Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG SUY THOÁI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY

 

Tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là nền tảng, động lực tinh thần để phát triển xã hội. Đạo đức là gốc của mỗi con người. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã ý thức sâu sắc về vai trò đặc biệt quan trọng của tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên cũng như của toàn xã hội đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30/10/2016 của Hội nghị Trung ương 4, khóa XII về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã quy định tương đối cụ thể, đầy đủ và hệ thống về 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng, “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”; với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, tổ chức đảng, bước đầu tạo được chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; nhiều cán bộ, đảng viên đã chủ động, nêu cao trách nhiệm, nhìn thẳng vào yếu kém, khuyết điểm, tự giác nhận diện mức độ biểu hiện suy thoái của bản thân và kịp thời đề ra giải pháp khắc phục, sửa chữa; đồng thời, phát hiện, góp ý cho cán bộ, đảng viên khắc phục, sửa chữa khuyết điểm.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã thảo luận và ban hành Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm với nhiều điểm mới nổi bật. Phạm vi của Kết luận số 21-KL/TW đã mở rộng hơn, không chỉ trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà còn bao gồm cả trong xây dựng hệ thống chính trị theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng. Kết luận nêu yêu cầu cao hơn là kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Để phòng, chống tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay, cần triển khai thực hiện quyết liệt, một số giải pháp trong công tác xây dựng Đảng như sau:

Một là, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng.

Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng trong phòng, chống tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tạo sự chuyển biến nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, trong đó cần tập trung làm tốt các nội dung sau: Đề cao trách nhiệm tự học, tự nghiên cứu của cá nhân; xây dựng chế độ học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị định kỳ, thường xuyên đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý. Phát hiện sớm và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn  và xử lý nghiêm các biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". 

 Hai là, tăng cường công tác tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Đây là giải pháp căn cốt trong công tác xây dựng Đảng, với mục tiêu bao trùm là: Làm cho Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống chính trị - tinh thần của cán bộ, đảng viên; không ngừng nâng cao đời sống chính trị tinh thần, văn hóa của cán bộ, đảng viên; xây dựng các tổ chức vững mạnh về chính trị, tư tưởng, góp phần xây dựng hệ thống chính quyền các cấp vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Ba là, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Đưa nội dung, chương trình về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào giảng dạy trong hệ thống các nhà trường, học viện… Thường xuyên sơ, tổng kết toàn diện công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm; bổ sung, sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng. Kiện toàn và tăng cường trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng. Xét xử nghiêm những vụ án tham nhũng, trước hết là những vụ nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân. Định kỳ tổ chức để nhân dân góp ý kiến xây dựng Đảng thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Bốn là, phát huy dân chủ trong công tác cán bộ ở các cấp, các ngành.

Đây là giải pháp quan trọng không chỉ nhằm góp phần lưạ chọn những người có đức có tài cho dân, cho nước mà còn là giải pháp quan trọng nhằm tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân để huy động tốt mọi nguồn lực của các giai tầng trong xã hội, góp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, nhận thức rõ điều đó, trong suốt quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng công tác cán bộ là “khâu then chốt của nhiệm vụ then chốt”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét