Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

ÂM MƯU PHÁ HOẠI, XUYÊN TẠC BẦU CỬ QUỐC HỘI KHÓA XV

 


Chuẩn bị bầu cử Quốc hội khóa XV, các thế lực phản động, thù địch, những kẻ cơ hội chính trị đã tìm mọi cách chống phá bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn khác nhau. Trên Bureau CTM Media - Âu Châu, Nguyễn Ngọc Chu có bài viết “Tại sao bầu cử quốc hội khóa I không có hiệp thương”, nhằm thực hiện âm mưu phá hoại, xuyên tạc về công tác bầu cử Quốc hội khóa XV, hạ uy tín của Đảng, Nhà nước ta, làm mất ổn định tình hình chính trị - xã hội, lái dư luận theo mưu đồ đen tối, phản động

Thứ nhất, Nguyễn Ngọc Chu rêu rao cho rằng, bầu cử Quốc hội không cần hiệp thương “Việc áp dụng hiệp thương không chỉ làm cho bầu cử trở thành hình thức mà còn dẫn đến hậu quả tai hại khác”, hay “ Hiệp thương mâu thuẫn với bầu cử”, đây thực chất là luận điệu xảo trá của Nguyễn Ngọc Chu, lợi dụng ngôn từ, học thuật, hoặc một vài hiện tượng cụ thể như việc ông Phạm Phú Quốc, bà Châu Thị Thu Nga là Đại biểu quốc hội có vi phạm khuyết điểm để quy chụp cho bản chất của việc bầu cử, nhằm để che đậy, ngụy biện cho âm mưu phá hoại cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV của y.

Như chúng ta đã biết: để đảm bảo cho cuộc bầu cử theo đúng tinh thần dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân; ngày 20-6-2020, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Chỉ thị đã nêu rõ: “Chúng ta kiên quyết không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước”. Vậy việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và việc tự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân phải bảo đảm theo đúng quy trình, quy định của pháp luật và Nghị quyết của Thường vụ Quốc hội, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương có thẩm quyền. Những người được giới thiệu ứng cử phải đủ tiêu chuẩn, thực sự tiêu biểu, có quan điểm lập trường chính trị vững vàng; không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, có tư tưởng cục bộ, bảo thủ. Đồng thời, để đảm bảo cơ cấu hợp lý về số đại biểu là người đang công tác ở cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, giảm hợp lý số đại biểu công tác tại cơ quan hành chính; tăng số lượng đại biểu chuyên trách; bảo đảm tỷ lệ người ứng cử là nữ, người dân tộc thiểu số, người ngoài Đảng theo đúng quy định của Luật Bầu cử; có tỷ lệ hợp lý đại biểu các tôn giáo, đại biểu tái cử, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu là các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ, đại biểu xuất thân từ công nhân, nông dân, doanh nhân, đại diện các hiệp hội, nghiệp đoàn về các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác bầu cử; bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định của pháp luật, thì phải tổ chức hiệp thương, không thể để đại biểu “tự ứng cử” tự do được. Cái cớ để Nguyễn Ngọc Chu rêu rao “không cần hiệp thương” hoặc “hiệp thương mâu thuẫn với bầu cử” là vì, trong tất cả các cuộc bầu cử và gần đây nhất là cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV nhiệm kỳ 2016 - 2021, chúng ta cũng đã được chứng kiến một “làn sóng” tự ứng cử của các “nhà dân chủ” và một số văn nghệ sĩ biến chất. Khi không đủ điều kiện và bị loại qua các vòng hiệp thương, các đối tượng này lên mạng xã hội rêu rao những luận điệu hết sức sai trái như: “các đoàn thể tổ chức hiệp thương chia ghế ĐBQH, trước khi bầu cử QH” hay “các đề cử viên ĐBQH được đưa vào danh sách cho cử tri bầu cử, bằng con đường hiệp thương, đều là do dàn xếp”; phải để các ứng cử viên tự do tranh cử, dựa trên chữ ký của cử tri mà không cần phải trải qua hiệp thương

Như vậy, có thể khẳng định rằng hiệp thương là cần thiết, là thiết thực, không có mâu thuẫn, không đối nghịch với bầu cử và không có chuyện như Nguyễn Ngọc Chu đã rêu rao: “hiệp thương tạo ra cơ hội hình thành đường dây lợi ích nhóm và đường dây chạy ĐBQH” hay “hiệp thương có thể bị kẻ xấu lợi dụng thành phương tiện loại bỏ đối thủ ”. Đó chẳng qua chỉ là luận điệu của “quạ” muốn đội lốt “công” của Nguyễn Ngọc Chu mà thôi

Thứ hai, Nguyễn Ngọc Chu cho rằng “hiệp thương làm cho cử tri ít quan tâm đến bầu cử”. Vậy Nguyễn Ngọc Chu có biết, hay cố tình nhắm mắt làm ngơ khi thực tế lần bầu cử đại biểu Quốc hội gần đây, từ Khóa XII cho đến khóa XIV tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu đều trên đạt 99%. Như vậy, bầu cử Quốc hội của ta không những được quần chúng Nhân dân quan tâm, mà còn quan tâm ở tỉ lệ rất cao, có tới hơn 99% cử tri trong cả nước tham gia. Người dân đã coi cuộc bầu cử là ngày hội lớn của đất nước để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình, được cầm lá phiếu lựa chọn ra những đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong cơ quan Nhà nước cao nhất ở Trung ương và địa phương. Thực tiễn cho thấy, với sự sáng suốt, trách nhiệm cao, nhân dân đã lựa chọn, bầu ra những đại biểu ưu tú nhất đại diện cho quần chúng Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đưa đất nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đem đến cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho Nhân dân, trong đó có nhiều thành tựu được cả thế giới kinh ngạc, ghi nhận và nể phục. Bằng chứng cụ thể là, vừa qua bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc HPI của Việt Nam do Tổ chức nghiên cứu kinh tế xã hội New Economics Foundation (NEF) có trụ sở tại Anh công bố, chúng ta đứng thứ 05/140 của thế giới, đứng thứ 2 châu Á Thái bình Dương và theo Forber Việt Nam là nước hạnh phúc nhất châu Á. Không biết Nguyễn Ngọc Chu có suy nghĩ gì về những con số ấn tượng này? Hay y là kẻ “có mắt như mù - có tai như điếc”

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy những tiếng nói ngược chiều, “chọc gậy bánh xe” của Nguyễn Ngọc Chu trở nên lạc lõng và lộ rõ chân tướng của kẻ phản động. Chúng ta phải hết sức tỉnh táo, nhận diện, vạch rõ, và kiên quyết đấu tranh loại bỏ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét