Biển Đông ngày càng được định vị quan trọng hơn trong các chính sách đối ngoại của các nước trên thế giới, là tâm điểm tranh giành quyền lực và tầm ảnh hưởng của các quốc gia trong và ngoài khu vực đặc biệt là các nước lớn. Hơn hai thập kỷ trôi qua, vùng biển này luôn là “chảo lửa” trên bàn cờ chính trị của khu vực. Do đó, các thế lực phản động đã triệt để lợi dụng internet và mạng xã hội để tung ra những thông tin sai sự thật nhằm xuyên tạc, chống phá vấn đề chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Các
thế lực thù địch còn tán phát nhiều tài liệu, bài viết có nội dung xuyên tạc
đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ; chính sách quốc phòng của Việt
Nam và khả năng chiến đấu của Quân đội, gây tâm lý bất an, hoài nghi của một bộ
phận quần chúng do thiếu thông tin, do ngộ nhận; đòi “hợp tác với một nước khác
để giải quyết tình hình”, từ đó đánh vào tâm lý người dân, cho rằng lãnh đạo
Đảng, Nhà nước “vì phe này, phe kia” để chủ quyền biển, đảo bị xâm lấn; đưa ra
luận điệu: khi đất nước chỉ có một đảng thì không có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, từ đó hướng lái tư tưởng đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối
lập.
Lợi
dụng các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch rêu rao rằng Đảng, Nhà nước
Việt Nam “nhu nhược” trong đường lối, chính sách bảo vệ chủ quyền quốc gia trên
biển; hải quân Việt Nam “hèn yếu”, “nhu nhược”...
Mục
đích của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội khi lợi dụng internet và mạng xã
hội để đưa các thông tin tuyên truyền sai sự thật, xuyên tạc về tình hình biển
Đông là nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước,
Quân đội và nhân dân trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Do
đó, các thế lực thù địch đã lợi dụng những diễn biến phức tạp trên Biển Đông để
kích động một bộ phận nhân dân biểu tình, tuần hành gây mất ổn định an ninh
chính trị, trật tự, an toàn xã hội, từ đó tác động tiêu cực tới nhận thức, tư
tưởng, gây tâm lý hoang mang, hoài nghi, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào
sự lãnh đạo của Đảng. Mưu đồ sâu xa của các thế lực là thông qua vấn đề biển,
đảo đểchống phá chế độ, gây chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, thực hiện
“diễn biến hòa bình”; chia rẽ quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước có
liên quan, làm cho Việt Nam rơi vào tình trạng đối đầu, bị cô lập.
Bảo
vệ chủ quyền quốc gia, trong đó có chủ quyền quốc gia trên biển là nhiệm vụ
trọng yếu, thường xuyên trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. “Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”.
“Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,
chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị”
Những
quan điểm trên chính là căn cứ chính trị, pháp lý quan trọng để chúng ta cần
kiên trì, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc vấn
đề chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Mục đích của việc đấu tranh này là làm cho
nhân dân Việt Nam hiểu rõ về lập trường, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về
vấn đề chủ quyền là nhất quán và đều vì lợi ích của dân tộc và nhân dân Việt
Nam; đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng trong
cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay; từ đó góp phần làm cho cộng
đồng quốc tế hiểu rõ về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên khu vực Biển
Đông, qua đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với cuộc đấu
tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Bảo
vệ chủ quyền quốc gia trên biển là tổng thể các hoạt động có tổ chức của cả hệ
thống chính trị và toàn dân, do lực lượng chuyên trách làm nòng cốt, đặt dưới
sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước
nhằm thực thi, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia, chống lại mọi hành
vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia được luật pháp
quốc tế công nhận, được quy định trong luật pháp Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét