Trong lúc Hội đồng Bầu cử
Quốc gia, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan chức năng đang gấp rút tiến
hành những bước cần thiết theo quy định của pháp luật để chuẩn bị cho bầu cử
đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp
nhiệm kỳ 2021-2026, thì trên mạng xã hội xuất hiện những luận điệu xuyên tạc,
sai trái hòng làm suy giảm niềm tin của cử tri và nhân dân, phá hoại cuộc bầu
cử.
Một số đối tượng đòi mở
rộng dân chủ trong hoạt động bầu cử và hoạt động của Quốc hội để từ đó đưa ra
những yêu sách, luận điệu hoàn toàn sai trái như: Đòi Quốc hội phải độc lập với
Đảng; cho rằng Đảng lãnh đạo Quốc hội là đứng ngoài và đứng trên luật pháp;
rằng Đảng lãnh đạo Quốc hội là biểu hiện của mất dân chủ; đòi phải cân bằng
quyền lực giữa Quốc hội và Đảng nên cần có ít nhất 50% đại biểu Quốc hội không
phải là đảng viên, vì chỉ có đại biểu Quốc hội không phải là đảng viên mới đại diện
cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, còn đại biểu Quốc hội là đảng viên chỉ
bảo vệ ý chí của Đảng... Vậy những luận điệu trên sai trái và nguy hiểm như thế
nào?
Đảng lãnh đạo Quốc hội đã
được Hiến định. Đầu tiên cần phải khẳng định rằng, Nhà nước mà chúng ta đang
xây dựng là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân; do đó, mọi hoạt động đều phải thượng tôn pháp luật, không chấp nhận
bất cứ một hoạt động nào trái pháp luật. Pháp luật nước ta đã quy định, Đảng
Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Điều này
được ghi rõ trong Hiến pháp, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Cụ thể, tại Khoản
1, Điều 4, Hiến pháp 2013 quy định rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam-Đội tiên phong
của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và
của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Như thế, việc
Đảng lãnh đạo Nhà nước trong đó có Quốc hội-một cơ quan của Nhà nước-đã được
khẳng định trong Hiến pháp. Cho nên, không thể có việc Quốc hội độc lập hoặc
thậm chí đối lập với Đảng như yêu sách của các thế lực thù địch bên ngoài, một
số phần tử chống đối hoặc một số người không am hiểu pháp luật. Và như vậy,
Đảng lãnh đạo công tác bầu cử Quốc hội, HĐND là hoàn toàn đúng quy định của
pháp luật.
Phương thức lãnh đạo của
Đảng với Quốc hội, trước tiên bằng nghị quyết, chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng. Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, đại diện cho cử
tri, toàn thể nhân dân nên việc Đảng lãnh đạo Quốc hội chính là để thể chế hóa
các chủ trương, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật, từ đó đưa vào thực
tiễn cuộc sống.
Đảng
lãnh đạo Quốc hội trực tiếp, toàn diện nhưng không làm thay, mà Đảng lãnh đạo
Quốc hội là để phát huy vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, phát
huy trí tuệ của Đảng Đoàn Quốc hội, các đoàn ĐBQH, từng ĐBQH và thực hiện ý
nguyện của nhân dân. Thông qua hoạt động của Quốc hội (lập pháp, giám sát và
quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước) tác động lại sự lãnh đạo của
Đảng trong việc đưa ra các chủ trương, chính sách mới để đưa đất nước ngày càng
phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét