Lợi dụng kỳ họp lần thứ 11, Quốc
hội khóa XIV bầu các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch
Quốc hội, các đối tượng cơ hội chính trị phản động đã tán phát nhiều bài viết
trên các trang mạng phản động có nội dung xuyên tạc thân thế, sự nghiệp cùa các
đồng chí được Quốc hội bầu; kêu gọi ngựời dân xuống đường phản đối kết quả bầu
các chức danh lãnh đạo chủ chôt. Điển hình như: Đối tượng Lê Văn Đoành tán phát bài
“Quốc hội khóa XV tiếp tục là nơi chia chác quyền lực”; đối tượng Trần Khải Minh tán phát
bài “Những cao vọng của tân Thủ tướng đa mưu”; Đối tượng Đỗ Ngà tán phát bài
“Thước đo mức độ độc tài”...
Khoản 7, Điều 70, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy
định nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội: “Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch
nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy
ban Thường vụ Quốc hội... Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội,
Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao phải tuyên thệ trung thành
với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp”. Đồng thời, Luật Tổ chức Quốc hội cũng quy
định cụ thể nội dung này. Với cơ sở pháp lý như trên, việc miễn nhiệm và bầu
mới một số chức danh chủ chốt của Nhà nước trong kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa
XIV là hoàn toàn hợp hiến, hợp pháp.
Thực tế, các chức danh Nhà nước được miễn nhiệm và bầu
mới tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV không phải là bầu cho khóa mới, bầu
cho nhiệm kỳ sau, “làm thay” Quốc hội khóa XV như những gì các đối tượng xấu
đang tố tình rêu rao, lan truyền để chống phá, công kích công tác bầu cử, kích
động “tẩy chay bầu cử”. Việc miễn nhiệm, bầu mới là của Quốc hội khóa XIV,
nhiệm kỳ 2016 - 2021. Việc kiện toàn nhân sự chủ chốt Nhà nước tại thời điểm
hiện tại là để bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng đối với Nhà nước và xã
hội. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiều cán bộ chủ
chốt của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ không vào Bộ Chính trị
khóa mới. Vì vậy, việc phân công, sắp xếp, bố trí, kiện toàn lại bộ máy Nhà nước
để bảo đảm sự lãnh đạo, bảo đảm sự đồng bộ giữa vai trò lãnh đạo của Đảng với
hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước là hết sức cần thiết.
Sau khi Quốc hội khóa XV được cử tri bầu ra, tại kỳ họp
đầu tiên, Quốc hội khóa mới sẽ thực hiện công tác nhân sự cho nhiệm kỳ 2021 -
2026. Và một điều hiển nhiên là nếu các đồng chí giữ vị trí được kiện toàn tại
kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV không trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV (đối
với các vị trí yêu cầu phải là đại biểu Quốc hội) hoặc không được Quốc hội khóa
XV tín nhiệm bầu, phê chuẩn thì nghiễm nhiên sẽ thôi giữ chức vụ. Khi đó, Đảng,
Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện công tác nhân sự theo đúng quy định.
Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên, công
chức phải nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết đấu tranh với những
kẻ cơ hội, vạch rõ âm mưu xấu bẩn của các thế lực phản động./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét