Mặc dù Tư lệnh vùng 1 chiến thuật Ngô Quang
Trưởng cùng các tướng lĩnh bỏ chạy về Sài Gòn, hệ thống phòng thủ ở Đà Nẵng đã
trở nên rệu rã, nhưng nhiều đơn vị quân đội Việt Nam cộng hòa vẫn còn kháng cự
quyết liệt. Thực hiện chiến dịch giải phóng Đà Nẵng, từ ngày 26-3, trên các
hướng, Quân giải phóng bắt đầu tiến công các vị trí phòng thủ vòng ngoài của
địch, mở đường tiến vào thành phố. Ở hướng Bắc, Quân đoàn 2 đánh chiếm Phước
Tường, Lăng Cô, đèo Hải Vân, kho xăng Liên Chiểu, tiến vào trung tâm thành phố.
Ở hướng Nam, các đơn vị chủ lực Quân khu 5 và lực lượng vũ trang Quảng Đà pháo
kích chặn các cửa biển, đánh chiếm quận lỵ Duy Xuyên, Vĩnh Điện, thị xã Hội An,
sân bay Nước Mặn, bán đảo Sơn Trà, căn cứ Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 ngụy, sân bay
Đà Nẵng, tiến vào cắm cờ trên nóc Tòa thị chính thành phố. Nhân dân nổi dậy
giành quyền làm chủ khắp nơi. Đến 15 giờ ngày 29-3-1975, Quân giải phóng làm
chủ căn cứ quân sự liên hợp Đà Nẵng và bán đảo Sơn Trà, giải phóng hoàn toàn
thành phố Đà Nẵng và toàn tỉnh Quảng Đà.
Kết quả, Quân giải phóng loại khỏi vòng chiến
đấu toàn bộ lực lượng còn lại của Quân đoàn 1 - Quân khu 1 ngụy, thu khối lượng
lớn vũ khí, phương tiện chiến tranh gồm 129 máy bay, 80 xe tăng - thiết giáp,
47 tàu xuồng, 216 khẩu pháo, 184 xe vận tải cùng toàn bộ kho tàng đạn dược,
lương thực, thực phẩm. Thắng lợi của chiến dịch đã đẩy quân đội ngụy quyền Sài
Gòn vào thế bế tắc cả về chiến thuật lẫn chiến lược, góp phần làm thay đổi căn
bản so sánh lực lượng, tạo bước phát triển nhảy vọt về cục diện chiến tranh có
lợi cho ta!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét