Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

ĐÔI LỜI GỬI ĐẾN GIÁO SƯ TRẦN NGỌC THÊM!


Được biết, tại Hội thảo giáo dục 2021 với chủ đề “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo.” Hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 21/11. Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng khái niệm "trồng người", quan điểm "tiên học lễ, hậu học văn" không còn phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay. Xin có đôi lời trao đổi với anh như sau:

Thứ nhất: Bản thân tôi cho rằng câu khẩu hiệu trên còn nguyên giá trị, không thể bỏ được mà phải tập trung đẩy mạnh việc giáo dục học sinh thực hiện theo khẩu hiệu trên một cách quyết liệt hơn. Chữ Lễ ở đây có nghĩa là, lễ phép, lễ nghi, lễ độ…là nền tảng, là gốc rễ của mỗi con người. “Tiên học lễ” có nghĩa là khi bắt đầu sự học thì phải học những đức tính tốt đẹp của con người, học bản sắc văn hóa của dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, biết kính trên nhường dưới, hiếu thuận mẹ cha và lòng tự tôn dân tộc...Lễ là cái gốc, là rường cột trong ngôi nhà giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo dạy không dạy học sinh về những chuẩn mực đạo đức, luân lý và mục tiêu để phấn đấu, trao dồi, rèn luyện để lớn lên trở thành những con người có lý tưởng, có mục tiêu phấn đấu. Chỉ học văn mà không học lễ thì con ngươi ta ví như đi giữa biển khơi mà không biết bến bờ.

"Hậu học văn": có nghĩa là sau khi giáo dục về đạo đức mới được học về văn hóa, học về tri thức, chiếm lĩnh tri thức, làm chủ tri thức nhân loại, biến thành người giỏi, tiến bộ phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. “Tiên học lễ, hậu học văn” định hướng cho con người ta thấu đáo lễ nghĩa, lễ phép, lễ độ đầu tiên sẽ dễ cảm hóa, dễ tiến tới mức độ thành công một cách dễ dàng trong các mối quan hệ khác hay hiểu vận dụng vào làm việc để đất nước ngày càng giàu mạnh, phát triển…Không nghiễm nhiên mà chữ giáo dục luôn luôn đứng trước chữ đào tạo trong mọi hoàn cảnh. Có tài năng, linh động, sáng tạo nhưng không có mục tiêu, định hướng, lý tưởng để phấn đấu thì cái tài năng ấy không những không có ích cho xã hội mà còn làm băng hoại các giá trị xã hội.

Lịch sử dân tộc ta trải qua gần 5.000 năm, bên cạnh nhân tài làm vẻ vang đất nước cũng có không ít người có tài nhưng không có đức, đi ngược với lợi ích của quốc gia dân tộc, chà đạp lên truyền thống yêu nước thương nòi. Có thể kể đến Trần Ích Tắc, vương tử của nước Việt, kẻ ôm kinh luân đầy một bụng nhưng phản quốc theo giặc và sống vong quốc nô. Trương Vĩnh Ký, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Hoàng Văn Hoan cũng là những người có tài nhưng thất đức, phản bội tổ quốc, rước giặc vào nhà và chém vào tổ quốc những vết chém ngang lưng. Những kẻ đó cũng vì hám danh, hám lợi, mà cái gốc rễ vẫn đề chính là không biết liêm sỉ, trung ,hiếu , tiết, nghĩa.

Nước Việt sẽ đi về đâu khi nguồn cội bị mất, khác nào cái cây chỉ có phần ngọn mà không có phần cội? Vì thế mà Nguyễn Du viết: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài/Có tài mà cậy chi tài/Chữ tai đi với chữ tai một vần.Cụ Hồ dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Để xây dựng Chủ nghĩa Xã hội cần có con người XHCH, và để ươm mầm tài năng cho những chủ nhân tương lai của đất nước; xây dựng CNXH vừa hồng, vừa chuyên thì cần phải có con người đủ đức, đủ tài. Có thế thì người Việt Nam mới mong bước ra thế giới với tâm thế “thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay”!

Thứ Hai: Xin mạn đàm về khái niệm “trồng người”, “Trăm năm trồng người” là một câu nói khá quen thuộc với người Việt. Câu nói này lấy từ kế sách trị nước của một nhân vật thời Xuân Thu, đó là nhà chính trị gia, nhà quân sự và nhà tư tưởng Quản Trọng. Thời ông làm tể tướng nước Tề và giúp nước Tề từ chỗ loạn lạc tranh giành ngôi vị mà trở thành nước hùng mạnh nhất và Tề Hoàn công được tôn lên đứng đầu Ngũ bá. Quản Trọng nói “Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc; thập niên chi kế, mạc như thụ mộc; chung thân chi kế, mạc như thụ nhân”. Nghĩa là Kế cho một năm thì không gì bằng trồng lúa; kế cho mười năm thì không gì bằng trồng cây; kế cho suốt đời thì không gì bằng đào tạo con người.

Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây/vì lợi ích trăm năm trồng người”. Cụ Hồ rất quan tâm đến thế hệ trẻ, coi lớp trẻ là rường cột của quốc gia trong tương lai. Trong Di chúc thiêng liêng để lại cho chúng ta, Bác viết: “Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên”.

Vận dụng tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi công tác đào tạo bồi dưỡng phải đạt cho được mục tiêu giáo dục toàn diện để người học sau khi đào tạo đủ sức phục vụ nhân dân. Xây dựng được những con người và thế hệ có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, CNH, HĐH đất nước, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ - là những người kế thừa xây dựng CNXH vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác.

Từ những lẽ trên, cá nhân tôi nghĩ không thể bỏ những triết lý giáo dục nhân bản, đã gắn liền với bản sắc văn hóa và con người Á Đông như “Tiên học lễ, hậu học văn” và tư tưởng “Trồng người” thưa giáo sư Trần Ngọc Thêm./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét