Ngày 17/02/2022, trên trang blog Việt Nam thời báo, đối tượng Lý
Thái Hùng tán phát bài “Nhìn lại trận chiến biên giới phía Bắc 1979”, nội dung
xuyên tạc cuộc chiến tranh trên, cho rằng ‘chiến tranh chỉ là hệ quả của cuộc
xung đột quyền lực”; bôi nhọ, nói xấu mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Trung
Quốc; yêu cầu “đưa cuộc chiến tranh” vào giảng dạy.
Trước luận điệu trên, mỗi người dân Việt Nam cần hiểu và nắm chắc
lịch sử dân tộc để có cái nhìn đúng đắn nhất. Thực tế lịch sự vào ngày
17/02/1979, Trung Quốc bất ngờ tung hơn 60 vạn quân nổ súng xâm lược Việt Nam
trên toàn tuyến biên giới phía bắc, nhưng đã phải rút quân sau hơn một tháng
gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân ta, chịu nhiều tổn thất nặng nề.
Cuộc chiến đấu bảo
vệ biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam diễn ra trong vòng khoảng một tháng
(từ 17/2-18/3/1979) nhưng có ý nghĩa thắng lợi rất to lớn, thể hiện ở một số
khía cạnh cơ bản:
Cuộc chiến đấu này
thêm một lần nữa khẳng định ý chí, sức mạnh bền bỉ của nhân dân Việt Nam quyết
tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ Tổ quốc, bởi Việt Nam lúc này vừa kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ
chưa lâu (1975), vừa kết thúc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và đang làm
nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot,
thực hiện công cuộc hồi sinh đất nước, kinh tế lại đang gặp rất nhiều khó khăn
do cấm vận của Mỹ...
Cuộc chiến đấu bảo
vệ biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam góp phần khẳng định đường lối chính
trị, quân sự đúng đắn, sự chỉ đạo chiến lược tài tình, sắc bén của Bộ Chính
trị, Quân ủy Trung ương Việt Nam, nhất là trong việc nắm bắt tình hình, đánh
giá đúng khả năng hành động của đối phương, trên cơ sở đó kịp thời chỉ đạo, chỉ
huy các lực lượng vũ trang và nhân dân chuẩn bị các mặt sẵn sàng đối phó; tăng
cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo dựng thế trận chiến tranh nhân
dân vững chắc.
Qua thực tiễn điều
hành, chỉ đạo chiến tranh, Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn khẳng
định về quyền tự vệ chính đáng của mình, kiên quyết đánh trả mọi cuộc tiến công
xâm phạm chủ quyền, nhưng đồng thời cũng luôn thể hiện rõ lòng bao dung, khát
vọng hòa bình, mong muốn chấm dứt xung đột để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa
hai dân tộc Việt Nam-Trung Quốc, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định
trong khu vực cũng như trên thế giới.
Từ những vấn đề trên, chúng ta cần khẳng định:
Lịch sử mách bảo chúng ta muốn giữ được hòa bình, ổn định, giữ được độc lập tự
chủ thì điều quan trọng nhất là giữ được lòng dân. Trên dưới một lòng, có được
sự đoàn kết dân tộc thì chắc chắn không có kẻ xâm lược nào dám dại dột động đến
chúng ta cả. Lịch sử VN đã cho thấy những lần mất nước đều bắt đầu từ việc
chính quyền mất dân. Năm 179 trước CN An Dương Vương để mất nước là do mất dân.
Một ông vua đứng đầu quốc gia mà tin vào kẻ thù thì chuyện mất nước là không
thể tránh khỏi. Năm 1406, nhà Hồ mất nước cũng vì đã mất dân. Đến mức độ nhà
Minh truy bắt cha con Hồ Quý Ly thì chính những người trong nước đã chỉ điểm
cho quân Minh. Năm 1788 Lê Chiêu Thống sang cầu viện Mãn Thanh đưa 20 vạn quân
sang giày xéo quê cha đất tổ cũng là ông vua đã mất dân. Đó là bài học muôn đời
để bảo vệ chủ quyền quốc gia./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét