Chế
độ dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam ngày nay do Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng. Bản chất của chế độ đó là quyền làm chủ
của nhân dân gắn liền với bảo vệ độc lập dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo theo con đường của Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Từ
Đại hội VI (năm 1986) đến Đại hội XII (năm 2016) và Đại hội XIII (năm 2021),
Đảng Cộng sản Việt Nam đã chuyển sang đường lối đổi mới. Mục tiêu của Đảng Cộng
sản Việt Nam là xây dựng chế độ XHCN gắn với độc lập dân tộc. “Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển
năm 2011)” được Đại hội XI của Đảng thông qua, xác định mục tiêu tổng quát của
Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam là xây dựng xã hội: Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; con người có cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;… có Nhà nước pháp
quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có
quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Đại
hội XIII của Đảng xác định đường lối đối ngoại, quan hệ quốc tế của Việt Nam là
“Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ
bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường
lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển... Trên cơ sở
vừa hợp tác, vừa đấu tranh, nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững hòa bình, ổn định,
tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước”.
Chế
độ dân chủ nhân dân, nay là dân chủ XHCN do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng
sản Việt Nam khởi xướng. Bản chất của chế độ là bảo đảm quyền làm chủ của nhân
dân gắn liền với bảo vệ độc lập dân tộc. Chế độ đó đã trải qua nhiều thời kỳ
lịch sử và phát triển cùng với nền văn minh nhân loại. Toàn thể dân tộc Việt
Nam không cho phép bất cứ ai, với bất cứ lý do gì để xuyên tạc, bôi nhọ chế độ
xã hội mà cả dân tộc đã đổ không biết biết bao nhiêu mồ hôi, xương máu để giành
và bảo vệ chế độ đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét