Đảng Cộng sản lãnh đạo
quân đội là một nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Phòng, chống sự
xuyên tạc, phủ nhận nguyên tắc đó là góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng.
Lý luận và thực tiễn
đã bác bỏ âm mưu chống phá
Những thủ đoạn của kẻ
thù dù rất tinh vi, nhưng sai cả về lý luận và thực tiễn. Trên phương diện lý luận,
nhà nước và quân đội là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Vì vậy, quân đội mang bản chất giai cấp của nhà nước tổ chức và nuôi dưỡng nó.
Không có nhà nước “phi giai cấp”, nên không có quân đội “phi chính trị”. Ở các
nền chính trị có cấu trúc đa đảng đối lập, đảng nào thắng thế sẽ đứng ra lập
chính phủ, nên quân đội bao giờ cũng phụ thuộc vào đường lối chính trị của đảng
cầm quyền; đồng thời, bất cứ đảng cầm quyền nào cũng tìm cách nắm quân đội. Tuy
vậy, khi mà sự tranh giành quyền lực giữa các đảng diễn ra gay gắt, dẫn đến
khủng hoảng chính trị, thường xuất hiện lời kêu gọi “quân đội không đứng về
đảng phái nào”; nhưng trong thực tế, các đảng đều tìm sự hậu thuẫn từ quân đội.
Ở Việt Nam, Đảng ta
luôn kiên định nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh đạo quân đội trong suốt quá trình
lãnh đạo cách mạng. Chánh cương vắn tắt năm 1930 của Đảng xác định “Tổ chức ra
quân đội công nông”, mà quân đội ấy phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản. 14 năm sau, Đảng tổ chức ra Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với
mô hình có chi bộ Đảng làm hạt nhân lãnh đạo. Là người xây dựng, giáo dục và
rèn luyện Quân đội ta, lãnh tụ Hồ Chí Minh luôn yêu cầu “Xây dựng quân đội-một
quân đội nhân dân thật mạnh dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và của Đảng”.
Người nhiều lần nhấn mạnh: “Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân
đội”. Lịch sử gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta đã
chứng minh: Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định bản chất cách mạng, sức
mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội; việc thực hiện nguyên tắc Đảng Cộng
sản lãnh đạo quân đội là sự bảo đảm cho Quân đội ta luôn là lực lượng chiến
đấu, lực lượng chính trị trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong các
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc hiện nay. Đó là thực tiễn sinh động bác bỏ mọi sự xuyên tạc, phủ nhận
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội.
Toàn Đảng, toàn quân,
toàn dân ta phải quyết tâm, đồng lòng phê phán quan điểm: “Lực lượng vũ trang
chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân, nên phải duy
trì tính trung lập về chính trị”.
- Chúng ta phải hết
sức cảnh giác, không mắc mưu trước những chiêu trò “phi chính trị hóa” lực
lượng vũ trang nhân dân Việt Nam của các thế lực thù địch.
- Bản chất, yêu cầu
“Lực lượng vũ trang phải duy trì tính trung lập về chính trị” chỉ là một dạng
thức, một phiên bản của quan điểm đòi “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”.
- Lực lượng vũ trang
nhân dân Việt Nam là thanh bảo kiếm bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo vệ vững
chắc sự tồn vong của chế độ ta. Mọi luận điệu đòi lực lượng vũ trang phải “phi
chính hóa” là phi lý, phải bị bác bỏ
- Đây âm mưu, thủ đoạn
đã được các nước đế quốc và các thế lực thù địch thực hiện thành công ở Đông
Âu, Liên Xô (cũ), để lại hậu quả vô cùng đau xót cho nhân loại tiến bộ và tương
lai của chủ nghĩa xã hội.
- Luận điệu xảo trá
của các thế lực thù địch hòng tập trung phá hoại nền tảng tư tưởng cách mạng
của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, để chúng dễ bề lật đổ cách mạng nước
ta bằng “cách mạng đường phố”.
- Kiên quyết đấu
tranh, phản bác, loại bỏ mọi luận điệu xuyên tạc, thù địch về truyền thống tốt
đẹp của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
- Chúng ta cần phải
nêu cao tinh thần cảnh giác trước những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của các thế
lực thù địch nhằm thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét