Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2022

ĐẤU TRANH VỚI LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, XUYÊN TẠC TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM


Trong những ngày qua, trước việc Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) António Guterres đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 21-22/10, nhân dịp kỷ niệm 45 năm Việt Nam tham gia LHQ, một số tổ chức nhân quyền nước ngoài có ý kiến trái chiều; đặc biệt các thế lực thù địch, phản động phát tán nhiều bài viết với các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về nhân quyền ở Việt Nam.

Thực tế, bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong suốt chặng đường lịch sử dân tộc, tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn thường xuyên xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, liên tục đưa ra các luận điệu “Việt Nam vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”; “tình hình nhân quyền Việt Nam rất tồi tệ, đặc biệt là tự do ngôn luận, tự do lập hội”; lồng ghép các ý kiến “phản biện, góp ý xây dựng, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ dân chủ, nhân quyền” mục đích để đòi tự do, dân chủ, nhân quyền theo tiêu chí Mỹ, phương Tây, kêu gọi chính giới Mỹ, phương Tây can thiệp, tác động chính quyền; dung túng, hậu thuẫn cho số chống đối, kêu gọi đưa Việt Nam trở lại “danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo”, trả tự do cho tất cả “tù nhân lương tâm”,.... Giương cao các khẩu hiệu vì “dân chủ”, “nhân quyền”; xuyên tạc, thổi phồng về tình hình nhân quyền ở Việt Nam thực chất là nhằm thực hiện mưu đồ chính trị, đen tối của chúng là phủ nhận thành tựu nhân quyền của Việt Nam. Những luận điệu xuyên tạc vô căn cứ, bóp méo, sai sự thật của các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội nhằm dụng ý xấu hòng phá hoại sự ổn định về chính trị, xã hội, làm suy yếu tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Trong khi đó, sau nhiều nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, đã gặt hái được những kết quả tích cực trong việc bảo đảm quyền con người, từ quyền về dân sự, chính trị đến quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội. Từ những bộ luật liên quan đến đảm bảo quyền con người, như: Luật Báo chí; Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo; Luật Tiếp cận thông tin; Luật An ninh mạng… được ban hành trên cơ sở thống nhất, tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng pháp luật của nhân dân, thực sự phát huy các quyền tự do, dân chủ của mình. Hệ thống các các văn bản pháp luật quan trọng của Nhà nước đều thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Quyền làm chủ của người dân Việt Nam được thể hiện rõ ở: quyền bầu cử và ứng cử; quyền tự do ngôn luận, báo chí; quyền tự do tôn giáo… Những năm qua Nhà nước Việt Nam đã thực hiện thắng lợi nhiều chương trình phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền con người, đi đến mục tiêu chung “làm cho đất nước ngày càng phồn vinh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc”. 

Những luận điệu xuyên tạc, vu khống Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền chỉ là những tiếng nói lạc lõng, yếu ớt, đi ngược lại tình hình thực tế; phản ánh không đúng về những thành tựu quan trọng và thực chất trên lĩnh vực quyền con người của Việt Nam. 

Để đấu tranh có hiệu quả với những luận điệu sai trái đó, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội cần nâng cao bản lĩnh, trí tuệ để nhận diện và vạch trần bản chất của các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về nhân quyền ở Việt Nam hiện nay. Mỗi người tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh; không ngừng củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét