Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

KHẲNG ĐỊNH QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP HOẠT ĐỘNG ĐÚNG CHỨC NĂNG

 

Thời gian gần đây, các thế lực thù địch đang ra sức tuyên truyền những quan điểm sai trái, xuyên tạc, với mưu đồ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà trọng tâm là xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng. Chúng lợi dụng các sự kiện quan trọng của nước ta để xuyên tạc về công tác cán bộ, hạ thấp uy tín của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tạo dư luận tiêu cực, gây tâm lý thiếu niềm tin vào những cán bộ lãnh đạo mới. Vì vậy, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, trọng yếu, cấp bách của công tác bảo vệ an ninh tư tưởng; đồng thời là trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị và các cán bộ, đảng viên, nhất là trong thời điểm Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành bầu các chức danh quan trọng, chủ chốt.

Hiện nay, công tác chuẩn bị cho bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang được các cơ quan chức năng tích cực tiến hành. Tuy nhiên, với mưu đồ chống phá, các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị vẫn đang tiến hành nhiều hoạt động với tính chất chống phá hết sức quyết liệt.

 Nhìn lại lịch sử, có thể thấy chiêu trò “đòi ghế” trong Quốc hội không phải là điều mới. Ngay trong lần tổng tuyển cử đầu tiên khi đất nước mới giành được độc lập, trong bối cảnh trong nước và quốc tế có những diễn biến vô cùng phức tạp, sau khi không phá hoại được Tổng tuyển cử, Việt Nam Quốc dân đảng và Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt quốc, Việt cách) đã đòi 70 ghế trong Quốc hội.

          Cũng cần cảnh giác rằng, hiện nay, các thế lực phản động, chống đối cũng tìm mọi thủ đoạn để phá hoại bầu cử, không loại trừ việc cài cắm các “mầm mống dân chủ” vào Quốc hội nhằm biến nghị trường trở thành diễn đàn để cách đối tượng thực hiện hoạt động chống phá, hình thành lực lượng đối lập trong Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và hiện thực hóa chiến lược “diễn biến hòa bình”, làm nước ta tự suy yếu từ bên trong.

          Do vậy, để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thì ngay lúc này, việc nâng cao cảnh giác, nhận diện và chủ động đấu tranh, quyết liệt làm thất bại những thủ đoạn xuyên tạc, gây rối, bôi nhọ, phá hoại của các thế lực thù địch và các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị là điều rất cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. 

          Không những thế, những ngày qua, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang làm tốt công tác chuẩn bị tổ chức đại đội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thì trên mạng xã hội các tổ chức khủng bố, phản động lưu vong như “Việt Tân”, “Đảng Dân chủ nhân dân”, “Đảng Vì dân”, “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” đẩy mạnh chiến dịch chống phá Đảng, Nhà nước ta. Lợi dụng tình hình phức tạp trên biển Đông, chúng trắng trợn xuyên tạc rằng: “Đảng, Nhà nước ưu tiên vấn đề tổ chức đại hội Đảng hơn vấn đề bảo vệ chủ quyền biển Đông”, “Một số lãnh đạo im lặng để đổi lấy vị trí”.

          Trên các trang cá nhân như facebook, yotube, zalo,… một số phần tử phản động, chống Đảng, Nhà nước và Nhân dân, như Lê Công Định, Nguyễn Đình Cống, Phạm Chí Dũng, Đinh Đức Long lại tập trung việc lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và Nhân dân vào Dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng để chống phá, kích động. Mục đích của chúng là xuyên tạc quan điểm, đường lối, chủ trương đấu tranh giữ vững chủ quyền biển, đảo của Đảng trong dự thảo các văn kiện. Chúng xuyên tạc rằng: Chủ trương giải quyết tranh chấp biển Đông thông qua hòa bình, đối thoại là “nhu nhược”, “hèn nhát”. Thậm chí, chúng còn lợi dụng công nghệ, kỹ thuật mới, hiện đại để cắt ghép, chắp vá hình ảnh hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyển biển, đảo của Việt Nam.

          Trên thực tế, những năm qua, Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang chưa bao giờ chủ quan, lơ là trong bảo vệ Tổ quốc, trong đó có biển Đông. Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, như cảnh sát biển, biên phòng, kiểm ngư đã tích cực, chủ động các hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật trên vùng biển Việt Nam.

          Để giữ vững và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và các tổ chức chính trị-xã hội cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và toàn thể Nhân dân về quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh giữ vững chủ quyền biển, đảo; kiên quyết chống các quan điểm sai trái, phản động trên không gian mạng. Chú trọng việc cung cấp các thông tin khách quan, có định hướng về những vấn đề đang diễn ra, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở biển Đông để Nhân dân hiểu đúng bản chất vấn đề. Tranh thủ tối đa sự ủng hộ của dư luận quốc tế trong sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam và lên án các hành động vi phạm chủ quyền biển, đảo, quyền chủ quyền của Việt Nam, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong đấu tranh bảo vệ, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét