Những ngày gần đây, lợi dụng sự kiện 43 năm
chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, các đối tượng cơ hội chính trị, phản
động tán phát niều bài viết trên các trang mạng xã hội. Điển hình là ngày
17/02/2022, trên trang blog Việt Tân, đối tượng Lý Thái Hùng tán phát bài “Nhìn
lại trận chiến biên giới phía Bắc 1979”; ngày 19/02/2022, trên trang facebook
Chân Trời Mới Media, đối tượng Mạc Lâm tán phát bài “Tại sao phải nhớ?”; ngày
19/02/2022, trên trang blog Đài Châu Á Tự Do (RFA) đối tượng Tuấn Khanh tán
phát bài “Tại sao Hà Nội không cho dạy lịch sử về chiến tranh 1979”… Nội dung
mà các đội tượng đề cập chính là xuyên tạc cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc,
chúng cho rằng “chiến tranh chỉ là hệ quả của xung đột quyền lực”; bôi nhọ, nói
xấu mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc, yêu cầu “đưa nội dung cuộc
chiến tranh” vào giảng dạy.
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, mối quan hệ
Việt – Trung là mối quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, độc lập, tự
chủ, bình đẳng, cùng có lợi. Mối quan hệ ấy, do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch
Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo tiền bối của hai nước đặt nền móng và dày
công vun đắp. Đó, là tài sản quý báu được hai nước gìn giữ, kế thừa và phát
triển. Đặc biệt, từ sau khi Việt – Trung bình thường hóa quan hệ từ tháng 11
năm 1991, thành tựu lớn nhất, nổi bật nhất là hai nước đã không ngừng củng cố,
phát triển quan hệ chính trị, ngoại giao. Có thể nói rằng, hiếm có quan hệ nào
phát triển nhanh chóng như quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thông
qua các chuyến thăm hữu nghị, các cuộc hội đàm song phương, các cuộc gặp gỡ tại
các diễn đàn thế giới, khu vực… Hai nước Việt – Trung đã định ra khuôn khổ hợp
tác, từ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới
tương lai” đến “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” và cuối
cùng là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Một trong những bằng chứng nổi
bật về thành tựu trong quan hệ chính trị – ngoại giao, Việt – Trung là hai nước
đã giải quyết được hai trong ba vấn đề bất đồng quan trọng liên quan đến biên
giới – lãnh thổ: Ký kết Hiệp định biên giới trên đất liền vào năm 1999 và đã
hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên đất liền (năm 2008); ký Hiệp định
phân định Vịnh Bắc Bộ (năm 2000); ký Hiệp định Hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ
(năm 2004)… năm 2018, hai nước đã kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác hợp
tác chiến lược toàn diện Việt – Trung, quan hệ song phương duy trì đà phát
triển tích cực, hai bên duy trì gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao.
Quan hệ kinh tế, thương mại Việt – Trung theo
đó cũng có sự phát triển vượt bậc. Với hơn 50 hiệp định hợp tác kinh tế hoặc có
liên quan đến kinh tế và khá nhiều thỏa thuận cấp nhà nước, Trung Hoa trở thành
một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Cùng với những
phát triển vượt bậc trong quan hệ kinh tế, các hoạt động trên lĩnh vực quân
sự, văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ và du lịch cũng diễn ra không kém
phần sôi động. Sự hợp tác, giao lưu quân sự, văn hóa cũng góp phần đắc lực để
hai dân tộc Việt – Trung thấu hiểu nhau hơn, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ chính
trị, kinh tế, ngoại giao, là cầu nối vững chắc cho các mối quan hệ khác không
ngừng nâng cao cả về chất và lượng.
Những thành quả tốt đẹp của mối quan hệ hợp
tác Việt – Trung là bằng chứng rõ ràng nhất bác bỏ chiêu trò bịa đặt, xuyên tạc
sự thật của các thế lực thù địch. Là những người Việt Nam yêu nước, chúng ta
phải giữ gìn, phát triển mối quan hệ tốt đẹp Việt – Trung kiên quyết đấu tranh
phản bác những luận điệu sai trái, phản động của các thế lực thù địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét