Thứ Năm, 24 tháng 3, 2022

ĐỪNG CHỈ NHỚ THẤT BẠI Ở GẠC MA QUÀ QUÊN ĐI CHIẾN THẮNG Ở LEN ĐAO, CÔ LIN VÀ CẢ CHIẾN DỊCH CQ88

 

Ngày hôm nay, của nhiều nhiều năm trước.... à quên, năm trước... ta chính thức giành lại được Len Đao...

Sao cứ phải là Gạc Ma? À, bởi vì Gạc Ma là một phần đất trong dải đất yêu thương của quê hương đã bị giặc cướp đi... Vậy, Gạc Ma có phải là phần đất "duy nhất" của tổ quốc bị mất, đang bị kẻ khác chiếm giữ hay không?

Xin nói ngay và luôn là KHÔNG....còn khá nhiều nơi, đang bị giặc chiếm đóng...vì điều kiện lịch sử, mà chúng ta chưa đòi lại được... và bỏ qua việc "ai làm mất", thì cũng phải tự hiểu rằng, để đòi lại, là vô cùng gian nan...

Quay lại với Trường Sa... cá nhân tôi, Gạc Ma - chỉ là một "sự kiện" nhỏ...trong tổng thể của một chiến dịch to lớn hơn rất nhiều...chiến dịch CQ88 (chủ quyền 88).

Số liệu thống kê sơ bộ, từ ngày bắt đầu chiến dịch, đến ngày kết thúc kéo dài gần 2 năm...chúng ta đã có khoảng 1.640 người con ưu tú đã ngã xuống trong toàn chiến dịch này.... trong đó, có 64 người con ưu tú hy sinh trong sự kiện Gạc Ma...

Toàn chiến dịch, chúng ta đã nâng số đảo và điểm đóng quân tại Trường Sa từ con số 7 (sau 1984), lên thành 14 - nghĩa là tăng gấp đôi số lượng điểm đảo chiếm giữ được (con số này hiện nay là 33 điểm đóng quân, tại 21 điểm đảo, trong đó có 10 đảo nổi)....

Vậy, sự kiện Gạc Ma có phải là "yếu tố quyết định" của toàn bộ chiến dịch CQ88 không? Câu trả lời là KHÔNG.

Vậy, tại sao sự kiện Gạc Ma lại trở nên "nổi tiếng" đến vậy???

À, đơn giản, nó là nơi "đụng độ trực tiếp" giữa quân đội Việt Nam với TQ...

Nói thêm một chút...trong toàn giai đoạn 1987-1991, TQ chiếm được 7 đảo chìm tại Trường Sa... thì chỉ duy nhất Gạc Ma là lấy từ tay Việt Nam, còn 6 điểm còn lại là lấy từ tay Philippine, Mã Lai và các bên khác..

Sự kiện Gạc Ma, không chỉ có Gạc Ma...vậy tại sao chỉ nhắc Gạc Ma... mà không nhắc những thông tin liên quan?

Vậy thì hãy công bằng... nhắc thôi...

Tổng thể quần đảo Trường Sa được chia thành 8 cụm.... Gạc Ma, thuộc cụm Sinh Tồn.

Diễn biến sự kiện...

Lúc 19 giờ ngày 11 tháng 3, tàu HQ-604 rời cảng ra đá Gạc Ma để thực hiện nhiệm vụ trong chiến dịch CQ-88 ("Chủ Quyền 88").

Ngày 12 tháng 3, tàu HQ-605 thuộc Lữ 125 do thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn chỉ huy được lệnh từ đá Đông đến đóng giữ đá Len Đao trước 6 giờ ngày 14 tháng 3. Sau 29 tiếng hành quân, tàu 605 đến Len Đao lúc 5 giờ ngày 14 tháng 3 và cắm cờ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam trên đá san hô này.

Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ các đá Gạc Ma và Cô Lin, 9 giờ ngày 13 tháng 3, tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và tàu HQ-505 của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. Phối hợp với hai tàu 505 và 604 có hai phân đội công binh (70 người) thuộc trung đoàn công binh 83, bốn tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146 do Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy và bốn chiến sĩ đo đạc của Đoàn Đo đạc và Biên vẽ bản đồ (thuộc Bộ Tổng tham mưu). Sau khi hai tàu của Việt Nam thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ của Hải quân Trung Quốc từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma, có lúc đôi bên chỉ cách nhau 500 m.

17 giờ ngày 13 tháng 3, tàu Trung Quốc áp sát tàu 604 và dùng loa gọi sang. Bị uy hiếp, hai tàu 604 và 505 kiên trì neo giữ quanh đá. Còn chiến hạm của Trung Quốc cùng một hộ vệ hạm, hai hải vận hạm thay nhau cơ động, chạy quanh đá Gạc Ma.

Trước tình hình căng thẳng do hải quân Trung Quốc gây ra, lúc 21h ngày 13 tháng 3, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam chỉ thị cho Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đá Gạc Ma, Cô Lin. Tiếp đó Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị cho lực lượng công binh khẩn trương dùng xuồng chuyển vật liệu xây dựng lên đá ngay trong đêm ngày 13 tháng 3. Thực hiện mệnh lệnh, tàu 604 cùng lực lượng công binh trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đá Gạc Ma, tiếp đó lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam và triển khai bốn tổ bảo vệ đá.

Lúc này, Trung Quốc điều thêm hai hộ vệ hạm trang bị pháo 100 mm đến hỗ trợ lực lượng đã đến từ trước, yêu cầu phía Việt Nam rút khỏi đá Gạc Ma. Ban chỉ huy tàu 604 họp nhận định Trung Quốc có thể dùng vũ lực can thiệp và quyết định chỉ huy bộ đội bình tĩnh xử trí, thống nhất thực hiện theo phương án tác chiến đề ra, quyết tâm bảo vệ Gạc Ma.

Kết quả:

Trong trận chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988, phía Trung Quốc thống kê họ đã bắn tổng cộng 285 viên đạn pháo 100mm và 266 viên đạn pháo 37mm, chưa kể các cỡ đạn nhỏ hơn. Phía Việt Nam chỉ có tàu vận tải nên không có pháo để bắn trả, chỉ có thể bắn trả bằng các loại vũ khí cá nhân như AK-47 và RPG-7.

Thiệt hại của Việt Nam bao gồm 2 tàu bị bắn chìm, 1 tàu bị bắn hỏng được cho ủi bãi. 3 người hi sinh, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 61 người vẫn mất tích và được xem là đã hi sinh. Theo các báo của Việt Nam thì khi tàu của Việt Nam bị đánh đắm thì tàu chiến Trung Quốc chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ đến cứu. Đây là một sự vi phạm những điều luật cơ bản nhất về chiến tranh của luật pháp quốc tế.

Thưa các anh chị em thiện lành... tầm bắn của đạn AK47 chỉ loanh quanh 380m, tầm bắn của súng bộ binh B40 còn "khủng khiếp" hơn: xấp xỉ 120m... tàu địch đứng xa nửa km, thì hỏi rằng, chúng ta bắn họ thế nào? mà đi tranh luận việc nổ súng hay không nổ súng... ngay cái chi tiết này thôi, cũng đã thấy sự thiếu hiểu biết của những anh "thợ viết" rồi... Còn địch... súng 100mm có tầm bắn trên 1.000m và súng pháo 37mm có tầm bắn lên đến 5km... thì vấn đề các người con ưu tú của dân tộc hy sinh cũng chính là bức tranh mô tả sự man rợ của giặc ngoại xâm...

Song song với chiến sự tại Gạc Ma, Ở hướng đá Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14 tháng 3, Hải quân Trung Quốc bắn mãnh liệt vào tàu HQ-605 của Hải quân Việt Nam. Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6 giờ ngày 15 tháng 3, thủy thủ đoàn của tàu bơi về đảo Sinh Tồn.

Kết thúc ngày 14/3, TQ chiếm được Gạc Ma và Len Đao... Quân ta giữ được Cô Lin...

Ngày hôm sau, quân đội ta tổ chức phản công... chiếm lại được Len Đao... TQ cho tàu hộ vệ bảo vệ chặt chẽ Gạc Ma... với tiềm lực có hạn tại thời điểm đó... Chúng ta chấp nhận mất Gạc Ma...

Phải chăng, lịch sử lại "lãng quên" CQ88, lãng quên Cô Lin, lãng quên Len Đao? mà chỉ nhớ mỗi Gạc Ma?

Ngày 17/3/1988, nhận lênh chỉ thị từ Quân uỷ TW, Quân chủng Hải Quân... các chiến sĩ công binh thuộc trung đoàn công binh 83 đã đặt xong hệ móng cho nhà dàn trên đảo Cô Lin... chính thức xác nhận chủ quyền với đảo Cô Lin... điều tuyệt vời của sự kiện này, đó là: thông thường, một nhà dàn được xây dựng trên các đảo chìm nhanh nhất cũng mất 3-4 tháng... nhưng, tại Cô Lin, việc này chỉ làm trong 3 tuần.... và những người anh hùng ngày ấy được đặt cho một cái tên... mà mỗi lần, tôi đọc laị, đều rơi nước mắt: NHỮNG NGƯỜI KÊ CAO TỔ QUỐC TRÊN ĐÔI VAI TRẦN..../.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét