Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

TỈNH TÁO VỚI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC BẨN THỈU HÒNG CHỐNG PHÁ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ BẦU CỬ QUỐC HỘI VÀ HĐND CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH


Kính thưa các đồng chí! Sau 12 ngày làm việc, chiều 8/4/2021, kỳ họp thứ 11 của Quốc hội XIV đã hoàn thành chương trình nghị sự đề ra với nhiều nội dung quan trọng về tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021, xây dựng pháp luật và công tác nhân sự. Đặc biệt, tại kỳ họp lần này Quốc hội đã tiến hành xem xét miễn nhiệm, bầu, phê chuẩn việc miễn nhiệm, bổ nhiệm một số chức danh trong bộ máy nhà nước, bảo đảm dân chủ, đúng chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật và đạt được sự đồng thuận cao. Cụ thể, Quốc hội đã bầu Chủ tịch Quốc hội - Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, ba Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, năm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm ba Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước; phê chuẩn việc bổ nhiệm hai Phó Thủ tướng Chính phủ, 12 thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn danh sách hai Phó Chủ tịch, tám Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia và danh sách Phó Chủ tịch và ba Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.

Từ sự kiện trên các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; chúng tán phát nhiều bài viết trên các trang mạng phản động có nội dung xuyên tạc thân thế, sự nghiệp của các đồng chí được Quốc hội bầu, vu các trong Đảng “có phân chia quyền lực, bè phái”, kêu gọi người dân xuống đường biểu tình phản đối bầu cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt, điển hình như: Đối tượng Lê Văn Đoành tán phát bài “Quốc hội khóa XV tiếp tục là nơi chia chác quyền lực”, đối tượng Trần Khải Minh tán phát bài “Những cao vọng của tân Thủ tướng đa mưu”, đối tượng Đỗ Ngà tán phát bài “Thước đo mức độ độc tài”…đồng thời chúng tập trung phá hoại công tác chuẩn bị bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cuộc bầu cử, cụ thể như: Cơ chế “Đảng cử-dân bầu” khiến cuộc bầu cử “mất dân chủ, trở nên hình thức”, “Đảng hóa Quốc hội”, hay “Bầu cử chỉ là màn kịch do Đảng đạo diễn”, “chỉ là hội nghị Đảng mở rộng”…xuyên tạc cuộc bầu cử do Đảng lãnh đạo “không đúng quy định của pháp luật”, “ngăn cản quyền bầu cử của công dân”…để đưa ra yêu sách đòi Đảng Cộng sản Việt Nam “không lãnh đạo cuộc bầu cử”, “xóa bỏ” Điều 4, hiến pháp năm 2013, chấp nhận “đa nguyên, đa đảng”…

Tiếp tục chung tay giữ vững trận địa tư tưởng, ổn định chính trị xã hội, đấu tranh có hiệu quả với các thế lực thù địch, bên cạnh sự nỗ lực của Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương, rất cần có sự chung sức, đồng lòng của toàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sỹ trong toàn quân, lên án những hành vi tuyên truyền thông tin sai sự thật, góp phần loại bỏ thông tin tiêu cực và tuyệt đối không chia sẻ các bài viết, thông tin chưa được kiểm chứng trên các trang mạng xã hội, từng bước đấu tranh với các luận điểm xuyên tạc, sai sự thật của các thế lực thù địch, xây dựng không gian mạng lành mạnh, hữu ích cho toàn xã hội, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục hưởng ứng, làm mọi công tác chuẩn bị cho bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp năm 2021 thành công tốt đẹp

MỖI CÔNG DÂN VIỆT NAM CHÚNG TA PHẢI NHẬN RÕ ÂM MƯU "NỘI CÔNG, NGOẠI KÍCH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH


Trong chiến lược "diễn biến hòa bình", cùng với việc thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" từ nội bộ Đảng và Nhà nước ta, các thế lực thù địch cũng ra sức tiến hành các hoạt động công kích, chống phá, thực hiện chiêu trò "nội công, ngoại kích, phá từ bên trong" nhằm làm rối loạn, lung lạc ý chí của cán bộ, đảng viên, tiến tới mục tiêu cuối cùng là làm tan rã tổ chức của Đảng, hủy hoại sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) mà nhân dân ta đang tiến hành.

Trước khi Đại hội lần thứ XIII của Đảng diễn ra, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tiến hành việc tấn công, chống phá Đảng ta một cách quyết liệt, trắng trợn. Đặc biệt, lợi dụng những vấn đề về thiên tai, dịch bệnh và các sự kiện "nóng" diễn ra từ đầu năm 2020 đến nay, như: Dịch Covid-19, mưa lũ tại miền Trung, vụ việc ở Đồng Tâm... các thế lực thù địch và các đối tượng phản động đẩy mạnh việc xuyên tạc thông tin, đả kích vai trò lãnh đạo của Đảng; quy chụp, đổ lỗi cho sự lãnh đạo của Đảng. Hoặc những ngày gần đây, khi Quốc hội khóa XIV diễn ra Kỳ họp thứ 11 để chuẩn bị cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lại tiếp tục các chiêu trò nhằm hạ thấp uy tín của Đảng, cho rằng việc bầu cử là "đảng cử, dân bầu", từ đó kêu gọi các cử tri không tham gia bầu cử...

Nhớ lại trước ngày khai mạc Đại hội lần thứ XIII của Đảng, một số đối tượng cố tình đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận bằng cách tung ra luận điệu cho rằng "thế lực thù địch chỉ là những bóng ma được Đảng Cộng sản vẽ ra để hù dọa người dân và bảo vệ quyền lãnh đạo của bản thân mình". Chúng ta cần nhận thức rõ rằng, hiện nay, chúng ta đang phải đối đầu với các thế lực chống lại phong trào cộng sản và chủ nghĩa xã hội (CNXH). Đây là cuộc đấu tranh mang tính ý thức hệ, giữa chế độ XHCN và chế độ tư bản chủ nghĩa.

Trong cuốn sách "Vững bước trên con đường đã chọn", đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: "Các thế lực chống CNXH thừa biết Đảng cộng sản là "bộ não" của giai cấp công nhân, là linh hồn của cách mạng XHCN... Chỉ có tiêu diệt Đảng cộng sản thì mới xóa bỏ được tư tưởng cách mạng XHCN, mới củng cố và bảo vệ được "trật tự vĩnh hằng của chủ nghĩa tư bản". Sau sự sụp đổ của hệ thống XHCN tại Liên Xô và Đông Âu, Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định là một trong những nơi để công kích, chống phá chính; là trọng điểm trong kế hoạch xóa sổ CNXH trên thế giới.

Chính vì vậy, những mũi nhọn công kích dưới muôn vàn biểu hiện khác nhau liên tục được các đối tượng tung ra để hòng tấn công vào uy tín, vị thế của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, những luận điệu chính được các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đưa ra để chống phá Đại hội XIII nói riêng và Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung có thể kể đến là:

Thứ nhất, chúng ra sức xuyên tạc, đả phá tình hình phát triển kinh tế-xã hội và thể chế kinh tế của nước ta.

Đại hội XIII của Đảng vừa diễn ra và thành công rất tốt đẹp chính là dịp để chúng ta tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) giai đoạn 2011-2020, 35 năm thực hiện đường lối đổi mới. Đồng thời xây dựng, định hướng chiến lược phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại cho giai đoạn tiếp theo. Với mục đích phủ nhận sạch trơn vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự phát triển KT-XH của đất nước, những luận điệu công kích, xuyên tạc liên tục được các thế lực thù địch, phản động, chống đối tung ra. Trọng tâm và xuyên suốt nhất là việc đả kích, xuyên tạc bản chất của thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Ngay trong những ngày diễn ra đại hội, các đối tượng chống phá vẫn không ngừng đưa ra luận điệu cho rằng, kinh tế thị trường là sản phẩm của riêng chế độ tư sản; việc gắn yếu tố định hướng XHCN vào nền kinh tế thị trường tạo ra một sản phẩm "đầu Ngô, mình Sở".

Bất chấp khó khăn chung của toàn cầu, nền kinh tế của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng vẫn duy trì tăng trưởng ở mức độ khá cao, giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5,9%/năm, giai đoạn 2016-2019 tăng trưởng đạt 6,8%/năm, bình quân giai đoạn 2011-2020 ước đạt tăng trưởng 5,9%/năm. Riêng trong năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế của Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,91%, trở thành một trong số ít nền kinh tế có tăng trưởng dương trên thế giới. Thế nhưng, các thế lực chống phá vẫn xuyên tạc, cho rằng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản "không thể tạo ra sự phát triển kinh tế thực chất", họ vu khống cho rằng "nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc, phát triển chỉ nhờ đóng góp của tư bản nước ngoài".

Chúng lợi dụng tình trạng một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động chưa hiệu quả, gây thất thoát và những điểm còn hạn chế trong việc cổ phần hóa tại một số doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn vừa qua để làm cái cớ xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ phát triển nền kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị luôn tìm mọi cách nhằm vu khống bản chất chế độ XHCN, họ luôn cho rằng: Các nước đi theo con đường XHCN đồng nghĩa với đói nghèo. Họ ca ngợi sự giàu có của các nước tư sản, hòng tạo ra sự lầm tưởng trong nhận thức của một bộ phận người dân, từ đó hình thành các lực lượng đối lập ngay trong lòng đất nước.

Thứ hai, các thế lực thù địch tuyên truyền luận điệu xét lại lịch sử, xuyên tạc bản chất, tấn công trực diện vào gốc rễ của chủ nghĩa cộng sản, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hiện nay, mạng xã hội, nhất là facebook, Youtube đang được các đối tượng triệt để sử dụng làm nơi đăng tải, chia sẻ, tuyên truyền những luận điệu, quan điểm, thông tin sai trái. Điển hình là một số trang mạng do các thế lực thù địch và các cá nhân, tổ chức phản động điều hành, như: Việt Tân, Chân trời mới media, Bình luận về Đảng cộng sản, Hội anh em dân chủ... Trong suốt quá trình diễn ra Đại hội XIII và cả sau khi đại hội thành công, cả nước ra sức đưa nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống thì tại các trang mạng nêu trên, việc tuyên truyền các thông tin, luận điệu xuyên tạc vẫn diễn ra một cách quyết liệt và trắng trợn. Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các bài viết có nội dung tiêu cực, phản động, các thế lực thù địch, chống đối còn tận dụng triệt để truyền thông đa phương tiện, tiến hành dàn dựng các video clip với các dữ liệu, hình ảnh sai trái, mang tính cắt ghép nhằm bôi nhọ, công kích, đả phá vai trò lãnh đạo của Đảng và một số đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII giới thiệu bầu vào các chức danh chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Nội dung được các đối tượng tập trung là xuyên tạc bản chất của chế độ cộng sản với những luận điệu, quan điểm hết sức trắng trợn, thô bỉ, sai sự thật, như: "Đảng cộng sản dựa vào bạo lực để duy trì chính quyền", "chế độ một đảng lãnh đạo là độc tài, không thể có dân chủ"... Đồng thời, các đối tượng cũng đẩy mạnh hoạt động công kích, chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh-nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Từ đó, chúng cổ xúy quan điểm đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đòi hỏi Đảng cộng sản phải "tự tách đôi chính mình", đòi bầu cử theo kiểu phương Tây (tự do ứng cử, không cần hiệp thương), hòng khởi đầu cho xã hội đa đảng, thậm chí là đòi Đảng phải "tự rút lui", "trả lại quyền lực" cho một lực lượng khác lên nắm quyền.

Thứ ba, công kích, chống phá Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng; tấn công điều lệ, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng.

Trong diễn văn bế mạc Đại hội XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (nay là Tổng Bí thư) đã nêu rõ: "Đại hội khẳng định, Đảng ta tiếp tục kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng vận dụng và phát triển sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong từng giai đoạn; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; đường lối đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh...". Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng ta cũng khẳng định: Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Đường lối phát triển đất nước đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được chứng minh bằng những thành tựu to lớn trong thực tiễn, đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (nay là Tổng Bí thư) đã nói: "Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay".

Thế nhưng, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị vẫn ra sức đăng tải các bài viết hòng bác bỏ tính tất yếu, khách quan của CNXH. Chúng cho rằng, CNXH "không phù hợp" với sự phát triển của lịch sử. Rồi họ vin vào sự tan rã của hệ thống XHCN tại Liên Xô và Đông Âu để cho rằng đó là "bài học trước mắt" cho Việt Nam. Cuối cùng, các đối tượng xuyên tạc, cho rằng Cương lĩnh phát triển đất nước không còn phù hợp và đòi thay đổi cương lĩnh, thay đổi đường lối phát triển đất nước, tiến tới xóa bỏ mục tiêu xây dựng đất nước theo con đường CNXH.

Thứ tư, tấn công công tác chuẩn bị cho các sự kiện chính trị; hướng lái, tô vẽ, tạo ra một bức tranh đầy mảng tối, tiêu cực về hệ thống chính trị của Việt Nam.

Có thể thấy, trong suốt quá trình chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng các cấp và Đại hội XIII của Đảng; công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị liên tục tiến hành xuyên tạc thông tin trên nhiều khía cạnh. Trong đó, các đối tượng tập trung tấn công, đả phá công tác nhân sự với những âm mưu đen tối khi xuyên tạc cho rằng, nhân sự đại hội Đảng, nhân sự giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội chỉ là sự "sắp xếp", "áp đặt từ trên xuống"... Đồng thời, chúng cũng tích cực đăng tải các bài viết nhằm bôi nhọ hình ảnh, uy tín của Đảng và một số cán bộ cao cấp của Đảng, hòng chia rẽ mối đoàn kết giữa Đảng với nhân dân, hạ thấp uy tín, vai trò của Quốc hội. Đặc biệt, họ triệt để lợi dụng việc một số đảng viên giữ chức vụ cao trong cơ quan Đảng và Nhà nước bị xử lý kỷ luật, một số đại biểu Quốc hội có vi phạm phải miễn nhiệm... các đối tượng đã thổi phồng, vu khống Đảng ta "chỉ toàn tiêu cực". Ngay cả những vấn đề nóng, các sự kiện được xã hội quan tâm cũng đã được các đối tượng chống đối và các thế lực thù địch triệt để tận dụng để từ đó hướng lái, móc nối, xuyên tạc, đổ lỗi cho Đảng, Nhà nước.

Từ những vấn đề trên có thể nói hoạt động chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV nói riêng đã được các thế lực thù địch, cơ hội chính trị thực hiện một cách bài bản, có sự đạo diễn, lên kế hoạch cụ thể. Những hoạt động chống phá này phần nào gây ra sự nhiễu loạn thông tin, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, tác động tiêu cực đến dư luận xã hội.

Chính vì vậy, mỗi công dân Việt Nam chúng ta cần nhìn thấu âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, để từ đó từng người dân Việt Nam chúng ta tự xây dựng bản lĩnh chính trị cho mình, không lung lay, dao động, tuyệt đối tin tưởng vào con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn: Đó là con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH như các văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định

KHÔNG ĐỂ CHÚNG "VIỆT TÂN" LỘNG HÀNH, NGANG NGƯỢC

 


Càng gần đến thời điểm bầu cử, các thế lực thù địch càng tăng cường chống phá, tuyên truyền sai lệch với chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, nhằm mục đích gây hoang mang cho cử tri. Thời gian qua, tổ chức phản động Việt Tân đã cho lập mới 300 tài khoản, duy trì 1.000 tài khoản trên các mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ những bài viết, thông tin tiêu cực trong xã hội để thổi phồng, phá hoại tư tưởng.

Âm mưu của chúng là thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, tấn công trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra “những khoảng trống” để dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập cán bộ, đảng viên, từng bước “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.

Bên cạnh đó, chúng sử dụng thư điện tử phát tán các tài liệu phản động với tiêu đề: “Hiến pháp Việt Nam năm 2021”, “Giải trình Hiến pháp Việt Nam năm 2021”…, kích động số đối tượng chống đối, cơ hội chính trị trong nước thành lập các hội, nhóm, lôi kéo người dân tham gia chống phá bầu cử, gây phức tạp tình hình an ninh, trật tự.

HÃY CẢNH GIÁC CAO VỚI “CÂU LẠC BỘ TÌNH NGƯỜI”

 

Câu lạc bộ (CLB) Tình Người được ra mắt vào ngày 30/7/2019, trực thuộc Công ty TNHH Phát triển trí tuệ cộng đồng có địa chỉ trụ sở tại tầng 3 - Tòa nhà số 68 đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. CLB này đã hoạt động nhiều năm với những phương châm “kết nối những trái tim nhân ái”, “phát triển giá trị trí tuệ hạnh phúc cộng đồng”…, thế nhưng đằng sau đó lại là những buổi rao giảng, truyền bá những tư tưởng, đạo lý đậm "mùi" mê tín dị đoan.

Dưới đây là một vài ví dụ:

1. Dạy “tu đạo” theo 3 bước: Tu tiếp, trả nghiệp và hành sứ mệnh. Trong đó, bước đầu “tu tiếp” là dạy những kĩ năng sống, thay đổi bản thân. Bước hai là trả nghiệp thông qua những buổi học về tâm linh, thờ cúng, trả nghiệp bằng việc góp tiền từ thiện cho CLB, tuy nhiên số tiền đó đi về đâu thì các thành viên không hề hay biết. Bước thứ ba là “hành sứ mệnh”, truyền bá "giáo trình tâm linh" này đến với người thân, bạn bè…

2. Rao giảng về "gia quy". Họ nhồi nhét tư tưởng rằng tất cả những vấn đề bất ổn trong cuộc sống của những thành viên CLB đều được lí giải với góc độ "nghiệp" và xung quanh chúng ta đều là "vong". “Mỗi người trần chúng ta gần với 60 - 70 vong bám theo. Vong khôn hơn người trần 70 lần. Vong biết được mình đang thế nào”.

3. Sử dụng cuốn sách “Pháp bảo”, với cách trình bày cẩu thả, nội dung cóp nhặt giáo lý của nhiều tôn giáo khác, đồng thời thêm thắt và biến tướng thành những “giáo lý” riêng với rất nhiều chi tiết nhảm nhí như: chúng ta đang ở thời mạt pháp, thời vong lên trần nên tất cả mọi người phải “học Đạo”, học trí tuệ. “Nên thời này, các ngài đang mở cửa Địa ngục cho các vong lên trần học Đạo, nghe Kinh để tu…”(Trang 174). Trong “Pháp bảo” còn dạy học viên giáo lý mơ hồ phản khoa học “ta là con trời, con phật được sinh ra từ bọc trứng tiên rồng” nên tôn sùng “cha thiên, mẹ địa” hay còn gọi là “cha mẹ các ngài” còn bố mẹ sinh thành chỉ là “anh sinh và chị nở”.

4. “khi con gái và con rể về thăm nhà vợ cần phải ngủ riêng, không làm ô uế, vì con gái con rể là khách… Bố mẹ vợ cho nhà hoặc cho đất để con gái và con rể ở riêng thì đó mới chỉ là phần trần, nhưng mình còn phải làm lễ để tấu lên với tổ tiên tạ ơn gia tiên nhà vợ và dành một khoản tiền để tạo phúc và trả nợ cho gia tiên nhà vợ, một khoản nữa để tạo phúc và trả nợ cho bố mẹ vợ. Tiền dâng lên tùy tâm”. (Tiền mang đến CLB để "dâng" lên tạo phúc và trả nợ; tiền đó không được để cho ai biết nếu không sẽ “mất phúc”).

Những người tham gia CLB thường chỉ đến sinh hoạt tại đây từ 2 - 3 buổi mỗi tuần. Tuy nhiên, do bị tiêm nhiễm những tư tưởng dị đoan, khiến cho con người ta phải sợ, buộc phải theo. Chính vì thế mới nảy sinh hệ lụy, làm mất thời gian, tiền bạc của người tham gia; sau một thời gian ai cũng trở nên mê muội, cực đoan, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống thường ngày.

Chính vì vậy, mới đây Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ (nay là Chủ tịch Quốc hội) đã giao Ban Cán sự đảng UBND TP Hà Nội chỉ đạo Công an thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao, các ngành liên quan tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ; xử lý nghiêm việc vi phạm các quy định pháp luật, báo cáo kết quả với Thường trực Thành ủy.

Trước khi có kết luận chính thức của cơ quan chức năng, mỗi người dân cần hết sức tỉnh táo phân biệt rõ đúng sai, tuyệt đối không nghe và không tin vào những điều mê tín dị đoan nhảm nhí của những “nhóm, hội, đạo” chui.

CẢNH GIÁC TRƯỚC ÂM MƯU LỢI DỤNG CÔNG TÁC NHÂN SỰ KỲ HỌP THỨ 11, QUỐC HỘI KHÓA XIV ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG TA

 

Đã thành thói quen, cứ mỗi dịp đất nước ta có các sự kiện chính trị lớn, nhất là các kỳ Đại hội Đảng, các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương, kỳ họp Quốc hội thì trên một số trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại đăng phát nhiều tin, bài xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Quốc hội. Một nội dung, thủ đoạn các thế lực thù địch thường xuyên lựa chọn chống phá là xuyên tạc về công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước. Trong dịp kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, những âm mưu và hành động chống phá ấy lại tái diễn.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV là kiện toàn các chức danh chủ chốt của Nhà nước. Lợi dụng vấn đề này, các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã “cắt gọt, bình luận thông tin một cách sai lệch, xuyên tạc tình hình nhằm kích động sự hoài nghi trong dư luận, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Các đối tượng bất chấp thực tế rằng, công tác nhân sự được Đảng, Nhà nước ta thực hiện hết sức thận trọng, có sự cân nhắc kỹ lưỡng, các đối tượng xấu vẫn liên tục xuyên tạc. Đặc biệt, những ngày gần đây, khi Quốc hội khóa XIV tiến hành kiện toàn các chức danh chủ chốt (Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và một số chức danh lãnh đạo bộ máy Nhà nước), một lần nữa các đối tượng lại gia tăng công kích, tung ra các nhận định, đánh giá, ý kiến sai trái, xuyên tạc, vu khống...

Các trang Facebook như Việt Tân, Chân trời mới media; một số tờ báo nước ngoài có nội dung tiếng Việt như RFA (Đài Á châu tự do), VOA (Đài tiếng nói Hoa Kỳ), BBC… cùng nhiều trang mạng truyền thông do các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị điều hành liên tục đưa ra những bài viết, bình luận tiêu cực, không đúng thực tế, với cách đánh giá sai lệch, gây hoang mang, tạo ra sự hiểu lầm trong dư luận.

Một số đối tượng lại cố tình đưa ra thông tin theo kiểu “lập lờ đánh lận con đen” bằng cách suy diễn “Quốc hội khóa cũ bầu Chủ tịch Quốc hội khóa mới”, “Quốc hội khóa XIV làm thay Quốc hội XV”, “bầu cử ở Việt Nam diễn ra theo kiểu chưa sinh ra cha đã sinh ra con”…  Ở một diễn biến khác, các đối tượng cơ hội chính trị tiếp tục tấn công công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước ta bằng những luận điệu vô căn cứ, vu khống rằng bầu cử Quốc hội chỉ là một “vở kịch” được Đảng dựng ra để lừa dối người dân; việc đi bầu cử không có nghĩa lý gì vì tất cả các vị trí đã được “xếp ghế” từ trước; bầu cử Quốc hội là thời điểm “chia chác”, “đấu đá” quyền lực giữa các phe nhóm.

Chúng trắng trợn xuyên tạc rằng, bản chất công tác cán bộ của Đảng ta là không dân chủ, thiếu minh bạch, làm theo kiểu “áo gấm đi đêm”, việc quy hoạch, sắp xếp cán bộ chỉ nhằm “thanh trừng bè phái”, “đấu đá nội bộ”, “lợi ích nhóm”... Đặc biệt, chúng triệt để lợi dụng, khoét sâu những bức xúc của nhân dân trước tình trạng một bộ phận cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, chính quyền các cấp tham nhũng, tiêu cực; suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... để tung ra những bài viết mang tính chủ quan, phiến diện một chiều, quy chụp mọi sai lầm, khuyết điểm, yếu kém trong các lĩnh vực của đời sống xã hội cho đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng.

Những giọng điệu thâm hiểm ấy ít nhiều đã tác động, ảnh hưởng đến tư tưởng, lòng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước ta. Từ đây, các đối tượng gây hoang mang dư luận, kích động người dân không đi bầu cử. Trước tình hình ấy, hơn lúc nào hết, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần nhận thức rõ vấn đề, từ đó đề cao cảnh giác, kiên quyết vạch trần, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc bịa đặt, sai trái của các thế lực thù địch, phản động và những phần tử cơ hội.

Những giọng điệu tuyên truyền xuyên tạc về công tác cán bộ, nhất là tại kỳ họp lần thứ 11, Quốc hội khóa XIV là chiêu trò hết sức lố bịch, đi ngược lại lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Từ những kết quả đạt được, những bài học rút ra từ thực tiễn càng tiếp thêm ý chí, quyết tâm để chúng ta tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải thực hiện nghiêm, nhất quán nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị; phát huy được trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong xây dựng đội ngũ cán bộ. Mặt khác, toàn xã hội cần đề cao cảnh giác, nhận diện, vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch để kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động hòng phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

 

ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁ TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG


Thời gian gần đây, sự chống phá được thể hiện dưới nhiều hình thức như soạn thảo các tài liệu mạo danh, nặc danh hoặc công khai đề tên tuổi, địa chỉ cụ thể, sau đó tán phát trên Internet, mạng xã hội dưới chiêu bài: “Thư ngỏ”, “Thư trao đổi”,“Thư góp ý”,“Kiến nghị”… để xuyên tạc tình hình và thành tựu phát triển của đất nước; thổi phồng những khuyết điểm, hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh… từ đó, quy kết, đổ lỗi nguyên nhân là do thể chế chính trị nhằm gây sức ép sửa đổi, bổ sung văn kiện Đại hội theo quan điểm phương Tây… Mặt khác, chúng ra sức xuyên tạc, bịa đặt đời tư cá nhân nhằm bôi nhọ thanh danh, uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhất là các đồng chí là ứng viên cho cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp khóa mới…

Việc lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng nhằm tập hợp và phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của nhân dân tham gia đóng góp với Đảng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045, góp phần nâng cao chất lượng dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; củng cố, bồi đắp niềm tin của nhân dân đối với Đảng, làm cho ý Đảng hợp với lòng dân. Đồng thời, góp phần tạo sự thống nhất cao về nhận thức, hành động và ý chí quyết tâm trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.  Điều quan trọng hơn, đã góp phần bước đầu đập tan những luận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch về vấn đề trên. 

Nhằm phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phá hoại tư tưởng trước thềm Đại hội XIII của Đảng trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng một số giải pháp trọng tâm như: Tăng cường tuyên truyền khẳng định quan điểm, chủ trương đúng đắn, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong tổ chức đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, đặc biệt là quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác cán bộ, trong đó, người được lựa chọn là ứng viên đưa ra bầu tại đại hội phải thực sự tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất, uy tín, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; đặc biệt coi trọng chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý.

Tiếp tục tuyên truyền những thành tựu của công cuộc đổi mới, chú trọng tuyên truyền nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, làm cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; không ngừng nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên về bản chất của các thông tin phản động, xuyên tạc, từ đó có tinh thần cảnh giác, khả năng nhận diện và “miễn dịch” các nội dung thông tin xuyên tạc về Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.

Chủ động phát hiện, kịp thời đấu tranh phê phán, phản bác thuyết phục những thông tin, bài viết có nội dung xuyên tạc, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng và Đại hội đảng các cấp và Đại hội XIII của Đảng, nhất là trên không gian mạng. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông, internet và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên lĩnh vực này. Qua đó chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các trang mạng độc hại, các blog “đen” thường đăng tải các nội dung xấu, độc hại, trái với quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

CẢNH GIÁC TRƯỚC NHỮNG CHIÊU TRÒ PHÁ HOẠI BẦU CỬ

        

        Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước; là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, nhằm bầu ra những người tiêu biểu có đủ đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới.

        Cho đến nay, công tác chuẩn bị cho bầu cử đang được các cơ quan chức năng tích cực tiến hành, bảo đảm dân chủ, kỷ cương, đúng pháp luật. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, cơ hội chính trị lại xem đây là một cơ hội để chống phá. nhiều tổ chức phản động lưu vong và một số cá nhân, hội nhóm chống đối trong nước đang tiến hành các hoạt động kích động, xuyên tạc, cổ súy các hành vi trái luật liên quan đến bầu cử.

        Từ việc xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử; chúng cho rằng: “Bầu cử chỉ là “màn kịch dân chủ” do Đảng đạo diễn, chỉ là hội nghị Đảng Cộng sản mở rộng”, “Đảng Cộng sản đang độc diễn trong bầu cử”, “Không thể có cuộc bầu cử dân chủ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc bầu cử” v.v… ; rồi chúng tiếp tục diễn chiêu trò “tự ứng cử”; chúng liên tục hô hào các hội nhóm dân chủ trên mạng xã hội ký tên ảo, tung hô, ủng hộ cho các “nhà dân chủ” để gây rối, phá hoại cuộc bầu cử.

        Nguy hiểm hơn, chúng ra sức xuyên tạc công tác tổ chức bầu cử, tung ra các kiến nghị vô căn cứ. Cụ thể, các trang mạng xã hội đang tập trung xoáy vào vấn đề về số lượng, cơ cấu đại biểu Quốc hội, đặc biệt là về số lượng đại biểu là người ngoài Đảng. Tuy nhiên, với mưu đồ chống phá công tác bầu cử, các đối tượng xấu đã biến tướng, xuyên tạc bản chất vấn đề, đưa ra những luận điệu hướng lái, cho rằng Đảng quy định số lượng đại biểu ngoài Đảng là quá ít, cần phải “cân bằng quyền lực” trong Quốc hội bằng cách chia một nửa số ghế cho những người ngoài Đảng…

        Thậm chí, có đối tượng còn đòi xóa bỏ cơ chế bầu cử hiện tại, đòi hỏi phải tiến hành bầu cử theo phương thức của các nước tư bản, để chúng dễ bề cài cắm các “mầm mống dân chủ” vào Quốc hội nhằm biến nghị trường Quốc hội của ta trở thành diễn đàn để các đối tượng thực hiện hoạt động chống phá, hình thành lực lượng đối lập trong Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và hiện thực hóa chiến lược “diễn biến hòa bình”, làm nước ta tự suy yếu từ bên trong.

        Do vậy, để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 thành công, mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác không nghe và tin theo những luận điệu xuyên tạc, phản động; hãy đặt niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, hoàn thành thất tốt quyền và nghĩa vụ cao cả của một công dân trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sắp được diễn ra.

BÀI VIẾT ĐẤU TRANH VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

 


Bầu cử ở Việt Nam là quá trình các cử tri đưa ra quyết định theo các cách thức mà pháp luật quy định để chọn ra các đại biểu đại diện cho mình nắm giữ các chức vụ trong cơ quan dân cử của chính quyền ở trung ương và địa phương trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam; bao gồm bầu cử Quốc hội ở Trung ương và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương.

Bầu cử cũng được hiểu là cách thức nhân dân trao quyền cho Nhà nước và với tư cách là một chế độ tiên tiến, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thể bằng một phương pháp nào khác hơn là bầu cử để thành lập ra các cơ quan của mình.

Ngay từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam năm 1946 được tiến hành theo nguyên tắc dân chủ, tiến bộ nhất, đó là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Quốc hội đã cử ra Chính phủ chính thức, ấn định cho Việt Nam một Hiến pháp dân chủ. Thắng lợi đó là một mốc son đánh dấu bước phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam.

Quốc hội Việt Nam ra đời vừa là thành quả, vừa là yêu cầu bức thiết của cách mạng. Đó là Quốc hội của độc lập dân tộc, của thống nhất đất nước và của đại đoàn kết toàn dân. Quốc hội đã hội tụ các đại biểu của cả ba miền Bắc - Trung - Nam, là ý chí của Nhân dân cả nước. Quốc hội đã có đại diện của tất cả các thế hệ những người Việt Nam yêu nước đương thời, hội tụ đại biểu của tất cả các ngành, các giới, các giai cấp, tầng lớp xã hội trên đất nước Việt Nam…

Bảy mươi lăm năm qua, với sự phát triển chung của đất nước, Quốc hội nước ta ngày càng trưởng thành, hoàn thiện, đổi mới về tổ chức và hoạt động, thực hiện ngày càng có hiệu quả, chất lượng hơn chức năng, nhiệm vụ của mình.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Do vậy, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người công dân nước Việt Nam cần tích cực, tự giác thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trong việc lựa chọn, bầu những người tiêu biểu, xứng đáng vào Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Đồng thời đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, nhất là trong công tác chuẩn bị bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 mà các thế lực thù địch đang ráo riết tiến hành.

VÌ SAO VIỆT TÂN DUY TRÌ 1.000 TÀI KHOẢN TRÊN MẠNG ĐỂ CHỐNG PHÁ BẦU CỬ?


Âm mưu của chúng là thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, tấn công trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập cán bộ, đảng viên, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.

Càng gần đến thời điểm bầu cử, các thế lực thù địch càng tăng cường chống phá, tuyên truyền sai lệch với chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, nhằm mục đích gây hoang mang cho cử tri. Thời gian qua, tổ chức phản động Việt Tân đã cho lập mới 300 tài khoản, duy trì 1.000 tài khoản trên các mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ những bài viết, thông tin tiêu cực trong xã hội để thổi phồng, phá hoại tư tưởng.

Âm mưu của chúng là thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, tấn công trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra “những khoảng trống” để dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập cán bộ, đảng viên, từng bước “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.

Bên cạnh đó, chúng sử dụng thư điện tử phát tán các tài liệu phản động với tiêu đề: “Hiến pháp Việt Nam năm 2021”, “Giải trình Hiến pháp Việt Nam năm 2021”…, kích động số đối tượng chống đối, cơ hội chính trị trong nước thành lập các hội, nhóm, lôi kéo người dân tham gia chống phá bầu cử, gây phức tạp tình hình an ninh, trật tự.

Thực tế cho thấy, công tác bầu cử Quốc hội trong những nhiệm kỳ qua là dân chủ, tôn trọng đa số phiếu mà nhân dân bầu ra. Có rất nhiều người không phải Đảng viên nhưng cũng vẫn trúng cử Đại biểu Quốc hội do nhân dân bầu chọn, điển hình như nhà sử học Dương Trung Quốc, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm, khối người dân tộc thiểu số như các đại biểu Ka’H’Hoa (dân tộc Mạ, giáo viên ở Đắk Nông), Triệu Thị Huyền (dân tộc Dao, nông dân ở Yên Bái)...

Ở Quốc hội khóa XIV cũng có đến 15 đại biểu do Trung ương giới thiệu nhưng không trúng cử. Những điều này chứng minh việc bầu cử Quốc hội là tôn trọng ý kiến của đa số cử tri, chứ không phải “sắp xếp ghế” như các đối tượng chống phá xuyên tạc.

Thực tế cho thấy, những đối tượng tự ứng cử theo kiểu gây rối phần nhiều còn có hành vi phạm pháp. Theo thống kê sơ bộ, tổng số người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV là 1.084 người, trong đó có 205 người do các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương giới thiệu, 803 người do các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu, 76 người tự ứng cử, đạt tỷ lệ bình quân 2,17 lần so với tổng số đại biểu Quốc hội được bầu. Hội đồng Bầu cử quốc gia đang phối hợp với các cơ quan tập trung chỉ đạo tổ chức tốt việc lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng pháp luật./.


CÁI KẾT CỦA TÊN TRÙM CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC: NGUYỄN THÚY HẠNH

  

Sau thời gian dài chống phá Nguyễn Thuý Hạnh đã bị bắt giữ liên quan đến hoạt động chống phá Nhà nước.

Cụ thể, hôm ngày 07/4/2021 vừa qua, Cơ quan Anh ninh điều tra – Công an TP Hà Nội đã thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với bị can Nguyễn Thúy Hạnh, sinh năm 1963, HKTT, chỗ ở: Căn hộ 0412A, toàn R6, số 72A, Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội về tội Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Nguyễn Thuý Hạnh thường xuyên tổ chức các cuộc biểu tình gây rối cùng số nhóm Phạm Đoan Trang, Lê Văn Dũng, Lê Trọng Hùng, Nguyễn Lân Thắng, Trương Văn Dũng… tổ chức kêu gọi các tổ chức phản động, chống đối ngoài nước yểm trợ tiền cho số chống đối bị các cơ quan chức năng bắt, xử lý dưới vỏ bọc Quỹ 50K. Thời gian gần đây, Nguyễn Thuý Hạnh cũng đã công khai ủng hộ, kêu gọi quyên góp tiền cho nhóm Lê Đình Kình ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội.

Trên Facebook cá nhân Nguyễn Thuý Hạnh thường xuyên viết, chia sẻ bài, video xuyên tạc các chủ trương chính sách của Nhà nước, bôi nhọ các lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đưa thông tin sai lệch về tình hình tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền trong nước để các tổ chức phản động lợi dụng chống phá.

Nguyễn Thuý Hành cũng từng rất nhiều lần công khai cổ suý, ủng hộ, kích động cộng đồng mạng ủng hộ những đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia bị bắt giữ, kết án.

 

ÂM MƯU CHỐNG PHÁ TRƯỚC THỀM BẦU CỬ QUỐC HỘI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, PHẢN ĐỘNG

 

Hiện nay, công tác chuẩn bị cho bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND đang được các cơ quan chức năng tích cực tiến hành. Tuy nhiên, với mưu đồ chống phá bầu cử, các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị đang tiến hành nhiều hoạt động chống phá với tính chất hết sức quyết liệt.

Bằng việc xuyên tạc thông tin, đưa ra những bình luận, nhận xét, đánh giá thiếu trung thực, phiến diện, một chiều, quy chụp, các đối tượng xấu đang hướng lái dư luận theo hướng tiêu cực, kích động tư tưởng hoài nghi về công tác bầu cử, gieo rắc nhận thức sai lầm liên quan đến hoạt động bầu cử. Trong đó, những nội dung chống phá chính mà các đối tượng xấu đang tiến hành có thể kể đến là:

Hiện nay, các thế lực phản động, chống đối cũng tìm mọi thủ đoạn để phá hoại bầu cử, cài cắm các “mầm mống dân chủ” vào Quốc hội nhằm biến nghị trường trở thành diễn đàn để cách đối tượng thực hiện hoạt động chống phá, hình thành lực lượng đối lập trong Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và hiện thực hóa chiến lược “diễn biến hòa bình”, làm nước ta tự suy yếu từ bên trong.

CHIÊU TRÒ XÚI GIỤC PHÁ HOẠI

 

So với những lần bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp trước đây thì mức độ chống phá của các thế lực thù địch nước ngoài và cơ hội chính trị trong nước thời gian gần đây có diễn biến mới, trắng trợn, thâm độc và lan rộng trên mạng xã hội.

Một trong những nội dung mà các đối tượng hướng tới là phát động phong trào “không biết không bầu”. Đây là chiêu thức cũ, vẫn lấy cảm hứng từ những câu chuyện "dân chủ phương tây", mà chính những xã hội đó đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề, hố sâu ngăn cách các bộ phận nhân dân như những vết thương không cầm máu.

Phong trào kêu gọi “không biết không bầu” là rất thâm hiểm. Nó không chỉ cổ vũ cho chủ nghĩa tự do tùy tiện và chủ nghĩa dân túy vốn đang là ác mộng của nhiều nước trên thế giới mà nó còn liên quan đến lý luận về xây dựng nhà nước pháp quyền với những ưu việt đã được khẳng định.

Nêu cao cảnh giác trước những chiêu bài phá hoại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2021-2026 là yêu cầu cấp bách với nhân dân nói chung và mỗi cử tri nói riêng. Vì vậy, mỗi cử tri cần cẩn trọng khi tiếp xúc với mạng xã hội, không chia sẻ, bình luận những thông tin từ những tài khoản chứa đựng những nội dung có dụng ý xấu. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức phải nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết đấu tranh với những kẻ cơ hội, vạch rõ âm mưu xấu bẩn của chúng. Mỗi cán bộ, đảng viên cũng đồng thời là một chiến sĩ dân vận, trước tiên vận động người thân trong gia đình và những người xung quanh làm tròn trách nhiệm công dân, trách nhiệm cử tri trong ngày hội lớn của đất nước.

 

TĂNG CƯỜNG ĐẤU TRANH CHỐNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 – 2026

 

Hiện nay, công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đang được các cấp, các ngành, các địa phương  triển khai tích cực, đảm bảo đúng tiến độ, quy trình, quy định. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị thực hiện nhiều hoạt động chống phá quyết liệt, đặc biệt là chiêu trò lợi dụng mạng xã hội để tung ra các luận điệu xuyên tạc về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử…

Thông qua mạng xã hội, các đối tượng phản động, cơ hội chính trị đã liên tục đăng tải những nội dung tiêu cực, thể hiện cái nhìn sai lệch, phiến diện về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp tại Việt Nam. Từ đó cho rằng: cuộc bầu cử do Đảng cộng sản lãnh đạo bầu cử là không chính danh, không đúng quy định của pháp luật...Nhưng trên thực tế, công tác chuẩn bị bầu cử dưới sự lãnh đạo của Đảng - hiện đang được các địa phương, đơn vị trong tỉnh Thanh Hóa thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. 

Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đạt kết quả cao, ngày 20/6/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 45, trong đó yêu cầu các cấp uỷ, các tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử, bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân; việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải bảo đảm theo đúng quy trình, quy định của pháp luật và hướng dẫn của các cơ quan Trung ương có thẩm quyền. Việc tổ chức hội nghị hiệp thương được các địa phương, đơn vị thực hiện các bước theo đúng quy trình và đảm bảo công khai, dân chủ, bình đẳng nhằm phát huy cao nhất quyền làm chủ của người dân, nâng cao chất lượng đại biểu. 

Bảo đảm và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong suốt quá trình bầu cử là một tất yếu nhằm lựa chọn được những người tiêu biểu, xứng đáng nhất, có đầy đủ các tiêu chuẩn theo luật định, có năng lực và có điều kiện thực thi nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân; đồng thời, bảo đảm được cơ cấu đúng đắn, hợp lý nhất. Đó là căn cứ và cơ sở pháp lý để hình thành các cơ quan nhà nước trong nhiệm kỳ mới với chất lượng cao, tiền đề của hoạt động hiệu lực và hiệu quả. Do đó mỗi người dân cần hết sức tỉnh táo trong việc nhận diện những thông tin xuyên tạc, mang tính kích động, chống phá, từ đó góp phần để cuộc bầu cử diễn ra an toàn, thành công tốt đẹp./

CẢNH GIÁC TRƯỚC NHỮNG CHIÊU TRÒ PHÁ HOẠI BẦU CỬ

 

Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước; là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, nhằm bầu ra những người tiêu biểu có đủ đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới.

Cho đến nay, công tác chuẩn bị cho bầu cử đang được các cơ quan chức năng tích cực tiến hành, bảo đảm dân chủ, kỷ cương, đúng pháp luật. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, cơ hội chính trị lại xem đây là một cơ hội để chống phá. Lợi dụng không gian mạng, nhiều tổ chức phản động lưu vong như "Việt Tân", "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời", "Triều Đại Việt" và một số cá nhân, hội nhóm chống đối trong nước đang tiến hành các hoạt động kích động, xuyên tạc, cổ súy các hành vi trái luật liên quan đến bầu cử.

Từ việc xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử; chúng cho rằng: “Bầu cử chỉ là “màn kịch dân chủ” do Đảng đạo diễn, chỉ là hội nghị Đảng Cộng sản mở rộng”, “Đảng Cộng sản đang độc diễn trong bầu cử”, “Không thể có cuộc bầu cử dân chủ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc bầu cử” v.v… ; rồi chúng tiếp tục diễn chiêu trò “tự ứng cử”; chúng liên tục hô hào các hội nhóm dân chủ trên mạng xã hội ký tên ảo, tung hô, ủng hộ cho các “nhà dân chủ” để gây rối, phá hoại cuộc bầu cử.

Thậm chí, có đối tượng còn đòi xóa bỏ cơ chế bầu cử hiện tại, đòi hỏi phải tiến hành bầu cử theo phương thức của các nước tư bản, để chúng dễ bề cài cắm các “mầm mống dân chủ” vào Quốc hội nhằm biến nghị trường Quốc hội của ta trở thành diễn đàn để các đối tượng thực hiện hoạt động chống phá, hình thành lực lượng đối lập trong Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và hiện thực hóa chiến lược “diễn biến hòa bình”, làm nước ta tự suy yếu từ bên trong.

Do vậy, để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 thành công, mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác không nghe và tin theo những luận điệu xuyên tạc, phản động; hãy đặt niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, hoàn thành thất tốt quyền và nghĩa vụ cao cả của một công dân trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sắp được diễn ra./.

DÂN VẠN ĐẠI….


          Vậy là 4 chức danh lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội nước ta đã được các cơ quan quyền lực cao nhất bầu cử với số phiếu tín nhiệm cao. Thể hiện đầy đủ ý Đảng, lòng dân.

      Rất nhiều lời chúc mừng đã được phát đi, gửi đến trong không khí hân hoan của niềm vui chung cùng sự tin tưởng, gửi gắm và kỳ vọng vào những người được cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho ý chí, nguyện vọng của gần 100 triệu dân lựa chọn. Người dân mong lắm, tin lắm vào lớp cán bộ quyết đoán và dám hành động để hiện thực hóa khát vọng về một nước Việt Nam thịnh vượng, hùng cường.

       Trên thực tế, điều này đã được minh chứng rất rõ trong lịch sử, nó đã trở thành một quy luật gần như bất biến xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta, rằng: Bất kỳ một công cuộc kiến thiết nào, bất cứ một cuộc chiến tranh nào, bất cứ một triều đại nào trong lịch sử cũng chỉ có thể gặt hái được thành công khi có mục đích hợp lòng dân và biết lấy dân làm gốc; không hợp lòng dân, đi ngược lại lợi ích của dân, không được dân ủng hộ thì thất bại là một tất yếu.

         Vậy nên, trên con đường quá độ đi tới mục tiêu cuối cùng của đất nước ta, dân tộc ta hiện nay, hơn bao giờ hết, Đảng phải không ngừng được củng cố, giữ vững trục chuẩn không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của dân tộc, lợi ích của nhân dân và mỗi đảng viên dù ở cương vị nào cũng phải khắc cốt ghi tâm rằng luôn cần lấy dân làm gốc. Bởi chỉ có sự nuôi dưỡng bằng niềm tin của nhân dân, Đảng mới thực sự trở nên ngày càng vững mạnh; chính Nhân dân là mạch nguồn sáng tạo, là sức mạnh vô biên để thúc đẩy quá trình kiến thiết công trình vĩ đại nhất, vẻ vang nhất đi đến ngày toàn thắng. Nếu chỉ có riêng đội ngũ của những người cộng sản cũng chưa thể giải quyết được vấn đề mà tinh thần can trường ấy phải là nhân lõi trong lòng quảng đại quần chúng nhân dân, là trung tâm hội tụ sức mạnh.

Muốn thế, ko có cách nào khác Đảng phải không ngừng tự đổi mới để xây dựng, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ, đảng viên trung thành, tận tụy, có năng lực công tác, hết lòng vì sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Và cao nhất trong thâm tâm mỗi người đảng viên ấy là tư tưởng dân vi bản (coi dân là gốc).

Suy cho cùng đúng như cụ Nguyễn Trãi đã tổng kết “lật thuyền mới biết sức dân như nước”. Quảng đại quần chúng Nhân dân mới là vạn đại.

Khát vọng về một nước Việt Nam thịnh vượng, hùng cường có trở thành hiện thực hay không chính là nhờ vào sự thấu hiểu luận điểm bất biến đó./.

 


LÊ QUỐC QUÂN PHẢN ĐỘNG BÀI HỌC CÒN TREO ĐÓ

 

Sau khi Quốc hội bầu các chức danh chủ chốt Lê Quốc Quân, sinh 1971;  quê quán Hợp Thành, Yên Thành, Nghệ An, hiện sống tại Hà Nội lại sử dụng Facebook nói xấu chế độ, xuyên tạc tình hình và nhân sự của nước ta. Các ĐBQH cũng do chính nhân dân ta bầu ra và họ có trách nhiệm trên lá phiếu để bầu ra các lãnh đạo có gánh vác việc đất nước. Ngoài ra đối tượng thường xuyên cổ suý các hoạt động chống phá của Việt Tân, số chống đối trong và ngoài nước như Lê Đình Kình, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Thị Đoan Trang, Lê Đình Lượng....

Còn nhớ ngày 27/12/2012 cơ quan Cảnh sát điều tra - CATP Hà Nội đã thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Lê Quốc Quân (42 tuổi, tại Nghệ An), Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam và Phạm Thị Phương (31 tuổi, tại Hòa Bình), kế toán Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam về tội trốn thuế, được quy định tại Điều 161 Bộ luật Hình sự.

Tài liệu, chứng cứ do cơ quan Cảnh sát điều tra thu thập được đủ cơ sở xác định, Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam thành lập tháng 4/2001, với 2 thành viên, do Lê Quốc Quân làm giám đốc và đại diện theo pháp luật từ khi thành lập cho đến khi bị bắt. Công ty này đã thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 13 vào ngày 5/6/2012; với ngành nghề kinh doanh là cập nhật, tìm kiếm lưu trữ, xử lý dữ liệu, dịch vụ nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường.

Từ khi thành lập công ty đến khi bị bắt, Lê Quốc Quân đã ký nhiều hợp đồng với các cá nhân, doanh nghiệp ở trong và ngoài nước (chủ yếu qua skype, email), mở 6 tài khoản tại 2 ngân hàng BIDV và Vietcombank để nhận tiền từ nhiều nguồn khác nhau. Tổng số tiền Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam thu được qua hoạt động kinh doanh là 13,318 tỷ đồng, trong đó có 588 nghìn USD (Lê Quốc Quân đã bán cho ngân hàng để rút tiền VNĐ).

Quá trình hoạt động, Lê Quốc Quân nhận thấy Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam phải xuất hóa đơn cho các đối tác khi ký hợp đồng ngoại nhưng công ty không phải nộp thuế giá trị gia tăng (thuế xuất bằng 0).

Ngày 18/2/2014 Sau khi xét xử công khai, đảm bảo tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định không chấp nhận kháng cáo, giữ nguyên quyết định của Bản án hình sự sơ thẩm về hình phạt đối với bị cáo Lê Quốc Quân. Theo đó, áp dụng khoản 3 Điều 161 - Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Lê Quốc Quân 30 tháng tù về tội "trốn thuế"; thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt (27/12/2012).

 

Những nhận thức mới và tư duy mới về quốc phòng Việt Nam.

 


Chiều 28/3/2021, Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng bước vào buổi làm việc cuối cùng.

Đồng chí Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng giới thiệu, quán triệt chuyên đề: “Những nhận thức mới và tư duy mới về quốc phòng Việt Nam”.

Nội dung chuyên đề:

“Triển khai hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới”

Bảo vệ đất nước, giữ nước từ sớm, từ xa

Đồng chí Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, bảo vệ đất nước, giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy; sẵn sàng đánh thắng mọi hình thái chiến tranh xâm lược nếu xảy ra.

Chuyên đề "Những nhận thức mới và tư duy mới về quốc phòng Việt Nam" gồm 2 phần: Tính tất yếu về nhận thức mới và tư duy mới về quốc phòng, bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới; nhận thức mới và tư duy mới về quốc phòng Việt Nam.

Phân tích bối cảnh quốc tế và khu vực, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết, trong những năm tới, dự báo môi trường chính trị, an ninh thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó dự báo. Các nước điều chỉnh chiến lược và phương thức phát triển nhằm thích ứng với tình hình mới. Chủ nghĩa dân túy, dân tộc cực đoan, thực dụng, cường quyền nước lớn trong quan hệ quốc tế gia tăng; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia.

Cùng với đó, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghiệp số phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực quốc phòng, tạo ra cả thời cơ, thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc. Nhiều hình thái chiến tranh mới xuất hiện, sự ra đời của chiến tranh mạng, các yếu tố an ninh phi truyền thống, nhất là khủng bố, thiên tai, dịch bệnh… tiếp diễn phức tạp.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á, có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, trên biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn. Hòa bình, ổn định, tự do an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước những thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ có khả năng xung đột.

Về tình hình trong nước, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, sau 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, niềm tin của nhân dân với Đảng, chế độ ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức đặt ra đối với quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân đạt được những kết quả quan trọng nhưng vẫn đứng trước những khó khăn, thách thức. Những vấn đề phức tạp về quốc phòng ngày càng công khai, quyết liệt và trực diện.

"Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác. Bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, xâm phạm độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia - dân tộc Việt Nam đều là đối tượng của nước ta", Thượng tướng nói.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ "trọng yếu, thường xuyên"

Thông tin về nhận thức mới và tư duy mới về quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Phan Văn Giang nêu rõ, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; sức mạnh tổng hợp của đất nước cả về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, lực lượng vũ trang làm nòng cốt.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, đây là quan điểm, chủ trương thể hiện sâu sắc sự phát triển tư duy mới của Ðảng đối với nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, là định hướng chiến lược để toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Đại hội XIII của Đảng xác định, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ "trọng yếu, thường xuyên", là cơ sở tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế; kinh tế phát triển, đất nước mạnh lên sẽ là "phương thức hữu hiệu" để bảo vệ Tổ quốc. Đây là quan điểm lý luận cơ bản, chi phối, quy định toàn bộ các nội dung về quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Phân tích nền quốc phòng toàn dân, Thượng tướng Phan Văn Giang cho biết, đây là sức mạnh quốc phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần, nhân lực, vật lực, tài chính, mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường; bao gồm: Xây dựng tiềm lực quốc phòng, lực lượng quốc phòng, thế trận quốc phòng toàn dân.

Theo đó, việc tăng cường tiềm lực quốc phòng là một trong những đột phá về tư duy và tổ chức thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân của Đảng, nhằm tạo ra nguồn lực tổng hợp tốt nhất cho nhiệm vụ quốc phòng trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Cùng với đó, quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Quân đội nhân dân đã được Đảng và Bác Hồ xác định, quân đội ta là quân đội cách mạng, "đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất". Chức năng cơ bản đó đã được khẳng định và phát huy hơn 75 năm qua.

Đại hội XIII của Đảng xác định phương hướng, mục tiêu xây dựng quân đội: "Xây dựng Quân đội nhân dân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh. Đến năm 2030 xây dựng một số quân chủng, binh chủng, lực lượng hiện đại. Phấn đấu từ năm 2030 xây dựng quân đội nhân dân hiện đại; vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quân đội tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; kiên dịnh mục tiêu lý tưởng của Đảng, bảo đảm chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống".

Theo Thượng tướng Phan Văn Giang, thế trận quốc phòng toàn dân là tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng và tiềm lực quốc phòng trên toàn bộ lãnh thổ theo ý định chiến lược thống nhất, bảo đảm đối phó thắng lợi với mọi âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia - dân tộc, sẵn sàng chuyển thành thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gồm: Xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc; kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh; xây dựng khu vực phòng thủ quân khu vững mạnh toàn diện, hợp thành hệ thống phòng thủ đất nước; xây dựng các tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.

Nhấn mạnh nhiệm vụ nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng nhằm tranh thủ mọi tiềm lực xây dựng quốc phòng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, đối ngoại quốc phòng là nội dung quan trọng đối với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân nhằm phát huy sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp, tạo nền tảng vững chắc để thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Công tác đối ngoại quốc phòng trở thành một trong những trụ cột đối ngoại của Đảng, ngoại giao của nhà nước và đối ngoại nhân dân.

"Những nhận thức và tư duy mới về quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng là những chủ trương lớn, đúng đắn, có ý nghĩa chiến lược; là kết quả của việc tổng kết sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng về củng cố, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nêu.

Thượng tướng Phan Văn Giang nêu rõ, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện thắng lợi những chủ trương, quan điểm của Đảng về nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; nhằm thực hiện kế sách giữ nước từ sớm, từ xa; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền hoà bình bền vững của đất nước; bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân; tích cực tham gia bảo vệ hoà bình ổn định trong khu vực và trên thế giới; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước.

HỌ ĐỦ TƯ CÁCH ĐÂU MÀ ĐÒI TỰ ỨNG CỬ

 


Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân trong hoạt động bầu cử. Trong các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trước đây, đã có một số người tự ứng cử và trên thực tế cũng đã có đại biểu đủ điều kiện, uy tín được cử tri tín nhiệm bầu và trúng cử.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng xuất hiện một số người tuy không đủ điều kiện và phẩm chất, uy tín nhưng lợi dụng sự ưu việt của chế độ để tuyên bố tự ứng cử với âm mưu, mục đích gây rối, phá hoại cuộc bầu cử của chúng ta. Họ không đủ điều kiện, phẩm chất, uy tín, thậm chí là phần tử xấu trong xã hội, thường xuyên có những lời nói, việc làm mang tính chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, nhà nước và nhân dân, bị cử tri và nhân dân lên án, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xử phạt…nhưng vẫn tuyên bố ra ứng cử vào các cơ quan quyền lực của nhà nước.

Trong các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trước đây, tình trạng này đã từng xảy ra. Một số đối tượng như Nguyễn Quang A, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Xuân Diện… cũng từng tuyên bố tự ứng cử đại biểu Quốc hội, nhưng kết cục những phần tử “ bất hảo”, cơ hội, chống phá…này đều thất bại, bị dư luận bóc trần, lên án...

Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 hiện nay, vẫn có phần tử tiếp tục tuyên bố tự ứng cử để chống phá. Xin nêu hai trường hợp tuyên bố tự ứng cử đại biểu Quốc hội dưới đây:

Lê Văn Dũng ( Dũng Vova ) vừa tuyên bố trên Facebook cá nhân sẽ tham gia tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và kêu gọi “ bà con ủng hộ nha!...”. Thực chất Lê Văn Dũng là đối tượng thường xuyên có các hành vi gây rối an ninh trật tự, chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Y cùng đồng bọn lập ra cái gọi là “ kênh truyền hình CHTV” để lừa bịp, trục lợi, chống đối; bản thân Lê Văn Dũng từng nhiều lần bị các cơ quan chức năng triệu tập làm việc, bị dư lận xã hội phản đối, lên án.

Lê Chí Thành, nguyên là đại úy cán bộ công an trại giam Thủ Đức đã bị kỷ luật buộc thôi việc. Thành vốn là một cán bộ công an có nhiều sai phạm, trong đó có đến hơn 50 lần bỏ vị trí công tác. Thành còn sử dụng mạng xã hội để xuyên tạc, nói xấu cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, chống phá Nhà nước. Thành đã bị ngành Công an ra quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân và bị tổ chức Đảng khai trừ ra khỏi Đảng. Gần đây, Thành càng quyết liệt chống phá, xuyên tạc, bôi nhọ chính quyền.

Sơ bộ mấy nét về nhân thân của hai đối tượng trên đây cho thấy thực chất phẩm chất, đạo đức, tư cách công dân của họ sai trái như thế nào. Rõ ràng dù có đủ tuổi và tuy vẫn là công dân, nhưng họ không đủ tư cách, phẩm chất, uy tín để tự ứng cử vào các cơ quan quyền lực, không có uy tín đại diện cho cử tri và nhân dân để đứng trong cơ quan quyền lực của Nhà nước ta. Chắc chắn với sự hiểu biết và tinh thần xây dựng, ý thức trách nhiệm của cử tri, nhân dân và cơ quan chức năng họ sẽ sớm bị loại.

Đồng thời, chúng ta cũng cảnh báo cho những kẻ chống phá trên biết rằng: nếu cứ còn có các hành động chống phá sự nghiệp các mạng, gây rối trật tự, vi phạm pháp luật thì chắc chắn không sớm thì muộn sẽ có ngày họ bị luật pháp xử lý nghiêm khắc, đến quyền công dân cũng sẽ không còn chứ đừng có huênh hoang, vừa láo xược vừa như trò hề tuyên bố tự ứng cử đại biểu Quốc hội như vậy.

Chúng ta phải kiên quyết, kịp thời đấu tranh với những phần tử phá hoại, chống đối như Lê Dũng Vova, Lê Chí Thành, đồng thời, chủ động vạch mặt, kiên quyết đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, đã và đang tâng bốc, xúi giục, lợi dụng những kẻ chống đối, bất mãn, cơ hội chính trị như hai phần tử trên để chống phá. Sự lãnh đạo của Đảng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình, ủng hộ của toàn dân, là cơ sở vững chắc cho thành công của cuộc bầu cử đã và đang được triển khai đúng luật với ý thức trách nhiệm và sự đoàn kết, tin tưởng, kỳ vọng cao nhất./.