Một trong những sự
việc đáng chú ý nhất trong giới ngoại giao châu Âu trong tuần qua, là hình ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn làm việc cấp cao của Việt Nam thăm chính
thức Pháp và làm việc tại Anh Quốc. Tại sao sự kiện này lại đáng chú ý?
Vào nửa cuối tháng 9
vừa qua, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến Mỹ để tham gia Phiên thảo luận
chung cấp cao khóa 76 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, các hoạt động bên lề sẽ làm
việc với các tập đoàn, doanh nghiệp và một số lãnh đạo, quan chức của Mỹ. Nhưng,
ngay sau khi đến Mỹ, chuyến bay của Chủ tịch nước cùng đoàn ngoại giao lại hạ
cánh tại sân bay José Martí - Havana, Cuba. Trước đó, Mỹ bị nhiều quốc gia lên
án vì áp đặt lệnh cấm vận lên Cuba và Việt Nam đã có một nước cờ ngoại giao mà
nhiều bên đánh giá là “mạo hiểm” khi công khai đến thăm chính thức Cuba ngay
sau khi rời Mỹ.
Quay lại chuyến thăm
Anh và Pháp, tổng giá trị các hợp đồng kinh tế đã cam kết hoặc phi cam kết giữa
Việt Nam và hai quốc gia trên có thể lên tới 20 tỷ đô la. Tại Anh, Việt Nam và
quốc gia này thực hiện các hợp đồng, trao đổi về lĩnh vực khí hậu, giáo dục,
công nghệ hàng không, bảo hiểm và phát triển bền vững… Còn tại Pháp, đó là các
hợp đồng, cam kết trong các lĩnh vực như công nghiệp điện, nông nghiệp sạch,
công nghiệp ô tô, công nghiệp chế tạo và có cả hàng không dân dụng…
Pháp là thị trường lớn
bậc nhất trong khối EU, là quốc gia có tác động quan trọng tới EVFTA, hay còn
gọi là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam. Còn Anh sau khi rời Brexit, là thị
trường độc lập lớn nhất tại châu Âu mà Việt Nam có được. Việt Nam không muốn bỏ
lỡ bất cứ quốc gia nào và cũng không có quốc gia muốn bỏ lỡ một thị trường 100
triệu dân, dân số trẻ, có nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, có mối quan hệ hào
sảng với tất cả nước.
Đứng giữa xu thế toàn
cầu hóa, Việt Nam sẽ làm gì để “cân bằng lợi ích” giữa các bên? Làm thế nào để
tránh việc quá “ngả về một bên”? Làm thế nào để duy trì được những cam kết về
kinh tế với các cường quốc, nhưng vẫn kiên định với chính sách ủng hộ quốc gia
bạn bè? Câu trả lời có lẽ phần nào đã rõ ở trên.
Ukraine có lẽ là một
bài học mà Việt Nam luôn muốn tránh - đó là việc hướng hẳn về phương Tây rồi
chọc giận “gấu Nga”. Thứ mà Ukraine thu được lại qua chính sách ấy là “mất cả
chì lẫn chài”, kinh tế kém đi, nền ngoại giao giảm sút, sức mạnh quân sự yếu đi
thấy rõ… Việt Nam, đối diện với các cường quốc, là một chính sách cân bằng “win
- win”, ai cũng là người thắng cuộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét