Dự trữ đạn SAM-2 của Hà Nội
Chi tiết đáng chú ý là lượng dự trữ đạn S75 tại Hà Nội, Hải Phòng
trước chiến dịch 12 ngày đêm, đoạn ấy như sau “Trước khi vào chiến dịch, lực
lượng dự trữ của ta rất mỏng. Bao nhiêu khí tài mới dồn cho chiến trường miền
Nam. Ngoài một số khí tài đang sửa chữa, trong kho chỉ còn 2,5 bộ ăngten. Lực
lượng kỹ thuật cũng đưa vào phía Nam hết. Về đạn tên lửa, ta còn 1.090 quả đạn
tốt trong số hơn 1.450 quả, trữ ở kho quân chủng và các đơn vị tên lửa. Đúng
thời gian ấy, chúng tôi được lệnh đưa vào chiến trường 500 quả đạn, nhưng đưa được
410 quả thì dừng lại. Thế là đạn ở ngoài Bắc còn có hơn 600 quả”. Tức là nếu Mỹ
đánh Hà Nội thì trong kho của Hà Nội khi đó còn hơn 600 quả đạn SAM 2 chất
lượng rất tốt và 360 quả đạn quá date nhưng "còn xài được" (1450 -
1090), số 360 quả đạn này vốn đã được "hồi sinh" bằng quy trình
"lắp ráp ngược" (tức rút hết nhiên liệu, sấy khô buồng đốt, cho vào
thùng chứa tiêu chuẩn, cặp chì lại như mới và bảo quản lạnh, làm cách này, tuổi
trọ các quả đạn được kéo dài thêm 48 tháng, tức khoảng 4 năm).
Hà Nội và Hải Phòng đã bắn bao nhiêu quả đạn trong 12 ngày đêm
Theo ước tính của Hoa Kỳ, Việt Nam đã phóng hơn 1.000 tên lửa sau
12 ngày đêm. Nghĩa là theo Mỹ ước tính thì lượng đạn tên lửa của Quân đội Nhân
dân Việt Nam đã sắp cạn kiệt, vì vậy có những ý kiến cho rằng nếu Hoa Kỳ kiên
trì đánh phá thêm vài ngày thì có thể đã giành được chiến thắng. Tuy nhiên theo
thống kê của Quân đội Nhân dân Việt Nam, thực ra trong toàn chiến dịch họ chỉ
phóng 334 đạn tên lửa SA-2 (bao gồm 241 tên lửa phóng ở Hà Nội), bằng 60% dự trữ
số đạn tốt của Hà Nội, Hải Phòng. Việc Hoa Kỳ ước tính sai số tên lửa đã phóng
(cao gấp 3 lần thực tế) là do chiến thuật bắn "tên lửa giả" của Việt
Nam (tên lửa vẫn nằm trên bệ phóng nhưng lại phát sóng điều khiển tên lửa ra
ngoài để làm đội hình F-4 bảo vệ B-52 của Mỹ tưởng bị nhắm bắn, phải tìm cách
né tránh làm rối loạn đội hình). Mặt khác, trong 12 ngày đêm, quân đội Việt Nam
cũng phục hồi được hơn 300 tên lửa cũ để tái sử dụng, như vậy thực ra kho tên
lửa dự trữ của Việt Nam chỉ sụt đi khoảng 6% (khoảng 30 quả).
Tuy dự trữ tên lửa trong kho còn nhiều, nhưng SA-2 là tên lửa
phòng không thế hệ đầu, muốn sử dụng thì phải lắp ráp lại và bơm nhiên liệu.
Đến ngày 24/12, một số đơn vị bị thiếu đạn trên bệ phóng do cục kỹ thuật không
lắp ráp kịp. Tận dụng ngày nghỉ Noel (25/12), Việt Nam đã lắp ráp được hàng
trăm quả tên lửa, nên từ ngày 26/12, tình trạng thiếu đạn trên bệ phóng đã được
khắc phục. Số lượng đạn tên lửa mà các trung đoàn tên lửa phòng không quanh Hà
Nội và Hải Phòng đang có đã lên đến hàng trăm quả. Tại mỗi tiểu đoàn kỹ thuật
đã có dự trữ hơn 60 quả đạn chưa lắp ráp. Đến đêm 29 tháng 12, các đơn vị tên
lửa phòng không Hà Nội được lệnh bắn không hạn chế số lượng đạn tên lửa, không
có chuyện bị thiếu tên lửa vào cuối chiến dịch.
Cùng với đạn tên lửa, Việt Nam đã sử dụng 2.036 viên đạn pháo
100mm, 15.669 viên đạn 57mm, 19.454 viên đạn 37mm, 1.147 viên đạn 14.5mm đã
được bắn, chiếm 66% lượng dự trữ của Hà Nội và Hải Phòng.
Như vậy, nếu tiếp tục duy trì cường độ chiến đấu, Quân đội Nhân
dân Việt Nam vẫn có đủ đạn dược để chiến đấu thêm 20 ngày nữa. Ngoài ra, trong
trường hợp kho đạn tại Hà Nội-Hải Phòng cạn kiệt thì có thể huy động hàng trăm
đạn tên lửa từ các kho ở Khu IV (Thanh Hóa, Nghệ An) để tiếp tục chiến đấu thêm
khoảng 10 ngày. Chưa kể 2 trung đoàn tên lửa SA-3 mới có năng lực cao hơn SA-2
kèm thêm 200 tên lửa SA-3 được dự kiến sẽ đưa vào chiến đấu vào ngày 31 tháng
12 năm 1972. Như vậy, tổng cộng lượng tên lửa dự trữ có thể kéo dài chiến đấu
thêm tới 40 ngày. Trên thực tế, khi các cuộc không kích của Hoa Kỳ tiếp diễn
tại Khu IV trong tháng 1 năm 1973, các đơn vị tên lửa SA-2 của Việt Nam đóng ở
Thanh Hóa vẫn đủ sức tiếp tục chiến đấu, bắn rơi và bắn hỏng thêm 4 chiếc B-52
Còn về con số 40 ngày, nên nhớ kho đạn SAM 2 ở Hà Nội và Hải Phòng
lúc trước trận còn 1040 quả đạn (tổng 1450 quả, chuyển vào phía Nam 410 quả,
còn lại 1040 quả trong kho, gồm 680 quả đạn tốt và 360 quả đạn hết date
"tái sinh"), sau 11 ngày đêm chiến đấu liên tục (12 ngày đêm nhưng
đêm noel không đánh nên tính 11 ngày), lượng đạn tiêu thụ theo như Việt Nam
công bố là 334 quả, cho ra bình quân 1 đêm là hơn 30 quả, thì số 1116 quả đạn
còn lại (chắc chắn với tình hình này thì 410 quả đạn đang nằm yên vị trong các
kho ở Thanh Hóa và Nghệ An kia sẽ được chở ngược ra Bắc) đủ để đánh 36 ngày
đêm, chưa kể 200 quả tên lửa SAM 3 chắc chắn sẽ về kịp và triển khai xong ngày
31 tháng 12 thì sẽ giúp Hà Nội có đủ đạn đánh thêm được 6 ngày nữa, vị chi là
42 ngày đêm hay chẵn 6 tuần lễ, vậy nên NẾU MỸ ĐÁNH THÊM 2 NGÀY NỮA THEO LÝ LẼ
CỦA VNCH, THÌ B52 MỸ CHỈ CÓ TIẾP TỤC RƠI CHỨ CHẲNG THỂ XOAY ĐỔI ĐƯỢC CỤC DIỆN
HIỆP ĐỊNH PARIS ĐÂU, ĐÚNG LÀ LŨ ĂN HẠI XÚI DẠI, MAY MÀ MỸ NÓ KHÔNG NGHE./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét