Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

CẢNH GIÁC VỚI ÂM MƯU KÊU GỌI THÀNH LẬP TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP

 

Với quyết tâm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng nhằm lật đổ chế độ XHCN của Việt Nam, các thế lực thù địch điên cuồng chống phá và tìm mọi cách để thực hiện âm mưu của mình; đặc biệt, chúng lợi dụng những sơ hở, hạn chế trong công tác lãnh đạo của Đảng, các cơ chế tổ chức thực hiện của Nhà nước ta. Và không lạ gì khi những vấn đề liên quan đến lợi ích kinh tế, đánh vào tâm lý của người lao động để nhằm kích động lại được chúng tận dụng triệt để.

Lợi dụng việc Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, trong đó quy định cho phép thành lập “tổ chức đại diện người lao động” tại doanh nghiệp ngoài công đoàn, trên cơ sở phù hợp với các quy định quốc tế về lao động và tuân thủ các hiệp định thương mại tự do mới mà Việt Nam đã tham gia. Các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu ra sức tuyên truyền, lôi kéo, kích động công nhân, người lao động trong các doanh nghiệp thành lập “tổ chức đại diện người lao động” nhằm biến tướng thành các tổ chức “công đoàn độc lập” tại Việt Nam; từng bước tập hợp lực lượng, xây dựng ngọn cờ, kích động biểu tình, đình công, đòi tự do, dân chủ… Âm mưu của chúng là nhằm hình thành lực lượng chính trị đối lập trong nội địa, tiến tới thực hiện “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” lật đổ Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ chính trị của Việt Nam.

Lịch sử thế giới đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá, không ít các quốc gia đã phải trả cái giá rất đắt từ về việc buông lỏng quản lý đối với các phong trào công nhân, đặc biệt khi nó được dẫn dắt bởi các tổ chức công đoàn độc lập với nhà nước, mà điển hình có thể nhìn rõ từ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Ba Lan vào năm 1989; biểu tình, bạo loạn tại Pháp từ tháng 11/2018 đến tháng 9/2020, sau đó lan sang các quốc gia lân cận như Hà Lan, Bỉ; Campuchia năm 2013,…

Nhận thức đúng quan điểm đường lối của Đảng, chủ trương biện pháp thực hiện của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để triển khai tổ chức thực hiện đạt hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định xã hội, phát triển kinh tế và bải vệ lợi ích chính đáng của người lao động. Công đoàn là tổ chức rất phổ biến ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, ở đâu có tồn tại quan hệ lao động thì ở đó có công đoàn, không phân biệt thể chế chính trị, trình độ phát triển và Việt Nam cũng vậy. Dù tên gọi, cách thức tổ chức và hoạt động của công đoàn ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ không hoàn toàn giống nhau, nhưng đều có điểm chung là đại diện cho quyền lợi của người lao động. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc thống nhất cho phép thành lập “tổ chức đại diện người lao động” tại doanh nghiệp ngoài công đoàn, bảo đảm quá trình hình thành và hoạt động của hệ thống các tổ chức đại diện người lao động lành mạnh, song hành cùng hệ thống Công đoàn Việt Nam, cùng thực hiện đồng bộ, thống nhất chức năng, nhiệm vụ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét