Trong ngày 16/3 tại phiên họp thứ 9 của quốc hội Phó
Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành khẳng định, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu,
ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất kinh doanh của người dân, doanh
nghiệp và đặc biệt là một trong những mặt hàng có tác động rất lớn tới các chỉ
tiêu về kinh tế vĩ mô, nhất là kiềm chế lạm phát.
Vì vậy, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định, nghị
định để quản lý mặt hàng quan trọng này. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, hiện có đầy
đủ công cụ pháp lý để quản lý chặt chẽ mặt hàng xăng dầu, bảo đảm cung ứng cho
sản xuất, cho đời sống.
Sản xuất xăng dầu trong tháng 2 khoảng 900.000 tấn và
nhập khẩu khoảng 900.000 tấn, như vậy, chúng ta có khoảng 3 triệu tấn xăng dầu.
Trong khi đó, nhu cầu xăng dầu một tháng khoảng 1,8 triệu tấn. Vậy nên hiện
chúng ta chưa tự chủ được nguồn cung xăng dầu mà vẫn còn phụ thuộc vào nhập
khẩu.
Về vấn đề điều hành giá xăng dầu, Phó Thủ tướng nêu
rõ, bảo đảm theo cơ chế thị trường nhưng có sự kiểm soát, không để mặt hàng
xăng dầu ảnh hưởng tới sản xuất, kinh tế vĩ mô. Với tinh thần đó, Chính phủ đã
thực hiện một loạt giải pháp như sử dụng Quỹ bình ổn giá, đã có nghị quyết báo
cáo cấp có thẩm quyền để giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu. Bên cạnh đó,
nếu giá xăng dầu còn tiếp tục tăng thì có cơ chế, chính sách hỗ trợ các đối
tượng để bảo đảm sao cho sản xuất ổn định, giá cả ổn định.
Về việc giá cả theo các chuyên gia phân tích việc giá
xăng dầu tăng có tác động bất lợi đến nền kinh tế, với tính toán của một số
chuyên gia, nếu giá xăng dầu tăng 10% thì sẽ làm cho GDP giảm 0,5%; tổng chi
phí của nền kinh tế sẽ tăng 0,35%; về lạm phát biểu hiện là chỉ số giá tiêu
dùng thì sẽ tăng kép từ 0,6-0,7%.
Đối với những ngành sử dụng nhiều xăng dầu như ngành
vận tải, nếu giá xăng dầu tăng 10% thì cước vận tải sẽ tăng từ 3-4%; người tiêu
dùng không chỉ chịu tác động từ việc tăng thêm giá xăng 10% mà còn chịu tác
động kép do giá cả hàng hóa tăng bởi giá xăng dầu tác động vào.
Vì vậy việc giá xăng dầu tăng cao hoàn
toàn phụ thuộc vào giá thế giới, các loại thuế phí về xăng dầu đều được áp dụng
ở tất cả các quốc gia. Vậy nên nếu việc tăng giá xăng ảnh hưởng lớn đến nền
kinh tế như vậy chắn chắn sẽ không có chuyện lợi ích nhóm, hay bốc lột dân như
một số tổ chức chống phá xuyên tạc. Mọi người khi tiếp nhận thông tin cần tìm
hiểu một cách kỹ càng và sáng suốt.
Dưới tác động lớn của giá xăng đến nền
kinh tế Thường vụ Quốc hội luôn đề ra các giải pháp nhằm bình ổn giá xăng như
giảm thuế bảo vệ môi trường hay giảm phí bình ổn giá xăng dầu nhằm giảm tối đa
biên độ tăng, tránh gây ảnh hưởng đến nhân dân và kinh tế vĩ mô của đất nước./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét