Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2022

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA ĐẢNG TA

 


Sau khi Bộ Chính trị họp phiên bất thường ra quyết định cách mọi chức vụ và khai trừ ra khỏi Đảng ông Chu Ngọc Anh nguyên chủ tịch thành phố Hà Nội và Nguyễn Thanh Long nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế về vi phạm các quy của Đảng, Nhà nước về quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng… các thế lực thù địch tăng cường viết tin bài xuyên tạc công tác phòng chống tham nhũng của Đảng ta. Là một người dân Việt Nam tôi thấy những luận điệu của chúng là không chính xác; lợi dụng sơ hở của một số cán bộ đảng viên tha hóa biến chất để xuyện tạc, thổi phồng, nói xấu công tác phòng, chống tham nhũng và công tác cán bộ của Đảng; nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, mưu đồ chống phá Đảng, nhà nước đòi thực hiện tam quyền phân lập, đa nguyên đa đảng, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân Việt Nam.

Tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Tham ô là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công. Để tiện cho việc diễn đạt, từ đây về sau, chúng tôi dùng từ “tham nhũng” để chỉ chung hai loại hành vi có chung mục đích, tính chất gần như nhau.

Tham nhũng xuất hiện từ rất sớm, ngay từ khi có sự phân chia quyền lực và hình thành nhà nước. Hiện nay, tham nhũng là vấn đề mang tính toàn cầu nhưng đồng thời cũng chứa đựng những yếu tố đặc thù gắn với từng quốc gia. Về cơ bản, mỗi quốc gia có những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng riêng. Tham nhũng là vấn đề toàn cầu, diễn ra mọi quốc gia, theo thống kế của tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International) công bố báo cáo năm 2019 về chỉ số tham nhũng, theo đó Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục kể từ năm 1995; hay ở các nước Anh, Đức, Trung Quốc, Nhật bản tình trạng tham nhũng cũng là vấn đề làm đau đầu các nhà chức trách.

Vấn đề phòng chống tham nhũng là vấn đề cấp bách lâu dài, không phải có thể tiến hành trong ngày một ngày hai được. Hiện nay, Đảng nhà nước ta đang chỉ đạo quyết liệt với quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, tạo bước đột phá trong công tác PCTN.  Tập trung làm tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế được tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt, không để oan sai, không bỏ lọt tội phạm; nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kể cả những vụ việc tồn đọng từ nhiều năm trước và các vụ án xảy ra trong ngành, lĩnh vực được cho là “vùng cấm, nhạy cảm” đã được tập trung chỉ đạo điều tra, đi sâu làm rõ bản chất chiếm đoạt, vụ lợi; xử lý nghiêm minh, công khai cả cán bộ cao cấp, cả đương chức và đã nghỉ hưu có vi phạm liên quan các vụ án; khẳng định rõ quyết tâm chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.

Đảng đã quan tâm làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh nhiều sai phạm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy nhà nước, góp phần đắc lực nâng cao hiệu quả công tác PCTN;  xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội, PCTN, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh, từng bước hình thành cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”. Công tác cán bộ, cải cách hành chính, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt kết quả tích cực. Công tác cán bộ có nhiều đổi mới, dân chủ, chặt chẽ, công khai, minh bạch. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, cục bộ, địa phương, “lợi ích nhóm” đã giảm hẳn. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng có nhiều đổi mới, vai trò tích cực của các cơ quan truyền thông, báo chí trong PCTN ngày càng được khẳng định và phát huy. 

Từ năm 2013 đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương đã khởi tố, điều tra 14.300 vụ/24.410 bị can, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ/22.600 bị cáo về tham nhũng, kinh tế, chức vụ. Riêng Ban Chỉ đạo, từ khi thành lập đến nay đã đưa hơn 800 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo ở 3 cấp độ (Cấp độ Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; cấp độ Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; cấp độ tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo xử lý); trong đó, Ban Chỉ đạo trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 133 vụ án, 94 vụ việc, đã xét xử sơ thẩm 86 vụ án/814 bị cáo, với mức án rất nghiêm khắc, nhưng cũng rất nhân văn, có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng. Công tác thu hồi tài sản tham nhũng có nhiều chuyển biến tích cực. 

Công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng trong thời gian qua đã được bạn bè quốc tế đánh giá cao; được nhân dân tin tưởng. Nhưng các thế lực thù địch cố tình không nghe, không nhìn thấy được những thực tết này, ở một nơi nào đó rất xa nghe những thông tin không đầy đủ đưa ra khẳng định cho rằng Đảng ta bao che cho đảng viên tham nhũng, lợi ích nhóm. Tôi còn nhớ bài học thầy bói xem voi “mắt thấy, tai sờ, tai nghe vẫn chưa phải là sự thật” hy vọng người đang xuyên tạc kết quả công tác phòng chống tham nhũng của Đảng hãy nhìn nhận khách quan, tôn trọng nguồn ngốc lịch sử và truyền thống của dân tộc. Thành quả xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong thời gian qua là một hiện thực khách quan được hơn 95 triệu người dân Việt Nam công nhận không thể bôi đen, phủ nhận một cách dễ dàng được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét