Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2022

BÁO CHÍ PHẢI TUÂN THEO PHÁP LUẬT, KHÔNG CÓ “NHÀ BÁO TỰ DO”

 

Chúng ta chẳng hề xa lạ gì việc từ lâu các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị thường xuyên sử dụng chiêu bài “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” để chống phá, hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như gần đây như đã thành thông lệ, chuẩn bị khép lại năm cũ là một vài tổ chức phi chính phủ được Hoa Kỳ tài trợ lại đưa ra những bản báo cáo về từng lĩnh vực mà một trong những điểm chung nổi lên vẫn là bức tranh nhân quyền ở Việt Nam không mấy sáng sủa.

Cùng với phủ nhận những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong bảo đảm quyền con người, các thế lực thù địch, phản động ra sức bóp méo, tuyên truyền xuyên tạc làm sai lệch bản chất các vấn đề trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người để từ đó vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền. Những đối tượng phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân… bị các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý được chúng gắn cho cái mác là “nhà báo tự do”, “nhà hoạt động dân chủ”, “nhà đấu tranh vì nhân quyền”… rồi gọi họ là “tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị”… để vu cáo rằng, “Việt Nam đàn áp những người bất đồng chính kiến”…

Việc một số tổ chức, cá nhân núp bóng nhân quyền gắn cho những cư dân mạng vi phạm pháp luật bị các cơ quan chức năng xử lý cái danh “nhà báo tự do” là sự “nhập nhèm đánh lận con đen” nhằm dụng ý xấu chống phá Việt Nam. Thực chất họ chỉ là những cư dân mạng lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do Internet để vi phạm pháp luật Việt Nam.

Thực tế cho thấy, ở Việt Nam không có nhà báo nào phải vào tù vì hành nghề báo chí như một số tổ chức, cá nhân thù địch cáo buộc, rêu rao. Mọi cư dân mạng ở Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình trong khuôn khổ pháp luật. Một số người bị phạt tù là bởi họ đã vi phạm pháp luật Việt Nam, lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam….

Nhà nước Việt Nam đã và đang xây dựng và từng bước thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đang trở thành khẩu hiệu hành động của xã hội Việt Nam. Theo tinh thần thượng tôn pháp luật, ở Việt Nam không ai đứng ngoài, đứng trên pháp luật. Ở Việt Nam không có nhà báo nào bị bỏ tù mà chỉ có người vi phạm pháp luật bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Với số phiếu tán thành 145/189, Việt Nam đã chính thức được Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025. Kết quả một lần nữa khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, đây cũng là một sự ghi nhận xứng đáng của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu và nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy bảo vệ quyền con người. Đó cũng chính là thực tế sinh động để bác bỏ những mưu đồ đen tối, bẩn thỉu của những kẻ cố tình bịa đặt, rêu rao sự thật hoặc thường xuyên lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá Việt Nam.

PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM - TRUNG QUỐC LÀ ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU TRONG ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA


 

Trải qua hơn 70 năm, quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định cùng với thời gian, lấy hữu nghị và hợp tác làm mục tiêu quan hệ hàng đầu của hai nước.

Ngày 18/1/1950, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc, đã ghi dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai nước. Tình hữu nghị được các thế hệ lãnh đạo hai nước vun đắp trở thành tài sản chung của hai dân tộc, góp phần duy trì xu thế hợp tác ổn định, lành mạnh, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước.

Năm 1999, hai Đảng, hai nước xác định phương châm thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong thế kỷ 21 là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.

Năm 2000, hai bên ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới, đưa hai nước trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

Năm 2008, hai nước xác lập khuôn khổ quan hệ Việt Nam-Trung Quốc là Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt.

Những năm gần đây, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục phát triển tích cực. Các hoạt động gặp gỡ, trao đổi cấp cao diễn ra thường xuyên, ngay cả trong điều kiện khó khăn vì đại dịch Covid-19. Quan hệ giữa hai Đảng ngày càng được tăng cường qua hợp tác thường xuyên, thiết thực giữa các ban Đảng của hai bên, cũng như qua các hình thức hợp tác, trao đổi lý luận. Trên kênh Nhà nước, hợp tác giữa các cơ quan Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, giữa các địa phương và tổ chức nhân dân hai nước tiếp tục phát triển hiệu quả. Hợp tác quốc phòng-an ninh được củng cố. Hợp tác thương mại, đầu tư và du lịch tăng mạnh. Tình hình biên giới chung trên đất liền cơ bản duy trì hòa bình, ổn định. Hai nước hỗ trợ lẫn nhau và tích cực hợp tác phòng, chống Covid-19. Công tác thông tin, tuyên truyền tích cực về mỗi Đảng, mỗi nước và quan hệ hai nước được đẩy mạnh.

Ngay sau khi Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc thành công, chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện sự coi trọng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đối với vị thế, vai trò quốc tế của Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chuyến thăm cũng khẳng định và tiếp tục triển khai tích cực, mạnh mẽ đường lối đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng là độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Đồng thời, chuyến thăm khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam coi quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại; mong muốn quan hệ hai nước phát triển lâu dài, ổn định, ngày càng hiệu quả, thực chất theo tinh thần nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước.

Chuyến thăm là dịp quan trọng để trao đổi về định hướng quan hệ hai nước, góp phần tăng cường hiểu biết, tin cậy chính trị và củng cố, mở rộng, nâng cao hiệu quả quan hệ giữa hai Đảng, làm định hướng cho quan hệ hai nước, đồng thời thúc đẩy hợp tác trên kênh Nhà nước, tạo chuyển biến mới trong hợp tác bình đẳng, cùng có lợi về kinh tế, thương mại, đầu tư, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc phòng-an ninh, tăng cường phối hợp tại các diễn đàn quốc tế, phát triển quan hệ giữa các tổ chức quần chúng, giao lưu nhân dân và thúc đẩy xu thế tích cực trong thông tin, tuyên truyền. Các cuộc trao đổi, làm việc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm cũng góp phần củng cố nhận thức chung cấp cao về kiểm soát bất đồng, tháo gỡ khó khăn, xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển giữa hai nước bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế.

Chuyến thăm nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thành công tốt đẹp, đã góp phần củng cố và tăng cường tình láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước, đưa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc bước sang giai đoạn phát triển mới, đóng góp tích cực giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển trên thế giới./.


NHẬN DIỆN RÕ BẢN CHẤT ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ TÔN GIÁO ĐỂ CHIA RẼ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, CẢN TRỞ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC


 

Để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, cản trở sự phát triển của đất nước, Các thế lực thù địch đã và đang sử dụng nhiều chiêu bài thâm độc, xảo quyệt, trong đó triệt để lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam bằng thủ đoạn chủ yếu sau:

Một là, kích động mâu thuẫn giữa các tôn giáo, lôi kéo quần chúng có đạo phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc

Hiện nay, chúng tiến hành những hoạt động chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng, tuyên truyền kích động mâu thuẫn, xung đột, nhất là đối lập về hệ tư tưởng giữa “hữu thần” với “vô thần”, giữa thế giới quan tôn giáo với thế giới quan cộng sản; vu cáo cộng sản diệt đạo, vu cáo Nhà nước đàn áp tôn giáo làm cho bộ phận quần chúng lạc hậu ngộ nhận tin theo, từ đó, tạo lực lượng chống đối ngầm chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Bằng mọi thủ đoạn, trong đó đặc biệt là lợi dụng triệt để phương tiện thông tin, truyền thông, báo chí, mạng xã hội… các thế lực thù địch tổ chức in, ấn, tán phát, truyền bá các tài liệu xuyên tạc chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, dưới danh nghĩa các “kỷ yếu hội nghị tôn giáo”, “thông điệp”…  của các tín đồ trong nước hoặc các tổ chức tôn giáo phản động lưu vong ở nước ngoài vu cáo “Việt Nam đàn áp tôn giáo”, xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh Việt Nam, xuyên tạc chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, kích động tín đồ chống lại đường lối, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Chúng kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, ly khai dân tộc; kích động chia rẽ quan hệ dân tộc, quan hệ lương - giáo và giữa các tôn giáo với nhau như: Đòi “tự do tôn giáo”, “tự trị”, thành lập cái gọi là “Vương quốc Mông độc lập” ở Tây Bắc, “Nhà nước Đề Ga” ở khu vực Tây Nguyên, “Quốc gia Khơmer Crôm” ở Tây Nam Bộ… hòng làm chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.

Hai là, xuyên tạc chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta

Trong những năm qua, với chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đại đa số các chức sắc tôn giáo yên tâm làm việc đạo “tốt đời, đẹp đạo”.

Nhưng lại có một số người mang tư tưởng cơ hội, giữ thái độ cực đoan, quá khích gây tổn hại đến lợi ích dân tộc và khối đại đoàn kết toàn dân, thậm chí một số người ra mặt chống đối pháp luật. Những phần tử này đã lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước để tiến hành các hoạt động chống phá chính quyền trong vùng đồng bào có đạo. Đặc biệt là việc đòi phục hồi những tổ chức tôn giáo có từ thời Mỹ, nguỵ, kích động các tín đồ đấu tranh đòi lại đất đai mà trước đây các tổ chức tôn giáo đã hiến cho Nhà nước.

Đáng quan ngại, số đối tượng cực đoan trong các tôn giáo cũng như các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam ở trong nước và nước ngoài đã triệt để lợi dụng các vụ tranh chấp, khiếu kiện về đất đai liên quan đến tôn giáo để kích động các hoạt động chống đối, gây tâm lý bức xúc và phản ứng của tín đồ đối với chính quyền; gây chia rẽ giữa chính quyền với tôn giáo.

Ba là, lợi dụng giáo lý, giáo luật, những kẻ đứng đầu cực đoan trong một số tôn giáo và hoạt động sinh hoạt tôn giáo để kích động tín đồ chống lại chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta

Ở một số nơi đã xuất hiện việc lợi dụng các buổi hành lễ, cầu kinh, giảng đạo, làm sai tôn chỉ hành đạo, lồng các nội dung tuyên truyền, xuyên tạc và chống phá chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, làm cho tín đồ giảm lòng tin vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; mức độ cao hơn là làm theo sự điều khiển của các thế lực thù địch xâm hại lợi ích của quốc gia, dân tộc và lợi ích của chính quần chúng tín đồ các tôn giáo.

Bốn là, lợi dụng hoạt động từ thiện, nhân đạo, thăm thân, du lịch, các tổ chức phi chính phủ (NGO)...  để lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số có đạo chống phá chính quyền Việt Nam

Đây là một trong những thủ đoạn mới mang tính hợp pháp, công khai mà các thế lực thù địch đã và đang sử dụng với mục đích hỗ trợ bọn phản động, cực đoan trên địa bàn hình thành các nhóm tổ chức để tập hợp lực lượng và tiến hành các hoạt động phá hoại. Thủ đoạn này rất tinh vi, khó nhận biết, bởi lẽ nó được núp dưới các hoạt động “nhân đạo”, “từ thiện”. và thường hoạt động ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới mà trình độ dân trí còn hạn chế.Vấn đề đáng chú ý là, các thế lực thù địch sử dụng những tổ chức này để thâm nhập vào các địa bàn chiến lược, khu vực nhạy cảm của nước ta để thu thập tình hình, báo cáo xuyên tạc chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; tiếp cận, chỉ đạo bọn phản động, cực đoan tiến hành các hoạt động tuyên truyền, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, đòi “tự trị, ly khai” nhằm gây mất ổn định và tạo cớ can thiệp.

Tóm lại, âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thê lực thù địch phản động chống phá khối đại đoàn kết dân tộc ta hiện nay là rất đa dạng, với tính chất rất nguy hiểm, vừa công khai, hợp pháp, vừa bí mật, bất hợp pháp cả trong nước và ngoài nước, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để đi đến mục tiêu cao hơn là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, chia Việt Nam. Các hoạt động chống phá của chúng, đã làm cho cuộc sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo, vùng sâu, vùng xa ở nước ta vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, các thủ đoạn chống phá đó của các thế lực thù địch có đạt được mục tiêu hay không còn phụ thuộc vào tinh thần cảnh giác, khả năng ngăn chặn, sự chủ động tiến công của ta./.

NHỮNG CHIÊU TRÒ TUYÊN TRUYỀN, XUYÊN TẠC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA


         

Để chống phá cách mạng Việt Nam, gây mất ổn định chính trị, xã hội, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong những năm vừa qua, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để chống phá, đặt biệt là lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta.

Bằng nhiều chiêu trò, triệt để lợi dụng những vụ việc nảy sinh trong đời sống, sinh hoạt, hoạt động tôn giáo và những bất cập của các cấp chính quyền trong quản lý, tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo, nhất là những vấn đề liên quan đến giải tỏa, đền bù đất đai,… để kích động quần chúng, tín đồ gây rối an ninh, trật tự. Qua đó, tiến hành thổi phồng, bóp méo tình hình thực tế, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, nói xấu Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo.

Cũng với chiêu trò tương tự như trên, gần đây vào ngày 27/10/2022, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA), tán phát bài “Chính quyền địa phương viện cớ trộm lúa để bắt người theo đạo Tin Lành”, nội dung xuyên tạc chủ trương, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta; vu cáo chính quyền Việt Nam tăng cường các biện pháp “đàn áp” đạo Tin Lành; kêu gọi các tổ chức, cộng đồng quốc tế can thiệp; kích động tín đồ tôn giáo trong nước đấu tranh đòi “tự do tôn giáo”.

Để làm sáng tỏ vấn đề trên, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị và văn bản pháp luật nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cụ thể là tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV (ngày 18/11/2016) đã thông qua Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo. Luật đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, góp phần thể chế hóa quy định của Hiến pháp. Đây không những là công cụ pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, mà còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt, sâu sắc của Đảng, Nhà nước ta đến nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, làm cho tín đồ và các chức sắc tôn giáo tin tưởng, yên tâm, phấn khởi, tích cực chăm lo “việc đạo”, “việc đời”, hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội.

Thời gian tới, các thành phần phản động, thế lực thù địch sẽ tiếp tục lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá, gây mất ổn định chính trị, xã hội, can thiệp vào nội bộ nước ta. Do đó, công tác đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá đất nước ta là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn quân trong đó có đồng bào tôn giáo./.

VÌ SAO GIA TỘC NGÔ ĐÌNH DIỆM BỊ CHÍNH THUỘC HẠ CỦA Y TIÊU DIỆT, NAY PHẢN ĐỘNG VIỆT TÂN VÀ CHÍNH NHỮNG KẺ GIẾT GIA ĐÌNH HẮN LẠI DỰNG HẮN LÊN ĐỂ TÔN THỜ?


Cuộc đảo chính năm 1963 đã đưa anh em Ngô Đình Diệm xuống địa ngục của trần gian, đền tội trước nhân dân Việt Nam; tuy nhiên, hiện nay bọn phản động Việt Tan và những kẻ giết Diệm cùng cả gia tộc nhà hắn lại là những kẻ đã dựng hắn lên và tôn thờ hắn một thời. Cái chết của anh em Ngô Đình Diệm là kết cục bi đát nhất cho kẻ can tâm làm tay sai cho giặc để phản bội tổ quốc, tàn hại nhân dân Việt Nam. Với việc giết Diệm thì bản chất của Đế quốc Mỹ (những kẻ đứng đằng sau bảo kê cho đám tai sai của Diệm) cũng lộ rõ; đúng như lời Tổng thống (Pakistan), Ayub Khan, đã nói với Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon: “Cuộc thảm sát gia đình Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á Châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Làm đồng minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hữu ích hơn nữa là nên làm kẻ thù của Hoa Kỳ”. Có nghĩa là người Mỹ chỉ vì lợi ích quốc gia của họ mà thôi, đối với kẻ làm tay sai thì họ dựng lên được thì cũng có thể hạ xuống như cái cách mà người ta lật bàn tay mà thôi! Và bây giờ sau hơn 47 năm, những kẻ chống Cộng lưu vong ở hải ngoại mà đúng đầu là tổ chức phản động Việt Tân và một số thành phần phản quốc ở trong nước lại cả ngợi và “tưởng niệm” Ngô Đình Diệm. Chúng hối tiếc vì đã sai lầm khi giết Diệm và cho rằng chính vì sai lầm này mà ngụy Sài Gòn sụp đổ. Đúng là trò hề lịch sử của một đám vong nô! Dù cho cả một trăm, một ngàn Ngô Đình Diệm thì mãi mãi phi nghĩa sẽ không bao giờ thắng được chính nghĩa, bất Nhân không thắng được đại Nhân và bất Nghĩa chẳng bao giờ thắng Đại Nghĩa! Nhân dân Việt Nam sẽ đánh bại bất cứ kẻ thù nào dù chúng hùng mạnh và hung hãn đến đâu! Lịch sử dân tộc đã chứng minh điều đó! Mỹ xâm lược Việt Nam và dựng lên đám tay sai, bán nước ngụy Sài Gòn để phục vụ cho mưu đồ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Ngô Đình Diệm được dựng lên để phục vụ ý đồ đánh lừa dư luận quốc tế về cái gọi là “giúp Việt Nam có độc lập, dân chủ, tự do”. Họ rêu rao là miền Nam Việt Nam đã có chế độ “dân chủ, tự do” dưới tên gọi mỹ miều là “nền đệ nhất cộng hòa”. Thực chất là phục vụ mưu đồ xâm lược, chia cắt đất nước và “ngăn chặn phong trào cộng sản lan sang Đông Nam Á”. Mỹ mất hơn 1000 tỷ USD (thời giá 2010), bị khai tử hơn 58.000 tên, 305.000 trở thành phế nhân, quân chư hầu các nước như Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan, Úc, New Zealand... khoảng 40.000 mạng và trở thành phế nhân khoảng 50.000 tên. Chính Ngụy quân bị Quân đội Nhân dân Việt Nam khai tử hơn 1 triệu lính. Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris, rút quân vì họ hiểu rằng, dù có bán hết cả Hoa Kỳ cũng chẳng đủ để chiến thắng đất nước Việt Nam anh hùng và bất khuất. Chiến tranh kết thúc hơn 47 năm, vết thương chiến tranh đang dần liền sẹo nhưng tội ác của giặc Mỹ và chư hầu, tay sai, bán nước Ngô Đình Diệm, ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn thì người Việt Nam không bao giờ có thể quên. Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, hòa hợp dân tộc vì hoà bình và phát triển. Tuy nhiên, cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. Ngô Đình Diệm là tội đồ dân tộc, tội nhân thiên cổ. Bài học cho những kẻ bán nước, theo ngoại bang và khi hết giá trị lợi dụng thì chính người Mỹ đã bật đèn xanh cho cấp dưới của Ngô Đình Diệm là Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Thiệu... tận diệt. Và bây giờ đám tàn dư của cái gọi là Việt Nam Cộng hòa lại tưởng niệm Ngô Đình Diệm. Đúng là trò hề của lịch sử, rồi chúng cũng sẽ bị tiêu vong khi hết giá trị lợi dụng trong tay những “ông chủ” của chúng mà thôi./.

NHẬN DIỆN, BÁC BỎ NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN LĨNH VỰC Y TẾ


 

Ngày 28/10/2022 trên trang blog Việt Nam Thời Báo, đối tượng Trường Sơn tán phát bài “Quá tải y tế công”. Đây nội dung tuyên truyền sai sự thật gây hoài nghi về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trên lĩnh vực y tế; phủ nhận thành quả đạt được của hệ thống y tế các cấp; bôi nhọ, nói xấu Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế. Thực tế, việc suy diễn, xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu, kết quả trên lĩnh vực y tế là mảnh đất mà các đối tượng thù địch, chống phá ra sức lợi dụng từ hơn 2 năm nay, nhất là kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, bùng phát. Ở mỗi giai đoạn, các đối tượng lại mở các “chiến dịch” nhắm vào những vấn đề nóng, nổi cộm để hướng lái dư luận, để người dân có suy nghĩ, quan điểm không đúng về Đảng, Nhà nước, gây sự chia rẽ, mất niềm tin, nhất là trên lĩnh vực y tế.

Chúng ta thấy rất rõ sau 35 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được những thành tưu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế, nổi bật đó là: Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân được tăng cường, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh được nâng cao; từng bước giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên. Công tác dự phòng, phát hiện sớm, quản lý các bệnh không lây nhiễm được chú trọng; năng lực giám sát, dự báo, phát hiện và khống chế dịch bệnh được nâng lên. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh, từ 60,9% dân số năm 2010 lên 90,7% vào năm 2020. Đến nay, mạng lưới y tế cơ sở được phát triển rộng khắp toàn quốc. Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong số ít quốc gia có mạng lưới y tế hoàn chỉnh, tổ chức rộng khắp tới tận thôn, bản và đang là mô hình mà nhiều nước trên thế giới quan tâm, học hỏi kinh nghiệm. Cả nước có 1.400 bệnh viện với 180.000 giường bệnh, 700 trung tâm y tế huyện, quận, thị xã; hơn 11.100 trạm y tế xã, phường, thị trấn, trong đó có hơn 60% số trạm y tế đã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2010- 2020; 100% số xã có trạm y tế hoặc có phòng khám đa khoa khu vực liên xã; 87,5% số trạm y tế xã có bác sĩ làm việc… Kiểm soát và ngăn ngừa nhiều dịch bệnh nguy hiểm, cụ thể như thanh toán bệnh đậu mùa vào năm 1978, thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005, từ năm 2002 không có bệnh dịch hạch; một số bệnh dịch đã giúp giảm số người nhiễm hàng trăm đến hàng nghìn lần so với những năm trước khi có Chương trình tiêm chủng mở rộng như bạch hầu, ho gà, sởi… Đặc biệt, trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch Covid-19, hàng chục ngàn y, bác sĩ và nhân viên ngành y tế đã vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, bất chấp có thể bị nhiễm bệnh hoặc có thể hy sinh để có mặt ở tâm dịch, làm việc tận tâm, tận lực nhiều tháng liền với một tình thần “Lương y như từ mẫu” cùng với cả nước chiến thắng đại dịch Covid-19. Mặt khác, chúng ta cũng đã làm chủ nhiều công nghệ cao trong chẩn đoán và điều trị như phẫu thuật nội soi, can thiệp tim mạch, chẩn đoán hình ảnh, hỗ trợ sinh sản, điều trị ung thư máu, nhồi máu cơ tim, bệnh lý xương - khớp, bỏng, phẫu thuật tạo hình; ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh về máu. Cho đến nay, hệ thống y tế nước ta đã có 15 cơ sở ghép được tim, thận, gan, ghép giác mạc, ghép tế bào gốc tạo máu. Tháng 10/2019, hai ca ghép phổi thành công đã đánh dấu kỳ tích mới trong ngành ghép tạng Việt Nam. Việt Nam cũng tiếp tục khẳng định làm chủ công nghệ ghép đa tạng - một kỹ thuật khó của y học thế giới. Trong lĩnh vực sản khoa, năm 2019, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện công lập đầu tiên đã triển khai thành công kỹ thuật can thiệp bào thai - là kỹ thuật cao nhất, hiện đại nhất trong y học.

Rõ ràng, tất thảy những luận điệu mà bài viết  “Quá tải y tế công” trên trang blog Việt Nam Thời Báo của đối tượng Trường Sơn đưa ra là những thông tin tài liệu một chiều để rồi dựng lên các sự việc không trung thực, suy diễn, bôi nhọ với mục đích xấu nhằm tạo ra làn sóng dư luận đi ngược lại với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực y tế. Đó cũng là lời cảnh tỉnh cho người dùng mạng khi tiếp cận với các nguồn thông tin, cần có sự tỉnh táo nhận diện, kiểm chứng, không cổ súy, hùa theo quan điểm sai trái, nguy hại…

GIÁ TRỊ KHÔNG THUỘC VỀ MUÔN NĂM CŨ...!


Nhớ đến Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, người ta nhớ đến một sự khởi đầu mới trong sự phát triển của xã hội loài người. Nhưng người ta cũng nhớ đến cả thành trì cách mạng đồ sộ được dựng xây lên và rồi bị sụp đổ bởi những sai lầm đáng tiếc. Nhưng âu đó cũng là phản ánh đúng quy luật chứ ko có gì đột xuất, đặc biệt ở đây cả. Liên bang Xô Viết phạm sai lầm thì tất yếu dẫn tới sụp đổ. Và sự sụp đó minh chứng cho lý luận của các nhà kinh điển đã vạch ra là đúng. Nếu sai lầm mà Liên Xô vẫn tồn tại, vẫn phát triển thì lúc ấy người ta mới có quyền xét lại về Chủ nghĩa Mác. Chính vì thế rất nhiều học giả tư sản hiện nay vẫn phải gật đầu công nhận giá trị đích thực của Cách mạng tháng Mười Nga. Một giá trị không bao giờ là thuộc về muôn năm cũ mà nó vẫn luôn mang hơi thở của thời đại mới.

Những nước hiện còn đang theo con đường quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội, nhất là đặt trong bối cảnh toàn cầu hoá đương diễn ra sôi động như hiện nay. Kẻ thù tư tưởng của những người cộng sản vẫn luôn hiện hữu cùng sự uất hận về sự tồn tại của một hệ thống học thuyết mà sau bấy nhiêu năm trời vẫn ko bị mất đi hay tiêu biến. Ngược lại nó vẫn tồn tại, nhất là sau những biến động dồn dập xảy ra trong hệ thế giới đơn cực, người ta đang đặt ra nhiều câu hỏi và ngày càng tìm đọc lý luận Mác nhiều hơn. Tất nhiên trên con đường dựng xây đó, người cộng sản còn phải đối mặt với 1 kẻ thù nguy hiểm hơn nữa đang lẩn khuất trong chính mỗi con người. Chiến thắng chính mình mới là điều khó khăn nhất vì chỉ khi nào vượt qua kẻ thù ấy mới có thể toàn tâm, toàn ý vì sự nghiệp chung được.

Đúng như Lênin nói "không ai có thể đánh đổ được chúng ta ngoại trừ chính những sai lầm của chúng ta". Và chính sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết cùng các nước XHCN ở Đông Âu là một bài học đớn đau nhưng cũng là bài học giá trị nhất./.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM


 

Gần đây, một số đối tượng bất mãn chế độ hay những kẽ chuyên làm nghề khóc thuê lại lợi dụng việc “Đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ lần thứ 26” để vu cáo chính quyền Việt Nam đàn áp tự do, dân chủ, nhân quyền. Tại sao chúng phải làm vậy? Thực sự vấn đề này như thế nào?

Trước tiên, có thể khẳng định đây là những luận điệu xuyên tạc trắng trợn nhằn lôi kéo một bộ phận quần chúng thiếu hiểu biết hoặc thờ ơ trước thời cuộc.

Bởi lẽ, dân tộc ta, vốn có truyền thống nhân đạo, nhân văn: “Thương người như thể thương thân”; “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người của dân tộc ta gắn liền với chống các kẻ thù xâm lược. Trong Cáo bình Ngô, do Nguyễn Trãi soạn thảo, có đoạn viết:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân;

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Và trong bản Tuyên ngôn độc lập, công bố ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:  “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; Trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc… Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791,… Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Rõ ràng, Hồ Chí Minh đã khẳng định về quyền con người luôn tồn tại suốt chiều dài lịch sử ở một đất nước có độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia như Việt Nam.

Lịch sử cũng cho thấy: ở nước ta quyền con người ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, 1945. Tuy nhiên trong các Hiến pháp 1946, 1958, 1980 chưa có khái niệm quyền con người. Nội dung quyền con người khi đó được mặc định nằm trong quyền công dân. Cho đến Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 QCN và quyền công dân mới được quy định đầy đủ và tương thích với các Công ước quốc tế về QCN.

Điều 3, Chương I , Hiến pháp 2013 về Chế độ chính trị quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.”

Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã trải qua nhiều bước thăng trầm do một số kẻ kỳ thị với chế độ xã hội ta. Trên lĩnh vực nhân quyền, mặc dù đã có những bước phát triển nhất định nhưng vẫn còn nhiều khác biệt. Điều này không chỉ do khác biệt về chính trị-văn hóa và pháp luật… đối thoại về quyền con người là một sáng kiến quan trọng nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia. Trong những vòng đối thoại gần đây hai nước đã đạt được những bước tiến đáng khích lệ… Tuy nhiên vẫn còn một số khác biệt do thể chế quốc gia, truyền thống lịch sử, văn hóa…điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước… Phía Việt Nam quan tâm đến những vấn đề về kỳ thị, phân biệt đối xử với người da mầu ở Hoa Kỳ. Chẳng hạn hình ảnh một cảnh một cảnh sát Hoa Kỳ dùng đầu gối kẹp cổ một người da mầu. Hoặc cảnh nhiều người vô gia cư sống ở vỉa hè, lề đường. Điều này là không thể chấp nhận được, nhất là đối với một quốc gia giầu có bậc nhất thế giới. Đáng lưu ý nhiều hãng thông tấn báo chí có trụ sở ở Hoa Kỳ thường xuyên đăng tải phát sóng nhiều thông tin xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, nhất là về quyền tự do ngôn luận, báo chí.

Các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đều được quy định đầy đủ trong Hiến pháp 2013 (từ  Điều từ 19 đến Điều 25). Trong quan hệ quốc tế Việt Nam đã gia nhập và ký kết hầu hết các Công ước quốc tế về QCN. Theo các phương tiện thông tin truyền thông, tính đến nay, Việt Nam đã có nhiều cuộc đối thoại song phương về QCN với các quốc gia Australia ra 16 lần, Thụy Sĩ – 14 lần, Na Uy 13 lần, EU 9 lần…, nhiều hơn cả là với Hoa Kỳ, 26 lần.

Về quan điểm trong đối thoại quyền con người, Đảng ta nhất quán chủ trương: Trong đối thoại cần nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp bất đồng và những sự hiểu biết khác nhau giữa Việt Nam với các đối tác quốc tế, đồng thời kiên quyết bảo vệ quan điểm, lập trường, lợi ích quốc gia – dân tộc, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, quyền con người để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.

Vì vậy, có thể khẳng định một lần nữa rằng, các luận điệu nói xấu về vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hoàn toàn là bịa đặt, hư vô và nhằm trục lợi cho một nhóm người mong muốn Việt Nam không bao giờ phát triển, sáng ngang cùng cường quốc năm châu được./.

Đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam


Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đó là kết quả của quá trình tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu có chọn lọc những quan điểm, kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển kinh tế thị trường của các nước trên thế giới vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều quan điểm khác biệt, thậm chí là trái ngược, xuyên tạc, gây cản trở đến quá trình thực hiện mô hình kinh tế này ở Việt Nam như “Cần định hướng xã hội chủ nghĩa tốt hơn cho nền kinh tế” hay “Đời sống kinh tế-chính trị ở Việt Nam đầy u uất”.

Khẳng định rằng những quan điểm trên là hoàn toàn sai trái, tuyên truyền sai sự thật về nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa. Nguồn gốc và bản chất của KTTT là kinh tế hàng hoá. Các phạm trù (giá trị, giá cả, hàng hoá, tiền tệ), quy luật (giá trị, cạnh tranh, cung- cầu) của nền kinh tế hàng hoá là các phạm trù, quy luật của KTTT. Các phạm trù, quy luật này có trước chủ nghĩa tư bản, được chủ nghĩa tư bản sử dụng để phát triển KTTT tư bản chủ nghĩa. KTTT tư bản chủ nghĩa thời kỳ đầu mới ra đời là KTTT tự do cạnh tranh, chưa có hoặc rất ít sự can thiệp của nhà nước. Sự điều tiết của thị trường - “bàn tay vô hình”, ngoài những mặt tích cực còn đưa đến nhiều hệ quả tiêu cực, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế chu kỳ, đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà nước - “bàn tay hữu hình” để hạn chế, khắc phục những khuyết tật do điều tiết tự phát của cơ chế thị trường. Ngày nay, nền KTTT hiện đại của các nước tư bản phát triển trên thế giới đều là nền KTTT có sự quản lý của nhà nước, vừa có điều tiết bởi “bàn tay vô hình”, vừa có điều tiết bởi “bàn tay hữu hình”. KTTT có sự quản lý của nhà nước ở các nước trên thế giới là không hoàn toàn giống nhau mà có nhiều mô hình khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ can thiệp và nội dung định hướng can thiệp của nhà nước. Việt Nam đi lên CNXH từ một nước kinh tế chưa phát triển, bỏ quan chế độ tư bản chủ nghĩa nên việc phát triển KTTT định hướng XHCN là rất cần thiết, nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, khai thác mọi tiềm năng, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển, từng bước xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Mô hình này là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của KTTT, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH.

Thực tiễn hơn 35 năm đổi mới, phát triển nền kinh tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Việt Nam thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới; chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động được nâng lên rõ rệt; kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện đáng kể; huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh, đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh và chất lượng, hiệu quả được cải thiện… Nhiều tổ chức quốc tế uy tín đánh giá, Việt Nam là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới; là điểm sáng trên toàn cầu trong việc thực hiện thành công “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Những kết quả đó là minh chứng thuyết phục, tự nó đanh thép phản bác lại những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch về phát triển nền kinh tế thị trường  định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta./.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, bảo vệ nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/02/1930) cho đến nay, đã trải qua 13 kỳ đại hội. Trong mỗi kỳ đại hội diễn ra bối cảnh lịch sử của tình hình đất nước, khu vực và trên thế giới đều khác nhau.  Các thế lực thù địch, phản động cùng với những phần tử cơ hội chính trị càng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta và chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, công tác đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc, bảo vệ nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng trên mặt trận tư tưởng, lý luận, góp phần làm rõ bản chất xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, đòi đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng ta, kịp thời ngăn chặn gây nhiễu thông tin sự thật về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước ta.

Thực tế, gần đây cho thấy trên nhiều phương tiện truyền thông hải ngoại, trang mạng của các tổ chức phản động lưu vong và mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động cùng những phần tử cơ hội chính trị tăng cường tung ra các luận điệu xuyên tạc, giả mạo, thất thiệt chống phá Đảng. Chúng ra sức thổi phồng, suy diễn, bóp méo, bịa đặt, quy kết thành những hạn chế, yếu kém của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ. 

Chúng lợi dụng sự kiện có thật, khoét sâu vào những thiếu sót, hạn chế trong đời sống xã hội để tạo cớ xuyên tạc, vu cáo như: Các vụ án kinh tế, tham nhũng, sự cố môi trường... Trên cơ sở đó, suy diễn, xuyên tạc theo chiều hướng tiêu cực, hoặc xuyên tạc vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, hạ thấp danh dự, uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhằm tạo ra những nhận thức lệch lạc, bất mãn đối với chế độ, chính quyền; tạo ra yếu tố “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gây hoang mang trong xã hội; kích động hành vi chống đối, biểu tình, bạo loạn, lật đổ.

Trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động nhiệm vụ đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, các quan điểm sai trái, thù địch càng phải được chú trọng, lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, hiệu quả nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng trước thềm Đại hội lần thứ XIII đang đến gần.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái thù địch, bảo vệ Cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng các cấp ủy, tổ chức đảng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:

Một là, quán triệt và thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái, thù địch. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục tuyên truyền, giáo dục để mọi cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời vận dụng, phát triển sáng tạo, làm cho lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự là nền tảng tư tưởng vững chắc của Đảng, giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần toàn xã hội.

Hai là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái, thù địch gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XIII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Cơ quan, đơn vị, địa phương cần thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, có định hướng các vấn đề thời sự, chính trị, nhất là những thông tin liên quan đến đại hội đảng các cấp cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, giúp mọi người phân biệt đúng sai, tự sàng lọc, tự “miễn dịch” với những thông tin xấu độc.

Ba là, thường xuyên đổi mới phương thức, huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, chủ động đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch. Đa dạng hóa hoạt động đấu tranh theo hướng: thiết lập và sử dụng các trang web, blog, diễn đàn để đăng tải các bài viết với nội dung tuyên truyền các quan điểm chính thống, định hướng dư luận, phản bác hoặc tiến hành đấu tranh phản bác ngay tại các trang mạng “độc hại”, phản động được đối tượng sử dụng. Xây dựng và mở rộng đội ngũ cộng tác viên đưa tin, viết bài, bình luận; nâng cao chất lượng các bài viết đấu tranh phản bác với luận cứ khoa học, tính thuyết phục cao. Kết hợp chặt chẽ các biện pháp đấu tranh, cả trực tiếp và gián tiếp; giữa xây và chống, trong đó lấy xây là chính; chủ động cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan báo chí để viết bài đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên Internet, mạng xã hội.

Bốn là, tăng cường quản lý, chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật, ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng “độc hại” một cách có hiệu quả. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị điện tử phục vụ nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên Internet, mạng xã hội. Chủ động phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ, tính toán sử dụng các giải pháp về công nghệ thông tin để ngăn chặn một cách triệt để các tin tức xấu độc trên các trang mạng. Kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Ðảng. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong Ðảng. Các cấp ủy và tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn; nghiêm cấm để lộ bí mật của Ðảng, Nhà nước, Quân đội; lan truyền những thông tin sai lệch hoặc tán phát những đơn thư nặc danh, mạo danh, hoặc thư có danh nhưng có nội dung xấu, xuyên tạc, vu khống, kích động.

Đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên cần được triển khai đồng bộ, có hệ thống các chủ trương, giải pháp. Thực hiện tốt những nội dung cơ bản trên sẽ góp phần ngăn chặn hữu hiệu, giảm tác hại từ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động trên Internet, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông, nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng./.


CHỮ “ĐỒNG” TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC


Sau Cách mạng Tháng Tám, nhiều tổ chức và đảng phái chính trị phản động chống phá cách mạng quyết liệt. Nổi bật nhất là các đảng Việt Quốc, Việt Cách dựa thế của Tưởng Giới Thạch chống Việt Minh, chống Đảng Cộng sản, hòng lật đổ Chính phủ cách mạng do Hồ Chủ tịch đứng đầu. Chính phủ liên hiệp lâm thời được thành lập ngày 1-1-1946 và cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 đã lập nên Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quốc hội Khóa I đã dành cho Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế đại biểu không qua bầu cử. Ngày 2-3-1946, tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Khóa I, theo đề nghị của Hồ Chủ tịch, Quốc hội đã chấp nhận thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến, trong đó, Nguyễn Hải Thần (Việt Cách) giữ chức Bộ trưởng Bộ Xã hội kiêm Y tế - Cứu tế và Lao động; đảm nhiệm cố vấn tối cao là Vĩnh Thụy (Bảo Đại), Vũ Hồng Khanh (Việt Quốc) giữ chức Phó chủ tịch Kháng chiến ủy viên hội. Nhìn lại cơ cấu Hội đồng Chính phủ lâm thời, những chức vụ quan trọng đều do hai đảng Việt Quốc và Việt Cách nắm giữ. Điều đó cho thấy sách lược thỏa hiệp của Hồ Chí Minh thật là cao tay, sáng suốt, ít nhất tạm thời cũng giữ được hòa khí, làm dịu đi âm mưu phá phách, chống đối của bọn chân tay Tưởng Giới Thạch.

Về việc ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, Người nói: “Trong giờ phút nghiêm trọng một mất một còn, quốc gia dân tộc phải đứng trên hết mọi sự… Trước nguy cơ dân tộc, là dân tộc mất qnước, phải hy sinh hết cả ý riêng, tâm tính riêng, lợi ích riêng cho đến tính mạng cũng không tiếc. Hơn nữa, còn phải làm thế nào cho tất cả các tầng lớp nhân dân đều chung đúc tâm trí và lợi ích của dân tộc mà phấn đấu. Những lời nói đầy tâm huyết của Người đã thuyết phục được Quốc hội và Hội đồng Chính phủ chấp nhận việc Người đã ký Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và đã nhận được sự nhất trí cao. Nghiêm Kế Tố - người thuộc Đảng Việt Quốc, một trong số 70 đại biểu Quốc hội không qua bầu cử - đã nhận xét: “Mọi phản ứng, mọi bất mãn của các lực lượng đối lập đều bị dẹp sau khi Hồ Chí Minh đã thực hiện các chủ trương sách lược nhân nhượng, hòa giải. Đang từ tư tưởng phản đối hoàn toàn, các đảng phái đối lập bỗng nhiên chịu nửa phần trách nhiệm về việc ký với người Pháp... chính trị khôn khéo của Việt Minh thật là vô bờ bến khiến cho đang phản đối chuyển sang đồng tình”.

Người quan tâm đến chữ “đồng” tìm ra cái chung, cái đồng nhất để chân thành hợp tác, cố kết họ lại vì lợi ích đại cục. Trong thư gửi đồng bào Nam bộ, tháng 6-1946, Bác Hồ viết như sau: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang”. Đây quyết không phải là một sách lược “khôn khéo” nói cho dễ nghe, mà chính là tư tưởng lớn ở tầm chiến lược của Hồ Chí Minh.

Chữ Đồng mà Bác Hồ đã vận dụng để giải quyết thành công vấn đề đoàn kết dân tộc, tôn giáo, tập hợp quần chúng lại thành những tổ chức cách mạng rộng lớn, mạnh mẽ, những tổ chức hoạt động tích cực, tự giác, với nhận thức rõ ràng về mục đích chiến đấu của mình và được giáo dục theo tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”./.

TỰ DO, NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY


Trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam chúng ta đã không ngừng đấu tranh vì các quyền tự do cơ bản của con người, nhất là quyền độc lập và quyền tự quyết của dân tộc, quyền được sống trong hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc của người dân. Ngay từ những ngày đầu của cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, vấn đề quyền con người luôn được quan tâm và là một trong những mục tiêu cao cả nhất trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng tới nay.

Vấn đề về quyền con người và bảo đảm quyền con người ở nước ta là một trong những đề trọng tâm, có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta luôn ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ quyền con người, được thể hiện rõ trong Hiến pháp và hệ thống Pháp luật của nước ta. Điều 16, Chương II, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Ngày 18/01/2018, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố phát hành Sách trắng về Nhân quyền với tựa đề “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam”. Nội dung của cuốn sách đã cung cấp các thông tin toàn diện về quan điểm, chủ trương, luật pháp, chính sách của Nhà nước Việt Nam về quyền con người, đặc biệt từ sau khi thông qua Hiến pháp 2013, cũng như những nỗ lực và thành tựu đạt được trong bảo vệ và thúc đẩy các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, Sách trắng cũng nhấn mạnh tới thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân Việt Nam và Nhà nước còn tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tôn giáo Việt Nam tăng cường giao lưu, kết nối với quốc tế.

Thời gian qua, thực hiện âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để lợi dụng vấn đề về tự do, dân chủ, nhân quyền để tấn công hòng phá vỡ sự ổn định chính trị, xã hội của nước ta. Điển hình như:

- Ngày 03/11/2022, trên trang blog Việt Nam Thời báo, đối tượng Nguyễn Nam phát tán bài “Đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ lần thứ 26”; ngày 06/11/2022, trên facebook Việt Tân phát tán bài “Đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ: Tự do dân chủ không tự nhiên mà có” nội dung vu cáo chính quyền nước ta đàn áp tự do, dân chủ, nhân quyền; kêu gọi các tổ chức, cộng đồng quốc tế can thiệp.

- Ngày 04/11/2022, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do phát tán bài “Bộ Thông tin và Truyền thông sắp đưa ra quyết định bắt gỡ bỏ tin độc trong vòng 3 giờ”; ngày 06/11/2022, trên facebook Việt Tân phát tán bài “Cộng sản Việt Nam tiếp tục siết chặt quyền tự do biểu đạt”, nội dung xuyên tạc Luật An ninh mạng năm 2018 và các quy định về quản lý thông tin trên mạng xã hội, vu cáo chính quyền Việt Nam ngăn cấm người dân tiếp cận thông tin, nhằm mục đích bôi nhọ, nói xấu Đảng, Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, qua đó kích động, lôi kéo các hoạt động biểu tình, phá hoại...

Có thể khẳng định, quan điểm của Đảng ta về quyền con người phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và xu thế chung của thời đại. Chính sách nhất quán và xuyên suốt của Nhà nước ta là tôn trọng và đảm bảo các quyền con người, luôn đặt con người ở vị trí trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong công cuộc Đổi mới toàn diện ở Việt Nam trong hơn 35 năm qua, hướng tới một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đóng góp vào cuộc đấu tranh chung vì mục tiêu hoà bình và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới./.

PHẢN BÁC CÁC LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI VỀ CHUYẾN THĂM TRUNG QUỐC CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG


Vừa qua, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30/10 đến 1/11/2022. Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp trên tất cả các phương diện.

 Tuy nhiên, lợi dụng vào sự kiện này, các tổ chức khủng bố Việt Tân, trang mạng, blog, website của các tổ chức phản động, các trung tâm truyền thông BBC, RFA, VOA… lập tức tăng tần suất các bài viết có nội dung xuyên tạc mục đích, ý nghĩa chuyến thăm, bôi nhọ hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; chúng đã dùng lời lẽ miệt thị, chế giễu hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta, bôi nhọ quan hệ đối ngoại Việt Nam – Trung Quốc. Những bài viết này thể hiện sự hẹp hòi, ích kỷ của cá nhân các đối tượng trước sự phát triển lớn mạnh, vị thế, uy tín của nước ta ngày càng cao trên trường quốc tế. Những luận điệu sai trái này rất nguy hiểm, khi Việt Nam đang đẩy mạnh mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, hội nhập ngày càng chủ động, tích cực, sâu rộng; cố tình suy diễn, xuyên tạc, chống phá đường lối đối ngoại, quốc phòng, an ninh, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, tác động vào niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN.

Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã góp phần thể hiện Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn luôn coi trọng, ưu tiên hàng đầu cho việc xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc, vì lợi ích căn bản, lâu dài của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển của thế giới và khu vực. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển; thống nhất kiểm soát thỏa đáng bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông vô cùng quan trọng; nhất trí xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển, đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh lâu dài ở khu vực.

Chuyến thăm là sự cụ thể hóa đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng: “Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế vì lợi ích quốc gia - dân tộc là định hướng chiến lược lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Mục tiêu hoạt động đối ngoại nhằm “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia, dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”. Phương châm trong đối ngoại là: “Độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế (Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng).

Mục đích, ý nghĩa, kết quả chuyến thăm được thể hiện rõ nét và được truyền thông quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Sự thật đó là minh chứng khách quan, sinh động phản bác những luận điệu bôi nhọ, chống phá, những hành động trơ trẽn và lạc lõng của các thế lực xấu.

CẦN TỈNH TÁO TRƯỚC NHỮNG THÔNG TIN KÍCH ĐỘNG, CHIA RẼ


Ngày 11/8/2022, trên trang blog Đài Á châu Tự do ( RFA) tán phát bài “Báo công an răn đe dư luận vụ Tịnh Thất bồng Lai bị luật sư phản bác”; Ngày 12/8/2022, trên trang Blog Việt Nam Thời báo, đối tượng Hoài Nguyễn tán phát bài “Nạn nhân bạo lực tôn giáo của truyền thông nhà nước”, nội dung xuyên tạc chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta; vu cáo chính quyền Việt Nam sử dụng truyền thông để “tấn công” vào niềm tin tôn giáo; đồng thời cổ xuý cho những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng trong “Hội thánh Tin Lành đấng Christ Tây Nguyên” và “Tịnh thất Bồng Lai”.

Với những kiểu tiêu đề, giọng điệu đầy chất kích động, chia rẽ. Mục đích của chiêu thức này không gì khác là kích động, chia rẽ mối quan hệ máu thịt giữa nhân dân với Đảng, chính quyền; tình đoàn kết quân - dân; mối quan hệ giữa đồng bào các dân tộc; giữa đồng bào tôn giáo với đồng bào không tôn giáo và giữa các tôn giáo với nhau…

Cần phải khẳng định ngay rằng, tác giả của những bài viết, hình ảnh, video, âm thanh ấy không dựa trên các nguồn tin chính thống mà dựa vào những thông tin cóp nhặt, cắt ghép để suy diễn, bóp méo, xuyên tạc sự thật nhằm mục đích chống phá Việt Nam. Phát tán các bài viết, hình ảnh, video ấy, những kẻ vô lương, vô luân, vô trách nhiệm hoàn toàn không phải vì đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc, mà thực chất là nhằm mục đích kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trước các cơ quan chức năng của Việt Nam, đã có những kẻ khai nhận được sự hà hơi, tiếp sức của một số tổ chức phản động ở nước ngoài để thực hiện công việc ấy. Mục tiêu lớn nhất mà họ hướng đến là chia rẽ mối đoàn kết giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và cơ quan chức năng các cấp. Mục tiêu sâu xa hơn của họ là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lật đổ chính quyền nhân dân, xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam.

Chúng ta cần nhận thức rõ, trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào, yêu cầu cao nhất của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vẫn là khối đại đoàn kết dân tộc, mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa Đảng, chính quyền và nhân dân. Đó chính là cội nguồn sức mạnh, nhân tố quyết định đối với sự trường tồn và phát triển của đất nước ta.

Chúng ta không phủ nhận những tiện ích mà Internet, mạng xã hội đem lại cho nhân loại, trong đó có nhân dân Việt Nam. Nhưng với những tổ chức, cá nhân thù địch, phản động, những kẻ cơ hội chính trị thì Internet, mạng xã hội được chúng coi là phương tiện số một để thực hiện những âm mưu, thủ đoạn và hành động chống phá Việt Nam. Trước thực tế đó, chỉ có tinh thần cảnh giác cao độ, sự tỉnh táo, tinh thần đoàn kết đồng lòng của toàn dân, cùng sự kiên quyết của các nhà quản lý chúng ta mới có thể tẩy chay, ngăn chặn được những diễn đàn, trang mạng của những kẻ “lòng lang, dạ sói” như đã nói./.

PHÊ PHÁN LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC: “CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI LÀ SAY MÊ BẠO LỰC”


Cách mạng Tháng Mười Nga là một trong những sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ XX, đánh dấu một mốc mới trong lịch sử phát triển của nhân loại. Nó đã xóa bỏ các giai cấp bóc lột, tư sản, địa chủ và chế độ người bóc lột người, đưa giai cấp vô sản bị áp bức, bóc lột nặng nề thành giai cấp đứng đầu và làm chủ xã hội; giải phóng nhân dân lao động, đưa người lao động từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước.

Sau sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các thế lực thù địch đã và đang chống phá quyết liệt, mưu toan phủ nhận mọi thành quả Cách mạng Tháng Mười Nga và nền tảng tư tưởng của cuộc cách mạng vĩ đại, đó là chủ nghĩa Mác – Lênin. Những âm mưu, thủ đoạn chống phá chủ nghĩa xã hội của các thế lực thù địch trong nhiều thập kỷ qua càng làm nổi bật tầm vóc và ý nghĩa thời đại của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại.

Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đánh giá: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”. Thế nhưng, nhằm hạ thấp giá trị nhân văn, nhân đạo và ý nghĩa lịch sử, thời đại của cuộc cách mạng này, các thế lực thù địch dùng nhiều chiêu thức vừa tinh vi, vừa trơ trẽn khi cáo buộc những người cách mạng ở Nga và trên thế giới là “say mê bạo lực”.

Bạo lực cách mạng là quy luật phổ biến của mọi cuộc cách mạng và Cách mạng Tháng Mười cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy, trong tác phẩm Sự khốn cùng của triết học (1846), C.Mác và Ph.Ăngghen đã xác định lợi ích của giai cấp vô sản gắn liền với việc xóa bỏ chế độ tư hữu và xây dựng, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Để thực hiện được điều này cần phải tiến hành cách mạng dân chủ bạo lực.

Các giai cấp tư sản, địa chủ không tự nguyện rời bỏ địa vị thống trị, đã điên cuồng dùng bạo lực chống lại nhân dân. Trong điều kiện đó, không có bạo lực cách mạng của quần chúng thì cách mạng không thể thành công. Để bảo vệ thành quả cách mạng, quần chúng công - nông Nga đã đáp lại một cách kiên quyết nhất đối với bạo lực phản cách mạng của bọn địa chủ, tư bản và bọn đế quốc can thiệp. 

Để cách mạng vô sản giành được thắng lợi, phải sử dụng các hình thức đấu tranh, trong đó chủ yếu sử dụng bạo lực, vì vậy, trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ xã hội hiện hành. Mặc cho giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng ấy những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới”.

Thêm một sự thật nữa cũng là nguyên lý đó là: Cách mạng phải luôn luôn biết tự bảo vệ. Nguyên lý này càng đặc biệt quan trọng trong những thời điểm bước ngoặt của lịch sử. Rõ ràng là không tự đổi mới thường xuyên và đúng quy luật thì chủ nghĩa xã hội không thể tự bảo vệ có hiệu quả. Ngược lại, nếu cách mạng không biết tự bảo vệ, không kiên định trên những nguyên tắc cách mạng, nhất là từ bỏ bạo lực cách mạng, buông lỏng chuyên chính vô sản, không giữ vững thành quả cách mạng mà nhân dân đã giành được với biết bao mồ hôi và xương máu; nếu từ đội tiên phong đến các cấp chính quyền và tổ chức quần chúng bị rã rời, mất sức chiến đấu, thúc thủ và bất lực trước sức tấn công của kẻ thù thì sẽ chẳng còn gì để đổi mới, cải cách, cải tổ!

Như vậy, sự thật trên đã bác bỏ mọi luận điệu khi cho rằng: Cách mạng Tháng Mười là “say mê bạo lực”. Như vậy, giá trị của Cách mạng Tháng Mười vẫn vĩnh hằng và tiếp tục soi sáng con đường chúng ta đi.

MỌI NỖ LỰC HẠ THẤP VIỆT NAM ĐỀU LÀ VÔ LÝ


Có một điều buồn cười là các bác lãnh đạo Việt Nam đi ngoại giao khắp thế giới thì chẳng bị nói gì. Nhưng cứ hễ liên quan đi ngoại giao liên quan Trung Quốc thì lại bị vu cho cái tâm thế là "đi chầu" hay "bái kiến thiên triều" rồi nào là bán đảo, nịnh bợ. Vậy ít ngày nữa Thủ tướng Đức sang thăm Trung Quốc có phải là đi “chầu chực” không? Hay Cựu thủ tướng Nhật Suga chọn Việt Nam trong chuyến công du đầu tiên khi nhậm chức có phải là đi “trình diện” trước Việt Nam không?

Trong khi báo chí thế giới trước đó còn đang tiên đoán về nước nào có vinh dự được ông Tập Cận Bình mời thăm đầu tiên sau khi tái đắc cử. Đó có thể là Tổng thống Nga Vladimir Putin - quốc gia đứng hàng cao nhất trong hệ ngoại giao của Trung Quốc, Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif - quốc gia đồng minh quan trọng nhất của Trung Quốc. Nhưng vị trí này lại thuộc về Việt Nam. Điều này cho thấy vị trí ngoại giao quan trọng của Việt Nam với Trung Quốc.

Hãy thử nghĩ thế này, bạn là người đầu tiên được nhà hàng xóm giàu nhất vùng mời đến tham gia tiệc tân gia, được mời đủ thứ của ngon vật lạ, được tặng quà mang về, được bắn pháo hoa chào mừng khi đến, được đón tiễn trọng thị, được mở ra bao nhiêu cơ hội hợp tác làm ăn, bạn có thấy ngầu không? Lại dám bảo không đi.

Có biết bao nhiêu quốc gia muốn có được vị trí như Việt Nam nhưng mà không được. Cách đây ít hôm, Tổng thống Pháp còn bày tỏ mong muốn đi cùng Thủ tướng Đức đến thăm Trung Quốc vào ngày 04/11 tới nhưng chưa nhận được thu xếp từ nước chủ nhà. Còn lãnh đạo Úc, Canada, Anh… cùng bày tỏ thiện chí tương tự nhưng chưa được bố trí thời gian. Trong khi Việt Nam, cụ thể là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại được đích thân ông Tập Cận Bình mời, điều này ngay cả các cường quốc cũng khó có được.

Hôm bác Trọng đáp xuống sân bay Bắc Kinh không đeo khẩu trang thì có đám người nói là không tôn trọng luật pháp Trung Quốc khi nước này vẫn đang chống dịch quyết liệt rồi phao tin là sẽ bị Trung Quốc “ngó lơ”. Nhưng hôm sau, bác Trọng với ông Tập đều không mang khẩu trang tham gia các đại lễ, tay bắt mặt mừng, cùng tiệc trà, cùng ăn uống thăm quan, được trao tặng huân chương cao quý nhất Trung Quốc… thì đám này lại im lặng á khẩu.

Điều buồn cười hơn nữa là lại có đám nào đấy phao tin rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc để thực hiện “Hội nghị Thành Đô” - cái hội nghị được đồn thổi là có quy định Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh tự trị của Trung Quốc vào năm 2020, nhưng bị trễ 2 năm do đại dịch, năm nay sang để thực hiện. Đùa chứ đến những con người ngây thơ, có tư duy bình thường nhất cũng biết rằng cái tin kia chỉ là nhảm ruồi, vậy mà vẫn cố phao tin bằng được thì cũng lạ thật.

Nếu ai tinh ý một chút, có làm việc xuất nhập hàng nhiều, sẽ biết là ngay từ chuyến đi của bác Trọng cũng là lúc Trung Quốc nới lỏng việc xuất nhập hàng, nông sản cửa khẩu giữa bối cảnh phương Tây đang gặp khó khăn kinh tế. Nếu đi ngoại giao mà lại đem lại lợi ích cho nhân dân, cho kinh tế đất nước thì luôn là một điều đáng mừng.

Không phải ngẫu nhiên mà trong những ngày gần đây, ngành ngoại giao Việt Nam đang làm việc hết công suất để nâng cao vị thế nước nhà. Ví dụ như chỉ trong 14 ngày, Việt Nam lần lượt chào đón Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Thái tử Đan Mạch, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và có thể là Tổng thống Joe Biden sang thăm vào cuối tháng 11…

Quốc gia nào cũng muốn kéo Việt Nam về phía họ, cũng muốn tạo ra sức ảnh hưởng đến Việt Nam. Điều đó cho thấy vị thế đất nước ngày càng được nâng cao, hình ảnh Việt Nam ngày càng được cải thiện, thế giới ngày càng coi trọng Việt Nam hơn và chúng ta sẵn sàng cho những điều đó… Dĩ nhiên là vẫn luôn có những cá nhân, những nhóm người tự nhục luôn cố gắng phủ nhận và hạ thấp những điều như thế này.

Nhưng dù thế nào, những nỗ lực này đều là vô lý. Việt Nam vẫn sẽ tiến lên mạnh mẽ!

NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM


20/11 chính là ngày Nhà giáo Việt Nam (tên đầy đủ là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam). Đây là một trong những ngày lễ kỷ niệm quan trọng được tổ chức vào ngày 20/11 hàng năm để tri ân các thầy cô và những người hoạt động trong ngành giáo dục.

Nguồn gốc ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Vào tháng 1/1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).

Vào năm 1949 (sau 3 năm), tại hộ nghị ở thủ đô của Ba Lan - Waszawa, FISE đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” bao gồm 15 chương với nội dung nói về đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy.

Năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam cũng trở thành là một trong những thành viên của tổ chức FISE, đã quyết định trong cuộc họp của tổ chức FISE từ 26 - 30/08/1957 tại thủ đô Ba Lan.

Và ngày 20/11/1958 chính là ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo, và lần đầu tiên được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20/11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam.

Khi đất nước thống nhất thì ngày 20/11 trở thành ngày truyền thống, diễn ra hàng năm. Vào năm 1982, ngày 20/11 là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.

Và từ đó đến ngày nay, cứ đến ngày 20/11, các thế hệ học sinh lại tôn vinh, thể hiện lòng biết ơn thầy cô.

Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày 20/11 sớm đã trở thành một ngày lễ kỷ niệm nghề giáo truyền thống của Việt Nam. Điều này vô cùng phù hợp với một dân tộc hiếu học và truyền thống tôn sự trọng đạo như Việt Nam.

Ngày 20/11 chính là dịp để thế hệ học sinh thể hiện lòng biết ơn, tri ân sâu sắc đến thầy cô giáo của mình. Dù đang ngồi hay rời xa ghế nhà trường, cứ đến ngày 20/11, mọi người đều hướng đến thầy cô giáo, gửi những lời chúc, những món quà tốt đẹp đến thầy cô.

CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ SỚM, TỪ XA, TRONG THỜI BÌNH


Cùng với Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Chiến lược Quân sự, Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, Chiến lược bảo vệ Biên giới quốc gia có vị trí, vai trò rất quan trọng trong bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Ngày 28 tháng 9 năm 2018, Bộ Chính trị khóa XII ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân. Qua đó, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị tham gia quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Để tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, các ban, bộ, ngành, địa phương; cán bộ, đảng viên, chiến sĩ cần nắm vững các nội dung cơ bản sau đây:

Một là, các ban, bộ, ngành, địa phương, nhất lừ lực lượng trực tiếp tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo.

Tùy theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức phổ biến, tuyên tuyền cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân các nội dung cơ bản của Chiến lược nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho họ; tạo động lực phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, biển, đảo của Tổ quốc.

Hai là, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với công tác xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, biển, đảo của Tổ quốc.

 Nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, lấn chiếm, phá hoại biên giới quốc gia. Tổ chức đấu tranh phòng, chống hoạt động vi phạm chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, giám sát biên giới, chỉ đạo, hỗ trợ các đạo phương sản xuất các sản phẩm thông tin truyền thống phục vụ đời sống, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới, hải đảo. Huy động các nguồn lực, triển khai các chương trình hoạt động hướng về biên giới, vùng biển, đảo nhằm giữ dân bảo vệ biên giới; phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc ở khu vực biên giới, biển, đảo.

Ba là, xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia, củng cố cơ sở chính trị địa phương vững mạnh, tạo nền tảng xây dựng thế trận biên phòng toàn dân ở khu vực biên giới.

Xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới toàn dân rộng khắp, nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang là nòng cốt, Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách.

Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới với các nước láng giềng. Khắc phục tình trạng “trắng” dân cư ở một số khu vực biên giới, hải đảo. Thực hiện tốt chủ trương, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Bố trí cán bộ biên phòng tham gia sinh hoạt chi bộ các thôn, bản, ấp; tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện HTCT cơ sở vững mạnh ở khu vực biên giới.

Bốn là, hoàn thiện thể chế, pháp luật về bảo vệ biên giới quốc gia; nghiên cứu, hoàn thiện phương thức, phương án tổ chức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới.

Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, các văn bản quản lý nhà nước về bảo vệ biên giới quốc gia. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc thực thi pháp luật về bảo vệ biên giới quốc gia. Triển khai các hoạt động, biện pháp nghiệp vụ, dự báo các tình huống chiến lược có thể xảy ra. Kịp thời bổ sung, hoàn chỉnh phương án, kế hoạch xử lý. Giải quyết hiệu quả, kịp thời các tình huống nảy sinh trên biên giới, vùng biển, đảo; không để bị động, bất ngờ.

Năm là, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực biên giới vững mạnh.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể, có trọng tâm, trọng điểm về bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ biên giới quốc gia gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Ưu tiên vùng đặc biệt khó khăn, vùng trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và biển, đảo. Phát huy thế mạnh của vùng về du lịch sinh thái, truyền thống văn hóa; đẩy nhanh tiến độ trồng rừng vành đại ở khu vưc biên giới.

Sáu là, tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, chủ quyền biển, đảo.

Thực hiện có trách nhiệm các cam kết và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên. Tiếp tục phát triển quan hệ đối tác với các nước láng giềng, đẩy mạnh hợp tác biên phòng rộng rãi, toàn diện ngang tầm với quan hệ của Việt Nam với các nước. Đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên biên giới, đối phó với các nguy cơ có thể xảy ra trên biên giới, biển, đảo. Trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực biên phòng với các nước. Đẩy mạnh giao lưu quốc phòng, giao lưu hữu nghị biên giới. Xây dựng phương án hoạch định trên biên giới quốc gia; xác định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam với các nước.

Triển khai thực hiện các văn kiện pháp lý quốc tế về biên giới; phân giới và cắm mốc quốc giới trên cơ sở các điều ước quốc tế về hoạch định biên giới quốc gia được ký kết với các nước láng giềng. Xây dựng và củng cố mô hình kết nghĩa giữa các các địa phương, đơn vị và nhân dân hai bên biên giới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng biên giới quốc gia hòa bình hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển.

Thực hiện tốt Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia là góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc “từ sớm, từ xa”, giữ nước từ khi nước chưa nguy. Việc nhận thức đúng và thực hiện hiệu quả Chiến lược này là trách nhiệm, niềm vinh dự, tự hào của mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và mỗi công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam