* NHỤC 1. Ký HOÀ ƯỚC NHÂM
TUẤT (1858), cúng 3 tỉnh nam bộ cho pháp - "Phan Lâm mãi quốc, triều đình
thí dân" (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước; triều đình bỏ dân
chúng)
- Năm 1858, liên quân
Pháp-Tây Ban Nha đổ bộ và tấn công tại cửa biển Đà Nẵng rồi lần lượt đánh chiếm
các tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Ông Phan Thanh Giản với vai trò là Chánh sứ và Lâm
Duy Hiệp là Phó sứ được cử đi điều đình với Pháp, sau đó đại diện cho triều đình
Tự Đức ký kết hiệp ước hòa bình và hữu nghị Hòa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6
năm 1862 tại Sài Gòn.
Hiệp ước gồm 12 khoản,
theo đó, 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn (Côn Đảo) phải
nhượng cho Pháp (Khoản 3 Hiệp ước); triều đình phải trả cho Pháp và Tây Ban Nha
một khoản bồi thường chiến phí là 4 triệu piastre trong 10 năm, mỗi năm 400.000
đồng (quy ra bạc là 288 nghìn lạng-Khoản 8 hiệp ước); đổi lại, người Pháp sẽ
trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều đình Huế, nhưng kèm theo điều kiện là triều
đình phải có biện pháp chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống lại người Pháp ở các
tỉnh (Khoản 11 hiệp ước). Do hành động này mà dân gian có câu truyền "Phan
Lâm mãi quốc, triều đình thí dân" (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán
nước; triều đình bỏ dân chúng).
Tuy việc thương nghị với
phía Pháp, vua Tự Đức có cho ông tùy nghi tình thế mà định đoạt nhưng về việc
cắt đất, nhà vua có căn dặn Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp ráng sức chuộc lại
3 tỉnh với giá 1.300 vạn lạng, còn nếu phía Pháp đòi cắt đất luôn thì kiên
quyết không nghe, nhưng Phan Thanh Giản đã đồng ý cả việc cắt đất lẫn việc bồi
thường chiến phí. Do đó mà 2 ông khi trở về đã bị quở trách nặng nề.
* Nhục 2. Phan Thanh Giản
hạ lệnh đầu hàng, trao thành, không kháng cự mất 3 tỉnh tiếp theo.
Ngày 20 tháng 6 năm 1867,
Pháp đánh chiếm Vĩnh Long (vốn đã được trao trả triều đình Huế ngày 25 tháng 5
năm 1863), yêu cầu ông gửi mật thư cho thủ thành An Giang và Hà Tiên buông súng
đầu hàng. Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, cho rằng không thể giữ
nổi, nên để tránh đổ máu vô ích, Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành,
không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng. Thế
là chỉ trong 5 ngày (20-24 tháng 6 năm 1867), Pháp chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây
không tốn một viên đạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét