Quyền lực nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thống nhất, mà quyền lực này thuộc về Nhân dân. Điều 2, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp 2013) ghi rõ: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Khi quyền lực nhà
nước thống nhất thuộc về nhân dân thì quyền lực này về nguyên tắc không chia sẻ
cho cá nhân hay tổ chức nào khác. Về bản chất, các cơ quan nhà nước khi thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là thực hiện các quyền của nhân
dân giao phó, ủy quyền.
Đại biểu Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
theo quy định của Hiến pháp 2013 và Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu
Hội đồng nhân dân (2015) cũng do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông,
bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân
dân các cấp có trách nhiệm, nghĩa vụ phục vụ nhân dân, thực hiện nhiệm vụ mà
nhân dân ủy quyền.
Điều 94, Hiến pháp
2013 quy định: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành
của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác
trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước”.
Điều 102, Hiến pháp
2013 quy định: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp; Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ
công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân.
Điều 107, Hiến pháp 2013 quy định: Viện kiểm sát
nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát
nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm
chỉnh và thống nhất.
Như vậy, ba cơ quan
lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước Việt Nam đều có mục đích duy nhất
là phục vụ nhân dân. Trên thực tế, ba cơ quan này đều thực hiện quyền lực của
nhân dân ủy quyền. Hơn nữa, trong Nhà nước Việt Nam có sự phân công, phối hợp,
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Điều 69, Hiến pháp 2013 quy định: Quốc hội là cơ quan đại
biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập
pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với
hoạt động của Nhà nước. Như vậy, về bản chất quyền lực của nhân dân không thể
phân chia. Nhà nước Việt Nam không cần tới mô hình tam quyền phân lập bởi sự
phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp vì mục tiêu phục vụ Nhân dân được bảo
đảm và thực hiện tốt.
Mặt khác, trong chế
độ XHCN các giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức,v.v.. ở
Việt Nam luôn thống nhất và bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, kể cả
đối với quyền và nghĩa vụ trong thực hiện quyền lực nhà nước. Các giai cấp này
chỉ có một mục tiêu duy nhất là làm cho “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”. Do vậy, không cần phải nói tới việc phân chia quyền lực giữa
các giai cấp này cũng như trong nội bộ từng giai cấp này. Từ đây cho thấy,
những người hô hào đòi phải vận dụng, thực hiện mô hình “tam quyền phân lập”
vào nhà nước Việt Nam là những người ủng hộ đa đảng, đa nguyên chính trị. Mà
điều này là không phù hợp thực tế Việt Nam cả về mặt lý luận và thực tiễn./.