Thứ Năm, 10 tháng 11, 2022

ĐẤU TRANH TRƯỚC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỀ CHUYẾN THĂM CỦA TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC ĐẾN VIỆT NAM

 v

 

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thư ký LHQ diễn ra trong bối cảnh Việt Nam vừa hoàn thành xuất sắc vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ; được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền.

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres đến Thủ đô Hà Nội, thăm chính thức Việt Nam từ ngày 21-22/10/2022.

Chuyến thăm lần này của ông Antonio Guterres mang ý nghĩa đặc biệt hơn, diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 45 năm Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc. Như phát biểu của ông Antonio Guterres trước chuyến thăm, việc ông đến Việt Nam thể hiện thông điệp mạnh mẽ về sự coi trọng của Liên Hiệp Quốc đối với quan hệ đối tác Việt Nam - Liên HIệp Quốc trong 45 năm qua. Ông cũng khẳng định Việt Nam là một trong những thành viên không thể thiếu của Liên Hiệp Quốc và tin rằng Việt Nam đang và sẽ có những đóng góp ý nghĩa cho công việc chung của Liên Hiệp Quốc trong giải quyết các thách thức toàn cầu, vì hòa bình và phát triển trên thế giới.

Chuyến thăm cũng diễn ra trong bối cảnh Việt Nam vừa hoàn thành xuất sắc vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2020-2021; được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Tháp tùng Tổng Thư ký Liên hợp quốc thăm chính thức Việt Nam có bà Armida Salsiah Alisjahbana, Thư ký điều hành Ủy ban Kinh tế-Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP); ông Selwin Hart, Trợ lý Tổng Thư ký và Cố vấn đặc biệt của Tổng Thư ký về hành động khí hậu, cam kết chuyển đổi xanh; bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam cùng một số quan chức Liên hợp quốc.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã nhận định: "Từ chỗ là quốc gia nhận viện trợ lương thực, bị chiến tranh tàn phá, bị cô lập và nạn đói chực chờ, nay Việt Nam đang gửi những người lính đi gìn giữ hòa bình thế giới. Đó là minh chứng mạnh mẽ cho sự kiên cường, vượt khó của người Việt và là thành quả của chủ trương nhất quán lấy con người làm trung tâm của sự phát triển". Nhìn lại cả quá trình phát triển của đất nước cho đến nay, ở bất cứ thời kỳ nào, dù là trong chiến tranh hay hòa bình, trong khó khăn hay thuận lợi thì chăm lo cho người dân về mọi mặt vẫn luôn là ưu tiên cao nhất của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Và điều này cũng tương đồng với các mục tiêu về bảo đảm quyền con người mà thế giới luôn luôn theo đuổi.

Điển hình ngày 23/10/2022 trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA), tán phát bài “Các tổ chức nhân quyền kêu gọi, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc thúc giục Việt Nam trả tự do cho bốn nhà hoạt động môi trường”, nội dung vu cáo chính quyền Việt Nam “đàn áp”, tự do, dân chủ, nhân quyền; “đàn áp” những người bất đồng chính kiến; kêu gọi các tổ chức, cộng đồng quốc tế can thiệp; hạ thấp vị thế, vai trò của Đảng và Nhà nước ta đồng thời, yêu cầu “tự do” phát triển các “tổ chức xã hội dân sự” để bảo đảm nhân quyền tại Việt Nam.

Đây rõ ràng là những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, suy diễn là những thủ đoạn các lực lượng phản động, thù địch vẫn thường xuyên sử dụng để chống phá cách mạng Việt Nam, những chiêu trò này lại được chúng sử dụng để chống phá thành tựu nhân quyền của Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt, cảnh giác trước những thông tin của bọn cơ hội, phản động nhằm xuyên tạc, suy đoán không có căn cứ để nói xấu Đảng, Nhà nước, nói xấu chế độ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét