Thời gian qua, trước tình hình
hết sức phức tạp từ chiến sự Nga - Ucraina. Những chuyển biến của cụ c diện thế
giới và khu vực tác động nhiều mặt tới Việt Nam. Nhiệm vụ đối ngoại do đó cũng
càng trở nên quan trọng và nặng nề, vừa nhằm thích ứng và ứng phó với bối cảnh
thế giới và khu vực biến động mạnh, vừa phục vụ những mục tiêu phát triển chiến
lược của đất nước giai đoạn tới. Chúng ta cần nắm chắc những quan điểm, chủ
trương của Đảng về công tác đối ngoại để có cách nhìn đúng đắn và toàn diện,
Tránh để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, kích động.
Việt Nam cần tiếp tục kiên trì
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát
triển, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng.
Đây là nội dung hết sức quan trọng, xuyên suốt trong đường lối đối ngoại của
Đảng thời kỳ đổi mới. Độc lập, tự chủ vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng của đối
ngoại Việt Nam. Chỉ có độc lập, tự chủ, chúng ta mới có thể hội nhập quốc tế
thành công, phát huy đầy đủ thế mạnh, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, xử lý
được các mối quan hệ quốc tế phức tạp trong môi trường đầy bất định, khó lường
với nhiều cơ hội và thách thức đan xen như hiện nay. Chúng ta cần nắm chắc
những vấn đề cốt lõi từ tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng:
Bảo đảm
cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến
chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.
Chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế;
thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả vì lợi ích
quốc gia - dân tộc, bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia.
Tư duy về đối ngoại song
phương và đa phương có những bước phát triển mới. Về song phương, chúng ta
cần tiếp tục đưa các mối quan hệ đối ngoại song phương đi vào chiều sâu,
đồng thời cần “tạo thế đan xen lợi ích” và “tăng độ tin cậy”. Đối ngoại đa
phương cần “Chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam
trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế
quốc tế” và “trong những vấn đề, các cơ chế quan trọng, có tầm chiến lược đối
với lợi ích Việt Nam, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể”.
Về an ninh quốc gia, văn kiện
nêu rõ “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can
thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị đất
nước”. Về bảo vệ chủ quyền, biển đảo: “Tiếp tục thúc đẩy giải quyết các vấn đề
trên biển, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên cơ sở luật pháp quốc tế,
nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Củng cố đường biên
giới hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển; giải quyết các vấn đề còn tồn
tại liên quan đến đường biên giới trên bộ với các nước láng giềng”. Đối ngoại
cũng phải “Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược về đối
ngoại, không để bị động, bất ngờ”. “Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại
với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét