Gần
đây, các thế lực thù địch vẫn ra sức tuyên truyền, cổ súy cho cái gọi là “đa
nguyên chính trị”, coi đây là “biện pháp cứu cánh” suy cho cùng cho dân chủ,
nhân quyền ở các quốc gia tiến bộ trong đó có Việt Nam. Vậy thực chất “đa
nguyên chính trị” là gì và thực sự trên thế giới có “đa nguyên chính trị”?
“Đa
nguyên chính trị” là một khuynh hướng xã hội học - triết học, tuyệt đối hóa sự
đa dạng đối kháng của các nhóm, đảng phái, tổ chức chính trị khác nhau trong xã
hội. Nó xuất hiện vào đầu thế kỷ XVIII, khi giai cấp tư sản còn là giai cấp
tiến bộ trong đấu tranh chống độc quyền, bảo vệ sự đa dạng và bình đẳng của các
nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, phát triển quyền tự do dân chủ tư sản. Khi
các tổ chức độc quyền xuất hiện, “đa nguyên chính trị” mất dần ý nghĩa ban đầu,
trở thành thủ đoạn để điều chỉnh lợi ích trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các
nhóm, tổ chức độc quyền có lực lượng ngang bằng nhau và là bình phong “dân chủ”
che đậy sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội tư bản.
Khi chủ
nghĩa xã hội xuất hiện, “đa nguyên chính trị” trở thành công cụ tư tưởng để
giai cấp tư sản chống các nhà nước xã hội chủ nghĩa, phong trào công nhân và
các trào lưu tiến bộ trên thế giới bằng việc đòi mở rộng quyền tự do dân chủ vô
chính phủ, chống nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi thực hiện chế độ đa đảng,
nhằm vô hiệu hóa và từng bước đẩy Đảng Cộng sản khỏi vị trí lãnh đạo xã hội,
đòi xây dựng nhà nước pháp quyền tư sản - bề ngoài đại diện cho lợi ích của tất
cả các nhóm, đảng phái đối lập, nhưng thực chất đại diện cho lợi ích của giai
cấp tư sản.
Đề cập đến đến “đa nguyên chính trị” là nói đến hệ thống
chính trị có nhiều cực, có nhiều đảng phái đại biểu cho những lợi ích đối lập
nhau được tự do hoạt động, đó là một chế độ đa đảng. Chế độ đa đảng không phải
là dấu hiệu của dân chủ, chế độ một đảng không phải là nguyên nhân của mất dân
chủ. Cái gốc để bảo đảm dân chủ hay không dân chủ là tư liệu sản xuất nằm trong
tay ai. Dưới chủ nghĩa xã hội tư liệu sản xuất nằm trong tay nhân dân lao động
và họ là người làm chủ xã hội. Dưới chủ nghĩa tư bản tư liệu sản xuất nằm trong
tay một thiểu số nhà tư bản, nền dân chủ đó là quyền làm chủ của một nhóm tư
bản độc quyền. Còn quần chúng nhân dân chỉ là những người bị thống trị.
Chế độ đa đảng trong hệ thống chính trị tư sản chỉ là sự
phân chia quyền lực giữa các phe cánh của một đảng lớn duy nhất là đảng của
những nhà tư bản độc quyền. Không có một nhà nước nào không phải là nhà nước
chuyên chính của một giai cấp. Chỉ có giai cấp tư sản không dám công khai thừa
nhận điều đó mà thôi. Thực chất, chế độ đa đảng ở phương Tây, kể cả nước Mỹ
cũng dựa trên cơ sở nhất nguyên chính trị, vì tất cả các đảng cánh hữu đều nhằm
phục vụ chế độ tư bản, cho giai cấp tư sản. Qua tổng tuyển cử, đảng có đa số
phiếu thì lập chính phủ điều hành công việc, các đảng khác là đối lập, mà chính
các học giả tư sản gọi là đối lập trung thành, nghĩa là không thách thức các
thể chế chủ yếu của chế độ tư bản, chỉ phê phán và phản đối một số chính sách
cụ thể của chính phủ. Rõ ràng, tính nhất nguyên chính trị của nhà nước tư sản
càng khẳng định không bao giờ được lãng quên tính giai cấp của nền dân chủ tư
sản.
Như
vậy, “đa nguyên chính trị” chỉ tồn tại trên lý thuyết, không có thật trong hiện
thực. Các luận điểm cổ súy cho “đa nguyên chính trị” thực chất là đang tung hô
cho “cái trên mây” chứ không phải “cái tồn tại thật”. Đó là điều phi lý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét