Đó là lợi
dụng tình hình chính trị khu vực và thế giới biến động phức tạp thì các
thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội, bất mãn chống đối lại “thừa nước
đục thả câu”, “bới lông tìm vết”, tung ra những luận điệu phản tuyên truyền… nhằm
chống phá sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Chiêu bài đó, đã và đang được
thực hiện lại trong những ngày qua, khi chính trường thế giới liên tục dậy sóng
trước những căng thẳng leo thang xoay quanh quan hệ giữa Nga và Ukraine mà điểm
nút là khi Tổng thống Nga Putin phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine
(24/02/2022).
Trên các trang mạng, diễn đàn, tài khoản mạng xã hội
của các tổ chức, cá nhân thù địch, chống đối liên tục đăng tải tin, bài có nội
dung phê phán, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Việt Nam trong
quan điểm, cách nhìn nhận, ứng xử trước các vấn đề liên quan đến xung đột giữa
Nga và Ukraine… từ đó hướng dư luận trong và ngoài nước hiểu sai lệch về Việt
Nam.
Ở phương diện khác, từ những ý kiến, lời bình của các
chuyên gia, nhà nghiên cứu Việt Nam về tình hình chiến sự tại Ukraine trên các
phương tiện truyền thông đại chúng, các đối tượng đã “cắt xén”, “thêm thắt”, bịa
đặt, làm sai lệch thông tin để quy kết cho phần lớn lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt
Nam ủng hộ Nga, chính quyền Putin cũng như cuộc chiến tranh “xâm lược Ukraine”…
Các
luận điệu này cũng đều nhuốm màu “lệch lạc”, “sai trái”, “thù địch”, nhằm công
kích vào quan điểm, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và Nhân
dân Việt Nam; tác động tiêu cực đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam với Nga,
Ukraine và cộng đồng quốc tế nhằm phục vụ cho ý đồ trước mắt và lâu dài.
Để thấy rõ được tính chất sai trái, xuyên tạc trong
luận điệu, đồng thời chủ động trong nhận diện, phòng ngừa và đấu tranh có hiệu
quả, thiết nghĩ, cần công tâm, khách quan, thấu đáo trong nhìn nhận, xem xét từ
thực tiễn công tác đối ngoại của Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản
lý của Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ nói chung cũng như trước những bất ổn
về chính trị xảy ra tại Ukraine thời gian qua ở mấy vấn đề sau:
- Đầu tiên, phải khẳng định rằng Việt Nam là quốc gia
yêu chuộng và luôn đề cao hòa bình, hòa hợp dân tộc.
- Cùng với việc kêu gọi kiềm chế, giảm xung đột leo
thang, Đảng, Nhà nước ta bày tỏ mong muốn Nga và Ukraine nhanh chóng chấm dứt
việc dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực, thay vào đó là những cái bắt tay, những
vòng đàm phán, những phiên đối thoại, những thỏa thuận, hòa giải nhằm tìm kiếm
những giải pháp căn cơ, lâu dài cho các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa
bình.
- Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ phát
ngôn và hành động nào đề cập đến việc ủng hộ việc sử dụng vũ lực để giải quyết
vấn đề xung đột giữa Nga và Ukraine và Việt Nam cũng không “thiên vị” hay đứng
về bất kỳ một bên nào xoay quanh xung đột giữa Nga và Ukraine.
- Hơn thế nữa, trên con đường hội nhập và phát triển,
Việt Nam đã và đang đẩy mạnh thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa
các quan hệ đối ngoại trên tinh thần Nhân dân Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối
tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm với tất cả các nước trong
cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Nga và Ukraine.
- Thêm một điều không thể phủ nhận đó là, Việt Nam -
một trong những quốc gia đóng góp nhiều sáng kiến hòa bình cho khu vực cũng như
thế giới, luôn tích cực tham gia đấu tranh cho hòa bình nhân loại. Trong ngày
thứ 2 của phiên họp đặc biệt do Đại hội đồng Liên Hiệp quốc tổ chức về tình
hình Ukraine, đại diện Việt Nam khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về
giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng
luật pháp quốc tế và hiến chương Liên Hiệp quốc; đồng thời bày tỏ sự quan ngại
sâu sắc và kêu gọi kiềm chế, chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực, nối lại đối
thoại và tìm kiếm giải pháp lâu dài. Cùng với đó, Việt Nam cũng đã tích cực kêu
gọi và đề nghị cộng đồng quốc tế thúc đẩy viện trợ nhân đạo cho dân thường, đảm
bảo an ninh an toàn của người dân cũng như các cơ sở hạ tầng thiết yếu theo luật
nhân đạo quốc tế.
Từ những vấn đề
trên, có thể khẳng định rằng, tinh thần hòa bình, hữu nghị, nhân văn, thận thiện,
trọng lẽ phải, công lý và chính nghĩa trong chính sách ngoại giao của Việt Nam
nói chung, đặc biệt là đối với xung đột giữa Nga và Ukraine thời gian qua,
không đơn thuần là sự tiến bộ, cách mạng của chính sách, chủ trương, mà tinh thần
ấy đã trở thành một trong những nét đẹp của bản sắc Việt, là tinh hoa, là hồn cốt
của dân tộc Việt Nam. Tinh thần ấy, chính sách ấy, quan điểm ấy vừa cứng rắn vừa
mềm dẻo; vừa tuân thủ nguyên tắc, định hướng vừa linh hoạt, uyển chuyển; hội tụ
đầy đủ, toàn diện, phù hợp với các quy luật của lịch sử, hiện tại và tương lai,
đảm bảo lợi ích tối thượng của quốc gia, dân tộc, góp phần khẳng định và nâng tầm
Việt Nam trên trường quốc tế. Và như vậy, thêm một lần nữa, chính sách ấy lại
chứng minh được giá trị của mình và quan trọng là nó đã góp phần đập tan những
âm mưu, ý đồ, chiêu trò chống phá sự nghiệp cách mạng nước nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét