dân tộc. Đó không chỉ là niềm mong mỏi của riêng Bộ Chính trị mà là niềm mong mỏi của nhân dân.

GIÁO DỤC Ý THỨC KHÔNG GIAN MẠNG TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY


Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên không gian mạng không thể được thực hiện thành công và hiệu quả, nếu như chủ nhân của sự nghiệp ấy không có ý thức bảo vệ xứng tầm; việc giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng không được quan tâm đúng mức, bồi đắp thường xuyên.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, đặc biệt là công nghệ thông tin, internet đã trở thành không gian xã hội mới - “không gian mạng”. Không gian mạng có đặc điểm cơ bản là: tốc độ truyền tải, tìm kiếm thông tin nhanh, lưu trữ thông tin khổng lồ; tính liên kết cộng đồng, không biên giới, tính đa phương tiện, tương tác rất cao; là một bộ phận cấu thành của xã hội, bao trùm mọi mặt đời sống xã hội, mang lại những cơ hội, vận hội mới để các quốc gia, dân tộc hợp tác và phát triển. Mặt tích cực và mặt tiêu cực của không gian mạng rất phức tạp. Thông tin trên không gian mạng thật giả lẫn lộn, thiếu tính chính xác, khó kiểm chứng và kiểm soát, tác động tiêu cực đối với văn hóa cộng đồng; làm gia tăng nguy cơ lộ lọt bí mật nhà nước; suy giảm quyền lực nhà nước và sức mạnh quốc gia. Đồng thời, là công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng phá hoại; môi trường “màu mỡ” cho các tổ chức khủng bố, tội phạm hoạt động, v.v

Lợi dụng lợi thế đó, các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu đã, đang triệt để khai thác tính lan tỏa nhằm thực hiện “cuộc cách mạng truyền thông” đưa các thông tin xấu độc, giả mạo, những hình ảnh khiêu dâm, kích động bạo lực, kêu gọi hình thành các hội nhóm trái phép, lực lượng chính trị đối lập hoạt động đối trọng với Đảng; tuyên truyền lối sống thực dụng phương Tây, hưởng thụ, kích động hận thù dân tộc; bôi nhọ uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Nhận rõ tầm quan trọng và sự bức thiết bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, ngày 25/7/2018, Đảng ta ra Nghị quyết về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng” và Nghị quyết về “Chiến lược An ninh mạng quốc gia”. Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng không gian mạng quốc gia an toàn, lành mạnh, rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế; xây dựng, phát triển và bảo vệ nền văn hóa Việt Nam trên không gian mạng”2. Quân đội ta thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng là thực hiện nhiệm vụ trong môi trường tác chiến mới, với phương thức, hình thái chiến tranh mới - “không có khói súng”. Điều đó khách quan thúc đẩy, tạo thời cơ và thuận lợi mới, nhưng cũng đặt ra những thách thức đối với nhiệm vụ giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng trong Quân đội. Yêu cầu cơ bản của giáo dục là phải củng cố, nâng cao nhận thức, niềm tin, thái độ, tình cảm và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng cho mọi cán bộ, chiến sĩ, góp phần hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh mạng và nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng. Để làm được điều đó, cần thực hiện một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

Một là, tăng cường giáo dục nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội. Quán triệt và thực hiện tốt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về công tác giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật trong toàn quân, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật về an ninh mạng và bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng,

Hai là, đổi mới chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng trong Quân đội. Cần rà soát, điều chỉnh, xây dựng nội dung, chương trình giáo dục phù hợp với tình hình nhiệm vụ của Quân đội. Trong đó, ưu tiên những nội dung xây dựng bản lĩnh chính trị, ý chí quyết tâm, phẩm chất đạo đức, phong cách, lối sống; ý thức chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội; những kiến thức đạo đức, văn hóa, xã hội, khả năng tự vệ và kỹ năng phòng, chống thông tin xấu độc trên mạng xã hội.

Ba là, bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng cho cán bộ, chiến sĩ.

Bốn là, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch để nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng trong Quân đội.


XUYÊN TẠC CHIẾN DỊCH CHỐNG DỊCH COVID-19


          Có thể thấy, từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát năm 2019 đến nay, Việt Nam ta đã có những quyết sách chiến lược, có chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo từ Trung ương tới địa phương, đã đạt được một số kết quả ban đầu trong công tác phòng, chống dịch bệnh này. Hơn thế nữa, mỗi giai đoạn đi qua đều để lại một bài học mang tính giá trị và qua đó nhanh chóng đưa ra những phương án, đề xuất cũng như các biện pháp cụ thể để kịp thời ngăn chặn sự lây lan của các chủng Virus này.

          Trong đợt vừa qua, Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 đã tập trung chỉ đạo, trực tiếp kiểm tra, xử lý, tổ chức thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt, cần thiết, phù hợp để tăng cường phòng, chống, khoanh vùng, cách ly, dập dịch và tích cực điều trị. Các Phó Thủ tướng được phân công chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo tại các điểm nóng xảy ra dịch, không để ảnh hưởng lớn đến thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

          Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước, về tổng thể chúng ta cơ bản kiểm soát được tình hình và đã bước đầu khống chế dịch bệnh tại các địa bàn trọng điểm, nhất là Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các lực lượng tuyến đầu: y tế, quân đội, công an, các cấp, các ngành và đồng bào ta ở trong và ngoài nước, đặc biệt là các địa phương có dịch bùng phát đã quyết liệt, tích cực với tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực chung tay, chung sức, đồng lòng cùng Đảng, Nhà nước tập trung phòng chống, kiểm soát dịch bệnh và ổn định đời sống Nhân dân.

          Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành, đặc biệt là các lực lượng tuyến đầu chống dịch, các địa phương nêu cao tinh thần “chống dịch như chống giặc”; kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngừa và tấn công, tấn công là chủ động, là đột phá; phòng ngừa là cơ bản, chiến lược, thường xuyên, lâu dài, quyết định; tổng tiến công toàn diện, toàn lực, thần tốc, mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa ở những nơi có ổ dịch với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, lấy mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng, cuộc sống của người dân là chủ thể, là trung tâm và sự ổn định phát triển của doanh nghiệp lúc này là quan trọng. Thực hiện nghiêm phương châm “vắc-xin + 5K” và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ toàn diện, rộng rãi, trong đó vắc-xin là yếu tố quyết định, do đó cần khẩn trương triển khai nhanh, hiệu quả chiến lược vắc-xin.

          Đối với Quân đội ta, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã quán triệt nghiêm các văn bản chỉ đạo của các cấp về phòng, chống dịch. Trước diễn biến dịch đợt 4 ngày càng phức tạp, Bộ Quốc phòng đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra công tác SSCĐ và phòng, chống dịch tại các đơn vị, địa phương. Cục Quân y đã xây dựng kế hoạch huy động 971 tổ lấy mẫu trong toàn quân, sẵn sàng phục vụ hoạt động lấy mẫu, xét nghiệm; tổ chức tập huấn xét nghiệm cho quân y các đơn vị theo hình thức trực tuyến. Hiện tại, quân đội đã kích hoạt hệ thống phòng, chống dịch ở mức cao nhất; bảo đảm cơ bản các trang bị, phương tiện, vật tư, hóa chất, sinh phẩm phòng, chống dịch ở mức độ cao nhất trong thời gian ít nhất 2 tuần đến 1 tháng.

          Cùng với chủ động thực hiện phòng, chống dịch trong quân đội, các lực lượng đã điều động, tăng cường hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có lực lượng xét nghiệm cơ động và 43 tổ lấy mẫu tăng cường cho tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh; đến nay đã xét nghiệm được hơn 254.000 mẫu. Quân đội đã triển khai 3 bệnh viện dã chiến truyền nhiễm tại các tỉnh, đến hết ngày 30-5, các bệnh viện đã tiếp nhận 641 bệnh nhân Covid-19 vào điều trị. Bên cạnh đó, lực lượng bộ đội hóa học, quân y các đơn vị đã tổ chức phun khử trùng diện rộng các ổ dịch với tổng diện tích hơn 80ha.

          Đối với các tỉnh trên địa bàn Quân khu 7, các cơ quan, đơn vị đã triển khai 55 điểm cách ly với 12.5111 giường, hiện đang tổ chức cách ly cho 6.315 công dân. Quân khu đã thành lập 9 đội và 56 tổ cơ động phòng, chống dịch, 8 tổ chuyên khoa tăng cường, 51 tổ truy vết Covid-19 từ cấp tiểu đoàn và tương đương trở lên; thành lập bệnh viện dã chiến số 5 quy mô 500 giường bệnh sẵn sàng triển khai tại Quân đoàn 4 khi có lệnh của Bộ Quốc phòng; chuẩn bị 3 đội phòng, chống dịch thuộc lực lượng của 3 bệnh viện quân y sẵn sàng tham gia giúp bạn Lào, Campuchia khi có lệnh. Trên tuyến biên giới, lực lượng Biên phòng đang duy trì 1.906 tổ chốt chặn với gần 13.000 cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng; huy động 27 tàu thường xuyên tuần tra trên vùng biển, kịp thời phát hiện 1.814 trường hợp xâm nhập trái phép.

          Học viện Quân y đã tham gia đánh giá thử nghiệm lâm sàng vaccine sản xuất trong nước và hợp tác nghiên cứu thành công phương pháp xét nghiệm SARS-CoV-2 công suất lớn, góp phần vào chiến lược xét nghiệm rộng.

          Những kết quả đạt được trên là biết bao công sức, mồ hôi, có cả xương máu; sự đóng góp to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Nhưng với sự thiếu hiểu biết và sự ấu trĩ ở đâu đó của một số phần tử phản động, các thế lực thù địch đã tìm cách vu cáo, bịa đặt, đổ lỗi cho Đảng, Nhà nước về nguyên nhân bùng phát dịch, tạo tâm lý hoài nghi, bức xúc trong quần chúng nhân dân.

          Nêu cao cảnh giác trước những chiêu bài phá hoại đó. Mỗi người dân Việt Nam cần cẩn trọng khi tiếp xúc với mạng xã hội, không chia sẻ, bình luận những thông tin từ những tài khoản chứa đựng những nội dung có dụng ý xấu. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức phải nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết đấu tranh với những kẻ cơ hội, vạch rõ âm mưu xấu bẩn của chúng và cũng đồng thời là một chiến sĩ dân vận, trước tiên vận động người thân trong gia đình và những người xung quanh nêu cao tình thần yêu nước, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, chủ trương phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương, góp phần đẩy tan Covid-19, đua xã hội vào hoạt động bình thường, xây dựng đất nước ngày một phồn vinh, giàu mạnh.

Chủ đề: Sự thâm độc trong luận điệu xuyên tạc của BBC liên quan dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông

 

Mới đây khi trang điện tử của BBC đăng bài viết nói về đường sắt Cát Linh-Hà Đông với những luận điệu hết sức sai lệch thi chúng ta cần phải lên tiếng. Bởi nếu người đọc bài đó không nắm rõ bản chất sự việc và quá trình thông tin diễn biến sự việc thì sẽ dễ tin theo luận điệu xuyên tạc thâm độc của nó.

Thứ nhất, bài viết mở đầu với việc dẫn nhận định của các “khách mời từ Hà Nội” trong hội luận chuyên đề của BBC News Tiếng Việt (04/11/2021): Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông (Hà Nội) đã kéo dài quá lâu với nhiều lần lỡ hẹn khiến cho nhiều người dân rất chán và không còn háo hức chào đón!.

Hội luận chuyên đề này gồm những “học giả” có tiếng thiếu thiện chí và sẵn có cái nhìn phiến diện với Việt Nam thì ai cũng đoán biết được hội họ sẽ luận cái gì. Về thực tế người dân có hào hứng, háo hức chờ đón sự vận hành của tuyến đường sắt Cát Linh-Đông hay không thì báo chí, truyền thông, mạng xã hội và bao người chứng kiến thực tế thì quá rõ, những ngày đầu khai trương và tổ chức vận hành miễn phí đã đem lại cho người dân những trải nghiệm mới mẻ, tin tưởng và thỏa mãn sự chờ đợi. Phương thức vận hành an toàn với nhiều tiện ích hiện đại đẹp mắt như thang máy, thang cuốn, thang bộ, bảng biển thông tin hướng dẫn về giờ tàu; tin tức, thiết bị hỗ trợ người khuyết tật, hệ thống thu soát vé tự động, hệ thống thông gió, thoát hiểm theo tiêu chuẩn quốc tế, camera giám sát an ninh…

Thứ hai, bài viết nêu ra “bài học về tuyên truyền”, nghe rất có vẻ “tổng kết thực tiễn” cho rằng Việt Nam đã tuyên truyền dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông là do Trung Quốc giúp mà quên bản chất là dự án thương mại. Nhưng sự thật hoàn toàn không như bài viết phản ánh. Công tác tuyên truyền, báo chí, truyền thông đã đưa tin suốt quá trình triển khai dự án tuyến đường sắt này với thông tin đầy đủ để khẳng định đây là dự án hợp tác thương mại, với thông tin rất rõ ràng về các đối tác, vốn, sự chậm trễ, giải pháp giải quyết vấn đề chậm trễ và làm rõ trách nhiệm các bên liên quan. Nhiều bài báo của truyền thông Việt Nam đưa thông tin, từ khi khởi công vào năm 2011 đến nay, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc khiến thời gian triển khai kéo dài, chậm 6 năm so với mốc tiến độ hoàn thành dự kiến ban đầu. Đường sắt theo dự án này dài 13 km, có tổng mức đầu tư ban đầu 8.769 tỉ đồng (tương đương 552,8 triệu USD). Đến năm 2017, tổng vốn đầu tư tăng lên 18.000 tỉ đồng (khoảng 868 triệu USD). Dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước, 8 lần phải điều chỉnh tiến độ. Ngay những ngày này khi đường sắt Cát Linh-Hà Đông chính thức vận hành thì nhiều bài báo của Việt Nam đăng bài nhấn mạnh về sự chậm trễ “Đường sắt Cát Linh-Hà Đông chính thức vận hành sau 1 thập kỷ xây dựng”…

Thứ ba, luận điệu bài viết trên BBC còn xuyên tạc cả vai trò giám sát tối cao của Quốc hội Việt Nam. Để thấy rõ sự gian dối trong luận điệu này của BBC hãy đọc một ví dụ bài viết trên trang web quochoi.vn “Góc nhìn đại biểu: cần làm rõ trách nhiệm cá nhân, đơn vị chậm tiến độ đường sắt đô thị” (đăng ngày 31/07/2020) thì rõ sự thực. Bài báo chỉ rõ: Kể cả thời gian công thì công trình nay đã kéo dài tới gần một thập kỷ và liên tục thử thách lòng kiên nhẫn của người dân thủ đô cũng như cả nước – Trải qua 4 đời Bộ trưởng, với 8 lần chậm tiến độ tới thời điểm bấy giờ tháng 7/2020 vẫn chưa được đưa vào khai thác, vận hành thương mại.

Đại biểu Quốc hội và các cơ quan chuyên trách, báo chí, truyền thông và nhiều cử tri đã nêu chất vấn trách nhiệm các thời điểm lùi tiến độ và lý do không thể đạt tiến độ, làm rõ trách nhiệm cá nhân trong triển khai dự án đội vốn gấp nhiều lần đã trở thành một bài học đắt giá và suy giảm niềm tin của nhân dân. Tại một số diễn đàn Quốc hội kỳ họp trong năm 2020, ông Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) và nhiều đại biểu khác đặt câu hỏi: Hiện nay các dự án của ngành giao thông vận tải có nhiều tồn tại, trong đó vấn đề chậm tiến độ, vấn đề đội vốn rồi vấn đề chất lượng kém. Tôi muốn nói với Bộ trưởng là trách nhiệm cá nhân chúng ta có quy đến cùng không hay chỉ là tập thể?  Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ GTVT cũng thẳng thắn trả lời nhận rõ: Dự án ĐS Cát Linh-Hà Đông chậm do tư vấn trong nước và Ban quản lý dự án đều có yếu kém, tổng thầu có vấn đề; cán bộ ngành đường sắt trình độ cũng hạn chế nên khi triển khai lúng túng; khi ký hiệp định vay vốn, phía Trung Quốc được chỉ định tổng thầu Trung Quốc, không phải thi tuyển; tổng thầu này xây dựng đường sắt rất tốt nhưng vận hành thì thiếu kinh nghiệm. Bộ đã cùng với cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan điều tra vào cuộc để kiểm tra tất cả vấn đề đội vốn, những cá nhân, đơn vị vi phạm chắc chắn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tại cuộc họp trực tuyến với Ban Quản lý Dự án đường sắt ngày 02/6/2020, Bộ GTVT đã không chấp nhận việc tổng thầu Trung Quốc đề nghị ứng 50 triệu USD trước khi chạy thử, sau đó tổng thầu dự án phải chấp nhận và hợp tác. Đồng thời Bộ Giao thông Vận tải đã thực hiện giải pháp thuê đơn vị tư vấn độc lập (ACT của Pháp) để đánh giá an toàn hệ thống.

Như vậy rõ ràng, báo chí, truyền thông và các cơ quan chức năng đã tuyên truyền đầy đủ thông tin về bản chất dự án, đối tác, những khó khăn, những sự chậm trễ và trách nhiệm của các bên; vào cuộc làm rõ trách nhiệm để xảy ra đội vốn, chậm trễ. Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, cử tri cả nước và các cơ quan chức năng cũng thường xuyên giám sát, chất vấn, yêu cầu làm rõ trách nhiệm liên quan.

Dù đến nay dự án Đường sắt Cát Linh-Hà Đông đã cán đích nhưng bài học rút ra từ dự án này là hết sức chua xót và đắt giá trong việc hợp tác quốc tế nhất là đối với các công trình quốc kế dân sinh.

PHÂN BIỆT VACXIN VÀ CÁI KẾT!


Nhiều người chắc hẳn không lạ lẫm với cái tên Lê Hoài Anh, một người tự xưng là doanh nhân, với trang cá nhân với hơn 180.000 lượt theo dõi thường xuyên đăng tải các bài viết chống phá Đảng, Nhà nước.

Trong thời điểm Việt Nam phải căng mình chống dịch, Lê Hoài Anh liên tục đăng các bài viết chỉ trích cách chống dịch của chính quyền theo hướng đòi dỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội, vận động người dân không tiêm vacxin Trung Quốc. Chính facebooker này đã đăng tải nhiều thông tin giả liên quan đến việc người dân TP Hồ Chí Minh bỏ về khi biết phải tiêm vacxin Sinopharm của Trung Quốc

Nhưng cuộc đời không ai biết trước được chữ ngờ. Sau bài viết phản đối vacxin Sinopharm không lâu, chính Lê Hoài Anh lại bị nhiễm Covid, bị trở nặng và liên tục đối mặt với thần chết. Nếu không nhờ sự cứu giúp của các thầy thuốc được đào tạo dưới mái trường XHCN, e rằng, tính mạng của doanh nhân chống chính quyền này khó mà giữ được.

Ngay sau khi bình phục, Lê Hoài Anh đã viết trên fb của mình, hết lời ca ngợi các y bác sĩ, bên cạnh đó, thừa nhận việc kêu gọi mọi người "kén cá chọn canh" là hoàn toàn sai lầm. Doanh nhân này viết "Tôi xin lỗi và mạn phép không tham gia vào các cuộc tranh luận về vacxin vì cảm thấy kiến thức mình còn hạn hẹp". Buồn cái, sau bài viết này, anh em dân chủ lại nhảy vào mắng cô ta là trở cờ, yêu cầu phải xóa bài viết.

Đấy, cứ lớn miệng chê vacxin Tàu vào, đến khi nằm trên giường bệnh mới hiểu được giá trị của sự sống và cái giá của việc "kén cá chọn canh" như thế nào.

THAM NHŨNG CŨNG LÀ MỘT THỨ GIẶC

 

Tham nhũng là hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với sự ra đời và phát triển của bộ máy Nhà nước. Các quốc gia có các điều kiện về xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế khác nhau quan niệm về tham nhũng cũng khác nhau. Ở Việt Nam, theo Luật Phòng, chống tham nhũng thì "tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.

Hiện nay, tham nhũng là vấn đề mang tính toàn cầu nhưng đồng thời nó cũng chứa đựng những yếu tố đặc thù gắn với từng quốc gia. Về cơ bản mỗi quốc gia có những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng riêng. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở xem xét nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng của các nước trên thế giới, thấy rằng tuy có điểm riêng nhưng cũng có một số nguyên nhân, điều kiện mang tính chất chung, tương đồng, đó là: Sự phát triển của các hình thái Nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế, chính trị tạo ra tiền đề khách quan cho tham nhũng nảy sinh, phát triển. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng nguồn gốc sâu xa của tệ tham nhũng là sự gặp nhau của hai nhân tố: Quyền lực công và lòng tham cá nhân. Trong xã hội có giai cấp, Nhà nước trước hết đại diện cho quyền lực của một giai cấp nhất định, nó có chức năng điều hòa những lợi ích của các giai cấp khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Quyền lực của Nhà nước khi được trao cho những con người cụ thể, những người đại diện cho Nhà nước thực thi quyền lực công, nếu không có cơ chế kiểm soát dễ dẫn tới sự lợi dụng quyền lực hoặc lạm quyền. Sự gặp nhau giữa quyền lực công khi không được chế ước với nhu cầu cá nhân vượt quá giới hạn cho phép, lòng tham, đã dẫn tới việc sử dụng quyền lực công phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Đó chính là cơ sở nảy sinh tham nhũng. Tham nhũng còn được coi là “sản phẩm của sự tha hóa quyền lực”.

Cũng phải nói thêm rằng, vấn nạn tham nhũng xuất hiện hầu hết ở mọi chế độ xã hội, mọi thời đại, mọi quốc gia, dân tộc…trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong lĩnh vực công cũng như lĩnh vực tư. Vì vậy, chúng ta phải khẳng định rằng những luận điệu trong thời gian gần đây của các đối tượng phản động, bất mãn cho rằng thể chế chính trị ở Việt Nam sinh ra tham nhũng, hay Đảng “ bao che cho đảng viên tham nhũng, lợi ích nhóm” là hoàn toàn sai trái và phản động và xuyên tạc về công tác phòng, chống tham nhũng mà Đảng ta đang tiến hành.

Chúng ta cũng đã nhận diện rõ vấn nạn tham nhũng và cho đó là một trong bốn nguyên nhân làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Báo cáo Chính trị của BCH Trung ương Đảng khoá XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu rõ: “Tham nhũng, lãng phí trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội. Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”. Chúng ta đang đấu tranh phòng, chống tham nhũng rất quyết liệt, bài bản, có chiến lược và bước đi phù hợp và rất kiên quyết, thực tế các vụ án được đưa ra xét xử, những bản án nghiêm minh đã thể hiện phương châm “không có vùng cấm”. Chúng ta cũng tin tưởng rằng với quyết tâm chính trị to lớn, và sự ủng hộ của nhân dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng sẽ gặt hài được nhiều kết quả hơn nữa, mang lại niềm tin và góp phần to lớn trong việc làm trong sạch bộ máy công quyền và toàn xã hội./.