Thứ Năm, 24 tháng 3, 2022

“VI PHẠM TỰ DO TÔN GIÁO” – LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC THƯỜNG XUYÊN CỦA CÁC TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG

 

Thời gian gần đây, trên các trang  mạng xã hội của các tổ chức phản động,  nhất là tổ chức khủng bố “Việt Tân” đã đăng tải nhiều thông tin có nội dung xuyên tạc tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Chúng tiếp tục sử dụng các luận điệu vu khống, xuyên tác như “Đảng, Nhà nước Việt Nam bóp nghẹt tự do báo chí”, “không có tự do báo chí ở Việt Nam”. Đây là những luận điệu rất phản động, nhằm gây nhiễu thông tin, vu khống, xuyên tạc trắng trợn quyền tự do thông tin, báo chí của công dân Việt Nam.

Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần tỉnh táo, nhận diện và kiên quyết đấu tranh làm thất bại những luận điệu xuyên tạc đó, nhằm bảo đảm quyền tự do thông tin của mỗi người và khẳng định tính cách mạng, khoa học của nền báo chí cách mạng Việt Nam trong 96 năm qua.

Trở lại lịch sử, báo chí cách mạng Việt Nam ra đời được đánh dấu bằng sự kiện lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập “Báo Thanh niên” ngày 21/6/1925. Báo Thanh niên là tiếng nói của tổ chức “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội”, đã góp phần giương cao ngọn cơ cách mạng Việt Nam, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của dân tộc Việt Nam theo con đường của Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” ngay từ năm 1930. Trải qua 96 năm, báo chí cách mạng Việt Nam đã góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, quyền tự do báo chí đã được hiến định rõ tại Điều 25 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do phá luật quy định”(1). 

Trước sự xuyên tạc trắng trợn của các thế lực thù địch, chúng ta càng phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí và bảo đảm quyền thông tin của mọi công dân trước pháp luật. Mỗi cá nhân cần tiếp tục nghiên cứu, nắm chắc luật báo chí, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mỗi công dân; trên cơ sở đó, quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trên lĩnh vực thông tin, báo chí, phát ngôn bảo đảm đúng pháp luật. Đồng thời, nâng cao cảnh giác cách mạng, nhận diện và kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lợi dụng vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí để xuyên tạc, vu khống trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền ở nước ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét