Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2022

ĐẤU TRANH VỚI NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, HẠ THẤP UY TÍN LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY


          Một trong những thủ đoạn chống phá Đảng và chế độ ta mà các thế lực thù địch triệt để sử dụng trong bối cảnh, tình hình mới là tung tin xuyên tạc, hạ thấp uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Vào những dịp như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; công tác bổ nhiệm, luân chuyển sau Đại hội; những khó khăn, phức tạp liên quan đến tình hình dịch bệnh COVID-19... là cơ hội để chúng ráo riết tìm mọi cách tấn công trực diện vào công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ cấp cao. Thông qua Internet và mạng xã hội, với những kịch bản được chuẩn bị khá kỹ, chúng đã tổ chức các “cấp độ” chiến dịch vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ có thể nói là khá bài bản. Thể hiện ở một số khía cạnh sau:


          Một là, không chỉ bằng những thông tin, hình ảnh cắt ghép, sai lệch, lẫn lộn thật-giả, chúng còn sử dụng những phát ngôn, bình luận của một số “chuyên gia” và “học giả” bất mãn để “lập luận” quy chụp, biến không thành có, có “ít suýt ra nhiều”, gây hoài nghi trong dư luận, tạo hiệu ứng tiêu cực trong tâm lý, tư tưởng, tình cảm của một bộ phận nhân dân và cán bộ thiếu bản lĩnh.

          Các luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ của chúng thường biểu hiện ở những khía cạnh sau: 1) Xuyên tạc đời tư cá nhân, “nghe hơi nồi chõ” - dựng chuyện để hùa theo rồi quy kết bịa đặt rằng “các lãnh tụ đều có nhiều vợ, nhiều con”, “có nhiều người tình” cả ở trong và ngoài nước (giọng điệu của các đối tượng Bùi Tín, Hoành Tranh, Sophie Quinn Judge…). 2) Xuyên tạc mối quan hệ giữa các lãnh tụ trong quá trình lãnh đạo cách mạng, bằng những giọng điệu phản động, bịa đặt. 3) Xuyên tạc và phủ nhận công lao, sự nghiệp cách mạng của các lãnh tụ. Chúng rêu rao rằng con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam là sự “chọn đại, sai lầm” của những người lãnh đạo, khiến gây ra chiến tranh, nghèo đói, “huynh đệ tương tàn, Bắc Nam chia rẽ” (giọng điệu của các đối tượng Bùi Tín, Việt Thường, Trương Gia Kiểng…). 4) “Thần thánh hóa” tung hô các lãnh tụ tiền bối nhằm đối lập với cán bộ đảng viên hiện nay. Đây là một dạng luận điệu không kém phần thâm độc, bởi chúng “lập lờ đánh lận con đen” muốn quy hiện tượng thành bản chất, cho rằng “một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, kể cả cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước tha hóa, biến chất và vi phạm” là cái “phổ biến” và “tất yếu” của một Đảng duy nhất cầm quyền (giọng điệu của các đối tượng Tiến Hồng, Lê Kỳ Sơn…).

          Thực chất những luận điệu nêu trên không chỉ nhằm hạ thấp thanh danh, uy tín lãnh tụ của Đảng qua các thời kỳ, mà qua đó, âm mưu sâu xa, nham hiểm của chúng là từ chỗ làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với các lãnh tụ để dẫn đến nghi ngờ, dao động rồi mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ.

Thứ nhất, không phải chỉ ở Việt Nam, mà mỗi đảng chính trị, đảng cầm quyền ở bất kỳ quốc gia hay thể chế chính trị nào, đều phải bầu ra bộ máy lãnh đạo của mình và phải tiến hành công tác lựa chọn, bầu cử ra đội ngũ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu dưới hình thức dân chủ trực tiếp hoặc gián tiếp. Đó là công việc quan trọng và được tiến hành theo quy định, quy trình chặt chẽ.

          Thứ hai, quán triệt những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc... huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”; “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, công tác nhân sự của Đảng ta luôn được tiến hành theo đúng quy định, quy trình chặt chẽ, nghiêm túc, công tâm, khoa học, dựa trên các nguyên tắc xây dựng Đảng và sự đồng thuận của nhân dân.
          Thứ ba, những cán bộ được giới thiệu, bầu vào các vị trí chủ chốt của Đảng, Nhà nước trong nhiệm kỳ Đại hội XIII nhìn chung đều được đào tạo bài bản, trải nghiệm thực tiễn, có phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là được nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.

          Thứ tư, Đảng ta luôn coi trọng và thực hiện thường xuyên việc bồi dưỡng, giáo dục và rèn luyện cán bộ đảng viên. Những cán bộ có biểu hiện đặc quyền, đặc lợi, xa hoa, trụy lạc đều bị xử lý nghiêm khắc, thích đáng. Những kết quả đạt được trong công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng thời gian qua đã thể hiện rõ tính quyết liệt, thường xuyên và “không có vùng cấm” của Đảng. Đại hội XIII của Đảng xác định: “...phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”(3). Trong đó, xây dựng Đảng về đạo đức là “nền tảng”, là “cái gốc” cho Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.

          Thứ tư, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề kiểm soát quyền lực. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nhấn mạnh “phải nhốt quyền lực vào lồng cơ chế, pháp luật”. Theo đó, Cương lĩnh, Điều lệ, kỷ luật Đảng; Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; sự tín nhiệm của nhân dân là những yếu tố quyết định đến chất lượng giám sát quyền lực, khắc phục những biểu hiện tha hóa, lộng quyền, củng cố và phát huy vai trò, uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

          Thứ năm, xét trên phương diện thực tiễn, phần lớn đội ngũ cán bộ đảng viên, trong đó có cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước luôn giữ vững tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; cống hiến trí tuệ, tài năng và nhiệt huyết, đóng góp xứng đáng vào “những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử” của đất nước. Vì thế, không thể “lấy ví dụ” một số trường hợp suy thoái, sai phạm đã bị xử lý kỷ luật, truy tố để coi là “cái phổ biến” và “là bản chất” của đội ngũ lãnh đạo Đảng, Nhà nước - như những luận điệu sai trái mà các thế lực thù địch, phản động tung ra./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét