Thời
gian qua một số đối tượng thành viên của “Tổ chức phản động Việt Tân”, “Hội
anh em dân chủ”, “Câu lạc bộ Hiếu Đằng” ở trong và ngoài nước lên
mạng xã hội xuyên tạc, tuyên truyền chống phá công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; vu
cáo Việt Nam vi phạm “dân chủ, nhân quyền”. Chúng tận dụng triệt để các
hình thức như: Thư ngỏ, tâm thư, thông bạch để kiến nghị Đảng, Nhà nước, Chính
phủ, các ban, ngành, đoàn thể để xuyên tạc, tuyên truyền kích động; thậm chí
chúng sử dụng chiêu trò tự ứng cử nhằm phá hoại Cuộc bầu cử ở nước ta.
Để
cổ súy các hành vi trái pháp luật liên quan đến bầu cử nhiều tổ chức phản động
lưu vong như: Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời và một số cá nhân
thuộc nhóm chống đối trong nước cũng ráo riết tiến hành các hoạt động xuyên
tạc. Chưa dừng lại các trang tin thiếu thiện chí như GFA, VOA, GFI còn làm mọi
cách để một số người cổ súy cho các luận điệu kể trên.
Thủ
đoạn này không mới, nhưng rất thâm độc, nó thâm độc ở chỗ qua các luận điệu
xuyên tạc, tuyên truyền kích động làm cho các tầng lớp nhân dân hoang mang, mất
niềm tin vào kỳ bầu cử, khi đó không sáng suốt lựa chọn được những đại biểu là
có tâm, có tầm, có đủ đức, đủ tài để đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân
dân.
Nói về việc tự ứng cử đại biểu Quốc hội mà các đối tượng
tự xưng là nhà dân chủ đang thực hiện, mục đích của chúng là nhằm phá hoại bầu cử; đồng thời thông qua việc tự ứng cử các
đối tượng đánh bóng tên tuổi của bản thân, từ đó kêu gọi sự hậu thuẫn về kinh
tế của các tổ chức phản động quốc tế. Chúng ta biết rằng quyền lựa chọn cuối cùng vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân, là ý
chí, nguyện vọng của nhân dân, là sự phổ thông đầu phiếu, trực tiếp của nhân
dân. Bản chất thực sự của vấn đề đó là những đối tượng này không đủ tiêu chuẩn,
điều kiện để bầu vào Quốc hội, chính vì vậy nhân dân không đồng tình, không
chấp nhận và khi không được chấp nhận chúng quay ra xuyên tạc, thậm chí kêu gọi
tẩy chay bầu cử, cho rằng bầu cử không minh bạch ....
Nhìn
chung, công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các
cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được tiến hành trong bối cảnh khó khăn. Chúng ta phải
đối mặt với nhiều thách thức: Ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, bối cảnh
quốc tế phức tạp với những diễn biến khó lường, cạnh tranh chiến lược giữa các
nước lớn, chiến tranh thương mại, chạy đua công nghệ, tranh chấp chủ quyền lãnh
thổ v.v... Đảng lãnh đạo công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu
HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 với quyết tâm củng cố, đoàn kết thống nhất
sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhằm tận dụng mọi thời cơ, thuận
lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và
bền vững.
Trực
tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị bầu cử và bầu cử, Đảng cũng đã sớm ban hành Chỉ thị
số 45-CT/TW ngày 20-6-2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu
Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 nêu rõ: “Chúng ta
kiên quyết không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp
những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về
phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan
liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước”. Việc lựa
chọn những ứng cử viên để bầu vào Quốc hội, HĐND các cấp được tiến hành theo
đúng quy định tại Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Điều này khẳng
định tính chính danh, đúng quy định của các đại biểu và tính chính đáng, hợp
hiến của cuộc bầu cử, và cũng góp phần đập tan những luận điệu chống phá của
các thế lực thù địch.
Chủ
động nhận diện và đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn thâm độc, nguy hiểm
của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị là điều kiện bảo đảm quan
trọng góp phần cho thành công của cuộc bầu cử. Các cơ quan chức năng cần nâng
cao cảnh giác, kịp thời đấu tranh, xử lý nghiêm trước pháp luật những cá nhân,
tổ chức nào lợi dụng dân chủ để phá hoại cuộc bầu cử. Bên cạnh việc xây dựng và
triển khai các phương án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội
còn cần giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân
để củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp phát huy vai trò tuyên
truyền, vận động của người có uy tín, sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Đồng
thời, cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để đông đảo nhân dân được
tiếp cận những thông tin chính thống, tin cậy, tích cực, không để các thế lực
phản động có thể lợi dụng để kích động.
Quá
trình chuẩn bị triển khai vừa qua là minh chứng cụ thể, rõ nét, khách quan,
minh bạch, dân chủ trong cơ chế bầu cử. Những luận điệu vu cáo và chống phá của
các phần tử phản động, thế lực thù địch, không thể che mắt nhân dân và hiển
nhiên bị tẩy chay, lên án./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét