Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

HIỂU ĐÚNG VỀ CHỦ TRƯƠNG RÚT NGẮN THỜI GIAN KỲ HỌP THỨ HAI QUỐC HỘI KHÓA XV Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV đã qua 10 ngày làm việc. Cũng giống như những kỳ họp trước đây, trên mạng xã hội lại xuất hiện những tranh luận, bàn tán về chi phí cho các kỳ họp Quốc hội và đây cũng là nội dung mà các thế lực thù địch thường lợi dụng để chống phá Việt Nam. Tại Kỳ họp thứ hai lần này, Quốc hội đặt ra yêu cầu trong công tác tổ chức là cố gắng rút ngắn thời gian làm việc. Từ yêu cầu này, xuất hiện luồng dư luận cho rằng do áp lực từ cử tri: Quốc hội họp dài tốn tiền dân… nên phải rút ngắn thời gian... Một luồng dư luận khác lại đặt vấn đề, khối lượng công việc tại kỳ họp này rất lớn, vậy mà thời gian rút ngắn liệu có ảnh hưởng đến chất lượng kỳ họp? Để tránh những suy diễn, hiểu sai không đáng có và phần nào giải tỏa những băn khoăn trong cử tri, đồng thời phản bác sự chống phá của các thế lực thù địch, chúng ta cần phải được hiểu cho đúng, nhất quán về chủ trương này. Trước hết cần phải khẳng định rằng Quốc hội chủ trương rút ngắn thời gian là xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chứ không vì bất cứ một áp lực nào. Chúng ta đều biết hiện nay, dịch Covid-19 tuy đã được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp, khó lường. Do đó, việc Quốc hội cố gắng rút ngắn thời gian làm việc cần thiết nhằm tạo điều kiện để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tập trung thời gian, lực lượng làm công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân và phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần hiểu việc rút ngắn thời gian là thể tinh thần, quyết tâm nỗ lực, cố gắng tiết kiệm chi phí, thời gian được bao nhiêu quý bấy nhiêu chứ không phải đặt thành chỉ tiêu cứng nhắc. Nhìn vào thực tế chúng ta thấy chủ trương rút ngắn thời gian kỳ họp là phù hợp, cần thiết và khả thi và rất đáng hoan nghênh. Đây là việc mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, rõ nhất là thể hiện tinh thần vì con người và cho con người, vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam. Mặt khác, đúng như dư luận cử tri băn khoăn, tại kỳ họp lần này ngoài thảo luận, cho ý kiến vào nhiều dự án luật, Quốc hội còn thảo luận và quyết định, giải quyết nhiều vấn đề quan trọng mang lại lợi ích cho nhân dân, lợi ích cho quốc gia, dân tộc. Đặc biệt là bàn thảo và quyết định những nội dung quan trọng liên quan trực tiếp đến sự phát triển của đất nước trong năm 2022 và các năm tiếp theo. Để hoàn thành khối lượng công việc lớn như vậy, lẽ tất nhiên Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội phải làm việc với một cường độ cao hơn theo đúng tinh thần ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: “Rút ngắn thời gian nhưng không vì thế mà làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động”. Thông tin từ Văn phòng Quốc hội cho biết, để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 2 này, các ủy ban của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp, thảo luận và chuẩn bị nội dung rất chu đáo. Cùng với đó trong quá trình tổ chức kỳ họp, Quốc hội tận dụng tối đa thời gian thảo luận tại tổ và tại hội trường; tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thư ký, đổi mới cách thức tổng hợp ý kiến thảo luận và giải trình các vấn đề đặt ra qua thảo luận… Để Quốc hội làm việc hiệu quả nhất, giải quyết từng nội dung hết ít thời gian nhất, việc bảo đảm các báo cáo, tài liệu, cung cấp thông tin để nghiên cứu, đóng góp ý kiến và quyết định các vấn đề cũng được các cơ quan của Quốc hội chuẩn bị rất kỹ. Trước ngày khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội giao nhiệm vụ cho Tổng Thư ký Quốc hội tổng rà soát mọi nội dung của công tác chuẩn bị. Sự phối hợp giữa các cơ quan của Quốc hội, đặc biệt là giữa Đảng đoàn Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng trong công tác chuẩn bị và bảo đảm cho kỳ họp cũng rất chặt chẽ. Không chỉ với Kỳ họp thứ 2 này mà đây cũng là yêu cầu xuyên suốt đối với hoạt động của Quốc hội khóa XV, đặt trong tổng thể về chủ trương tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội đã được xác định tại Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 161/2021/QH14 của Quốc hội. Đây mới là Kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa XV. Phấn đấu rút ngắn thời gian nhưng vẫn bảo đảm chất lương Kỳ họp thứ hai và các kỳ họp sau của Quốc hội là chủ trương được lòng dân. Cử tri cả nước kỳ vọng mỗi đại biểu Quốc hội cần phải tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động, phát huy cao nhất vai trò, trách nhiệm của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, sớm ổn định tình hình để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Bằng lá phiếu đầy trách nhiệm, cử tri đã bầu ra Quốc hội, mong rằng từng đại biểu Quốc hội hãy suy nghĩ thấu đáo về điều ấy để làm việc hết mình, xứng đáng với niềm tin, sự mong đợi của nhân dân và cử tri./.


Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV đã qua 10 ngày làm việc. Cũng giống như những kỳ họp trước đây, trên mạng xã hội lại xuất hiện những tranh luận, bàn tán về chi phí cho các kỳ họp Quốc hội và đây cũng là nội dung mà các thế lực thù địch thường lợi dụng để chống phá Việt Nam.

Tại Kỳ họp thứ hai lần này, Quốc hội đặt ra yêu cầu trong công tác tổ chức là cố gắng rút ngắn thời gian làm việc. Từ yêu cầu này, xuất hiện luồng dư luận cho rằng do áp lực từ cử tri: Quốc hội họp dài tốn tiền dân… nên phải rút ngắn thời gian... Một luồng dư luận khác lại đặt vấn đề, khối lượng công việc tại kỳ họp này rất lớn, vậy mà thời gian rút ngắn liệu có ảnh hưởng đến chất lượng kỳ họp?

Để tránh những suy diễn, hiểu sai không đáng có và phần nào giải tỏa những băn khoăn trong cử tri, đồng thời phản bác sự chống phá của các thế lực thù địch, chúng ta cần phải được hiểu cho đúng, nhất quán về chủ trương này.

Trước hết cần phải khẳng định rằng Quốc hội chủ trương rút ngắn thời gian là xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chứ không vì bất cứ một áp lực nào. Chúng ta đều biết hiện nay, dịch Covid-19 tuy đã được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp, khó lường. Do đó, việc Quốc hội cố gắng rút ngắn thời gian làm việc cần thiết nhằm tạo điều kiện để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tập trung thời gian, lực lượng làm công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân và phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần hiểu việc rút ngắn thời gian là thể tinh thần, quyết tâm nỗ lực, cố gắng tiết kiệm chi phí, thời gian được bao nhiêu quý bấy nhiêu chứ không phải đặt thành chỉ tiêu cứng nhắc. Nhìn vào thực tế chúng ta thấy chủ trương rút ngắn thời gian kỳ họp là phù hợp, cần thiết và khả thi và rất đáng hoan nghênh. Đây là việc mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, rõ nhất là thể hiện tinh thần vì con người và cho con người, vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam.

Mặt khác, đúng như dư luận cử tri băn khoăn, tại kỳ họp lần này ngoài thảo luận, cho ý kiến vào nhiều dự án luật, Quốc hội còn thảo luận và quyết định, giải quyết nhiều vấn đề quan trọng mang lại lợi ích cho nhân dân, lợi ích cho quốc gia, dân tộc. Đặc biệt là bàn thảo và quyết định những nội dung quan trọng liên quan trực tiếp đến sự phát triển của đất nước trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Để hoàn thành khối lượng công việc lớn như vậy, lẽ tất nhiên Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội phải làm việc với một cường độ cao hơn theo đúng tinh thần ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: “Rút ngắn thời gian nhưng không vì thế mà làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động”. Thông tin từ Văn phòng Quốc hội cho biết, để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 2 này, các ủy ban của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp, thảo luận và chuẩn bị nội dung rất chu đáo. Cùng với đó trong quá trình tổ chức kỳ họp, Quốc hội tận dụng tối đa thời gian thảo luận tại tổ và tại hội trường; tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thư ký, đổi mới cách thức tổng hợp ý kiến thảo luận và giải trình các vấn đề đặt ra qua thảo luận…

Để Quốc hội làm việc hiệu quả nhất, giải quyết từng nội dung hết ít thời gian nhất, việc bảo đảm các báo cáo, tài liệu, cung cấp thông tin để nghiên cứu, đóng góp ý kiến và quyết định các vấn đề cũng được các cơ quan của Quốc hội chuẩn bị rất kỹ. Trước ngày khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội giao nhiệm vụ cho Tổng Thư ký Quốc hội tổng rà soát mọi nội dung của công tác chuẩn bị. Sự phối hợp giữa các cơ quan của Quốc hội, đặc biệt là giữa Đảng đoàn Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng trong công tác chuẩn bị và bảo đảm cho kỳ họp cũng rất chặt chẽ.

Không chỉ với Kỳ họp thứ 2 này mà đây cũng là yêu cầu xuyên suốt đối với hoạt động của Quốc hội khóa XV, đặt trong tổng thể về chủ trương tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội đã được xác định tại Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 161/2021/QH14 của Quốc hội.

Đây mới là Kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa XV. Phấn đấu rút ngắn thời gian nhưng vẫn bảo đảm chất lương Kỳ họp thứ hai và các kỳ họp sau của Quốc hội là chủ trương được lòng dân. Cử tri cả nước kỳ vọng mỗi đại biểu Quốc hội cần phải tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động, phát huy cao nhất vai trò, trách nhiệm của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, sớm ổn định tình hình để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Bằng lá phiếu đầy trách nhiệm, cử tri đã bầu ra Quốc hội, mong rằng từng đại biểu Quốc hội hãy suy nghĩ thấu đáo về điều ấy để làm việc hết mình, xứng đáng với niềm tin, sự mong đợi của nhân dân và cử tri./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét