Theo “Từ diển tiếng Việt”, xu nịnh, nịnh bợ …
là một cách để lấy lòng và cầu lợi. Hiểu nôm na, xu nịnh là khen ngợi quá đáng
chỉ cốt để làm đẹp lòng nhau,
thường nhằm mục đích cầu lợi cho
cá nhân. Thói xu nịnh đã có từ ngàn xưa, với muôn hình vạn trạng, biến hóa khôn
lường và gây nhiều hậu quả, hệ lụy cho xã hội. Cha ông xưa từng đúc rút “mật ngọt
chết ruồi”, răn dạy hiền tài và dân chúng phải: “Tránh xa kẻ nịnh bợ là cách
tránh tai họa”. Đặc biệt, các bậc tiền nhân đã cảnh báo” “Tôn nịnh đại suy” –
nghĩa là để cho thói nịnh bợ phát triển thì nguy cơ suy thoái lớn không tránh
khỏi, thậm chí dẫn đến khuynh đảo xã hội, suy vong triều chính…
Hơn
72 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cuốn sách nổi tiếng có nhan đề “Sửa đổi
lối làm việc”. Trong cuốn sách Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nêu lên khá nhiều
khuyết điểm của cán bộ, đảng viên, trong đó kịch liệt lên án “bệnh xu ninh, a
dua”. Bác chỉ rõ: Người mắc căn bệnh đó là hỏng việc lớn và chính Người thể hiện
quyết tâm xuyên suốt, quyết liệt nêu gương thực hiện đấu tranh, đẩy lùi “bệnh
xu ninh” vốn tiềm tàng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Trong
thực tế cho thấy, việc “nịnh” đã biến tướng đa dạng và phát triển với hình thức
và thể loại khác nhau, với những mức độ khác nhau và rất đa dạng rất dễ nhận biết,
những khó loại bỏ bệnh “nịnh” này. Và ở bất cứ ở nơi đâu, bất cứ nơi nào và
trong mỗi con người đều có tiềm tàng và mầm mống bệnh xu nịnh với mục đích là vụ
lợi cho cá nhân. Với lời “mật ngọt” hay bằng những hình thức cụ thể như: cứ đến
những dịp lễ, tết, hay nhân ngày kỷ niệm này, kỷ niệm nọ, hay những dịp cấp
trên lên chức hoặc có sự kiện gì đó “vợ xếp sinh nhật, gia đình xếp có công, có
buổi” … về bản chất thì mọi người có quyền bày tỏ tình cảm chân thành của mình
với những người mình tôn trọng và kính mến; song trong thực tế có rất nhiều người,
thậm chí có cả tổ chức này, tổ chức kia lợi dụng vấn đề đó để “xu nịnh” với ‘xếp”
bằng những món quà vật chất kèm theo những lời “mật ngọt” để đi kèm với đó là mục
đích vụ lợi cho cá nhân hay người thân của mình.
Về
cơ bản, thì việc “nịnh” thường được thể hiện ở cấp dưới, ở những người có địa vị
thấp đi “nịnh” cấp trên, đi nịnh những người có chức, có quyền liên quan trực
tiếp hoặc gián tiến đến việc vụ lợi của người đi nịnh. Đặc biệt, việc nịnh này
còn tác động trực tiếp đến chất lượng công tác cán bộ trong Đảng.
Do
vậy, đây là vấn đề khó khăn và phức tạp, dẫn đến nhiều hệ lụy và nguy hại cho Đảng,
nhưng đáng ngại nhất là hiện nay chưa được số đông cán bộ, đảng viên nhận thức
đầy đủ và mạnh đấu tranh. Nhiều người còn cho rằng cái sự nịn là chuyện sẵn có
trong tổ chức, đơn vị mình nên sinh ra tư tưởng chấp nhận, ngại phê bình, đấu
tranh.
Do đó. Trước sự nhận diện của bệnh nịnh
này; chúng ta là những người cán bộ, đảng viên, đang hàng ngày, hàng giờ học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cần phải có thái độ kiên
quyết đấu tranh và loại bỏ căn bệnh nan y “nịnh” ra khỏi tổ chức, đơn vị; ra khỏi
tư duy và lối suy nghĩ của mình trước tiên và của đội ngũ cán bộ, đảng viên;
không để “việc nịnh” tồn tại trong tổ chức và đơn vị mình. Để từng bước góp phần
làm trong sạch Đảng, xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh, không ngừng củng cố niềm
tin của nhân dân đối với Đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng; từng
bước xây dựng nội bộ đoàn kết, thống nhất trên tinh thần trách nhiệm và lương
tri và sự tự trọng của người cán bộ, đảng viên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét