“Một cuộc chiến
tranh gây tranh cãi”
Dưới tiêu đề “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam -
một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”, mạng “Tianya.cn” ngày 6/4/2012 đã cho đăng
bài của tác giả “Tây Hồ kiếm khách”. Tác giả tự xưng là một cựu binh đã tham
gia cuộc chiến tranh 17/2 này viết: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam
là một cuộc chiến có vấn đề nghiêm trọng về cả hoạch định lẫn chỉ huy, cần phải
nhìn nhận lại…Cuộc chiến đó thương vong quá nhiều.
Quân đội ta (tức Trung Quốc) không thể
hiện được ưu thế về trang bị và chiến thuật; hệ thống hậu cần và tiếp tế hỗn
loạn, thiếu sự hiệp đồng giữa bộ binh – xe tăng và mặt đất-trên không, không
quân và tên lửa chiến lược không tham chiến; vũ khí nhẹ quân lính sử dụng quá
cũ, không thực hiện được áp chế hỏa lực…
Sĩ quan chỉ huy chiến trường hầu như không biết tác chiến
hiệp đồng binh chủng, bộ thống soái cao nhất thì chiến lược hỗn loạn; chiến
tranh không đạt được mục đích “trừng phạt Việt Nam, phá hủy tiềm lực và tài
nguyên, sát thương quân chủ lực và chiến lược quân sự”, cũng không đạt mục tiêu
chiến lược chính trị “làm Việt Nam tan rã, giúp chính phủ mới thân Hoa lên cầm
quyền”. Tuy nhiên mục tiêu chính trị quan trọng trong nước là giải quyết vấn đề
quyền chỉ huy quân đội thì đã được giải quyết thuận lợi”.
Tác giả nêu lên “11 vấn đề bên trong cuộc chiến tranh cần
được làm sáng tỏ”. Trong đó có một số vấn đề quan trọng sau:
“1. Về nguyên nhân gây chiến tranh, đến nay vẫn chưa được
giải thích công khai, chính thức và khiến người ta tin phục. Thậm chí Trương
Thắng, Cục trưởng Cục Tác chiến (con trai nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Trương Ái
Bình) cũng thừa nhận trong hai cuốn sách của ông “Đi ra từ chiến tranh” và “Đặc
công cuối cùng náu mình ở Đại lục”: về nguyên nhân của cuộc chiến tranh ấy, ngay
Bộ trưởng Quốc phòng khi đó cũng không rõ vì sao ta phải tiến hành”.
2. Mục đích chiến lược cơ bản không đạt được.
3. Trang bị tiên tiến xếp xó. Khi đó ta có các trang bị
hiện đại máy bay, xe tăng, tên lửa, nhưng do những người chỉ huy không biết tác
chiến hiệp đồng nên các trang bị đó thành đồ bỏ. Vốn ra một chiếc máy bay có
thể giải quyết được vấn đề phong tỏa, nhưng phải dùng đến cả binh đoàn, đi
ngược lại quan niệm giá trị trong chiến tranh.
4. Tấn công không có bài bản. Vừa khai chiến, bộ đội đã ào
ạt kéo vào. Khi tôi (tác giả) ở điểm cao 796, nhìn xa nhìn gần, khắp mặt đất
toàn là lính ta. Khi đó tôi đã phẫn nộ nói với Tham mưu trưởng: “Vào trong xóm
tìm một đứa trẻ cũng không chỉ huy tồi như thế”. Một quả pháo, một loạt đạn của
đối phương cũng quét sạch cả một mảng lớn lính ta.
5. Hiện tượng tự thương trên chiến trường liên tiếp xảy ra.
Để lẩn tránh chiến tranh, một số binh lính sau khi vượt biên đi xâm lược nước
người khác đã tự bắn vào chân mình.
6. Tiêu chuẩn chế độ cho lính bị thương quá lạc hậu. Sau
khi bị thương, tôi được cấp 15 tệ, tương đương với thời kháng Nhật. Năm 2010,
sau 31 năm, tôi nhận được 300 tệ tiền trợ cấp thương tật, bình quân 30 tệ/năm.
Tiền tuất cho lính tử trận chỉ tương đương giá một con lợn: 300 tệ….”.
“Một cuộc chiến thảm
bại”
Để tiến hành cuộc chiến tranh 17/2/1979, Trung Quốc đã
chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động một lực lượng khổng lồ gồm những quân đoàn chủ lực
tinh nhuệ, được coi là thiện chiến nhất khi đó. Theo tiết lộ chính thức trên
báo chí gần đây thì việc tiến hành cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ
chống Việt Nam” được quyết định tại Hội nghị Quân ủy Trung ương ngày 7/12/1978
và mệnh lệnh được ban hành vào ngày 8/12.
Theo Nhân dân Nhật báo, cánh quân phía Quảng Tây do Hứa Thế
Hữu gồm các quân đoàn 41, 42, 43, 54, 55 và 50 (thiếu sư 149); cánh phía Vân
Nam do Dương Đắc Chí chỉ huy gồm các quân đoàn 11, 13, 14 và sư 149/quân đoàn
50 và lực lượng biên phòng, dân binh với tổng số quân hơn 500 ngàn, số tràn qua
biên giới là 202 ngàn.
Chỉ kéo dài 1 tháng (Trung Quốc tính từ 17/2 đến
16/3/1979), nhưng tổng cộng đã tiêu hao mất 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn
tấn đạn, 55 triệu viên đạn nhọn, 268 xe quân sự (48 xe tăng) bị phá hủy, hư
hỏng; bị chết 8.531 người, bị thương hơn 23.000, bị bắt làm tù binh 238, bình
quân mỗi ngày có 1 trung đoàn bị loại khỏi vòng chiến.
Thương vong lớn ngoài dự đoán là một trong những nguyên
nhân khiến Trung Quốc phải kết thúc sớm cuộc chiến. Trong 2 ngày đầu, Trung
Quốc đã mất hơn 4.000 quân, đến mức quân y không kịp trở tay, nhiều người bị thương
chết cho mất máu vì không được cấp cứu.
Theo tài liệu nội bộ của Trung Quốc mới được công bố: bước
vào giai đoạn tác chiến giằng co, tỷ lệ thương vong rất cao, thường là 90% đối
với các đại đội xung kích, những đại đội này khi rút quân chỉ còn hơn chục
người sống sót, mỗi tiểu đội chỉ còn 1-2 người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét