Sau bao nhiêu biện pháp đòi trao trả tự do cho các hành vi phạm tội của
đối tượng Phạm Thị Đoan Trang nhưng đều “bất lực”, các thế lực thù địch
trong và ngoài nước tiếp tục bày ra
chiêu trò mới là trao các giải thưởng “nhân quyền, tự do” và đưa ra các tuyên bố
về giải thưởng để gây sức ép với chính quyền Việt Nam.
Vừa qua, quỹ Martin Ennals tại Geneva (Thụy Sỹ) đã công bố giải thưởng Martin
Ennals 2022 dành cho những người bảo vệ nhân quyền. Trong 3 người được “nhận giải”
năm 2022, có Phạm Thị Đoan Trang. Ngay sau đó, đám dân chủ đã có hàng loạt bài
viết, cùng nhau tự sướng, tự ca tụng nhau cho rằng “kết quả đấu tranh nhân quyền”
đã được “công nhận”, nực cười hơn chúng còn rêu rao rằng đây là “Giải Nobel
nhân quyền”. Nhưng thực tế Giải Martin Ennals là giải thưởng do quỹ
Martin Ennals lập ra vào năm 1993 nhằm vinh danh và bảo vệ các cá nhân trên khắp
thế giới đã tỏ ra đặc biệt can đảm trong việc bảo vệ và làm tăng tiến nhân quyền. Còn
cái tên Martin Ennals là tên của cựu Tổng thư ký Tổ chức Ân xá Quốc tế, một tổ chức
luôn có những hành động can thiệp vào công việc nội bộ các nước không thân thiện
với Mỹ và phương Tây, luôn có những hành động đòi trả tự do vô điều kiện cho những
thành phần chống đối được Mỹ, phương Tây nuôi dưỡng. Thế nên, việc lựa chọn và
trao cho những thành phần bất hảo (đấu tranh cho Mỹ và phương Tây) thì không có
gì lạ. Vì nếu không làm như vậy, có lẽ chúng cũng không còn đồng USD nào được
tài trợ để hoạt động. Còn nếu có lạ của giải thưởng này là ở chỗ chưa bao giờ
nó được trao cho một công dân nước Mỹ hay phương Tây.
Đến ngày 11-2-2022, Phạm Thị Đoan Trang lại tiếp tục được nhận Giải thưởng
Tự do Báo chí Canada – Vương quốc Anh năm 2022. Bà Melanie Joly, Ngoại trưởng
Canada đã nói về việc trao giải cho Phạm Thị Đoan Trang trong thông cáo về việc
trao giải Tự do Truyền thông năm 2022 rằng “Các nhà báo đóng một vai trò thiết
yếu trong bất kỳ nền dân chủ nào bằng cách soi rọi các vấn đề quan trọng của thời
đại chúng ta. Thay mặt cho tất cả người dân Cannada, tôi xin trân trọng cảm ơn
sự can đảm và quyết tâm của cô Trang trong việc yêu cầu trách nhiệm giải trình
từ chính phủ. Canada sẽ tiếp tục đấu tranh cho tự do truyền thông trên toàn thế
giới.”. Qua lời phát biểu ta thấy được sự can thiệp thô thiển của Canada vào
công việc nội bộ của Việt Nam. Một đối tượng vi phạm pháp luật của một quốc gia
mà mình đang sinh sống lại được “cảm ơn” vì đã “can đảm” chống lại chính quyền.
Vậy không biết bà Ngoại trưởng sẽ phải cảm ơn và trao giải cho bao nhiêu người
trên thế giới, khi ở các quốc gia đều có những đối tượng bị bắt và xét xử vì tội
chống phá chính quyền. Đây không phải lần đầu tiên chính quyền Canada có những
hoạt động ủng hộ các tổ chức, cá nhân có hành động chống phá Việt Nam, gây ảnh
hưởng tiêu cực tới quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Canada. Như
hồi tháng 4-2015, Quốc hội Canada đã thông
qua Đạo luật
S-219 có tên gọi "Hành trình đến tự do" lấy ngày 30-4 hàng năm "là ngày lễ quốc gia để nhớ
việc di cư của người dân tị nạn Việt Nam và sự chọn lựa sinh sống và được sống
tại Canada sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ, chấm dứt chiến tranh Việt
Nam". Hay Canada đã cưu mang cho tổ chức “Triều đại Việt” do Ngô Văn Hoàng Hùng cầm đầu thành lập tháng 1-2018 đặt trụ sở
tại nước mình (31 RVE Meunited West, Laval, Quebec, Canada), tổ chức này đã bị Bộ Công an
Việt Nam xác định là tổ chức khủng bố…
Khi nhìn thấy các chính phủ, tổ chức phi chính phủ lần lượt trao giải thưởng
và ủng hộ các hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam của Phạm Thị Đoan Trang,
chúng ta càng thấy rõ sự chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài đối với hệ
thống tư pháp Việt Nam nói riêng và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở Việt
Nam nói chung gay gắt như thế nào. Nhưng với vị thế, uy tín trên trường quốc tế
của Việt Nam hiện nay, những hành động can thiệp vào công việc nội bộ đó không
thể có tác động ảnh hưởng đến việc xét xử các đối tượng chống phá trên lãnh thổ
Việt Nam, dù các đối tượng đó đã không còn mang quốc tịch Việt Nam, trường hợp
của Châu Văn Khảm (Quốc tịch Úc) bị tuyên phạt 12 năm tù về tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” theo
Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015 là một ví dụ điển hình.
Điều đáng nói ở đây khi giải thưởng mang tên “nhân quyền”,
“tự do” thể hiện giá trị thiêng liêng, cao quý bởi ý nghĩa của cụm từ này, vậy
mà các tổ chức chống phá lại lấy để trao thưởng cho các thành phần là tội phạm
đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc. Thế nên, khi không thể can thiệp vào quyết định xử lý của
Việt Nam thì các nước phương Tây chỉ có thể cứu vãn cái uy tín của mình bằng những
giải thưởng không có ý nghĩa này. Mà khi trao càng nhiều giải thưởng thì càng
chứng tỏ độ bất lực lại càng cao. Bên cạnh đó,
các giải thưởng của các tổ chức này trao cho Phạm Thị Đoan Trang còn là sự cứu
cánh, những động thái còn có thể làm được để làm tròn lời hứa và giữ lại chút
“lòng tin’ của các con rối của mình. Xa hơn là có thể tiếp tục “lợi dụng” họ
nhằm tiếp diễn các hoạt động chống phá sau khi mãn hạn tù và thu hút lôi kéo
những người nhẹ dạ cả tin bước vào con đường tội lỗi.
Và cũng từ vụ
việc trên, giúp cho nhiều người có thể hiểu rõ bộ mặt thật của các thế lực thù
địch trong và ngoài nước, từ đó nêu cao cảnh giác, tránh bị lừa bịp, lôi kéo
vào sự lầm đường, lỡ bước mắc mưu của chúng mà làm ảnh hưởng đến lợi ích của
quốc gia, dân tộc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét