Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

"BÓNG ĐÁ VÀ CHÍNH TRỊ" HAY LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA VIỆT TÂN?

 

Từ trước tới nay, thể thao luôn luôn giữ một vai trò độc lập với chính trị, thậm chí còn là cầu nối, sợi dây thắt chặt tình cảm giữa nhân dân các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau, thậm chí đối lập nhau.

Năm 2018, hai quốc gia còn đang ở tình trạng chiến tranh với nhau là Triều Tiên và Hàn Quốc đã nhất trí thành lập đội tuyển chung tranh tài trong 3 bộ môn tại ASIAD 18 bao gồm bơi xuồng, chèo thuyền và bóng rổ nữ. Hay, năm 1966, huyền thoại quyến Anh thế giới Mohamet Ali đã chiến đấu suốt 4 năm để chống lại điều động nhập ngũ tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Ban Tuyển chọn quân dịch số 47 của thành phố Louisville, Mỹ với lý do vô cùng thuyết phục và đầy tình người “Tôi không gây hấn với người Việt Nam. Tại sao tôi phải đi 10.000 dặm để thả bom lên đầu người Việt Nam vô tội trong khi những người da đen ở Louisville vẫn bị đối xử tệ bạc và không thể nhận quyền con người cơ bản?”. Ấy vậy mà, trong một bài viết có tựa đề “Bóng đá và chính trị”, các thế lực phản động, thù địch như tổ chức khủng bố Việt Tân lại đưa ra những nhận xét, những liên tưởng rất ấu trĩ, hàm hồ, mang đầy dụng ý xấu xa kiểu như “Sau khi vừa đưa đội tuyển bóng đá nữ giành tấm vé lịch sử dự World Cup 2023, huấn luyện viên Mai Đức Chung lại khiến dư luận bất ngờ với phát ngôn xin nghỉ hưu. “Hết năm nay, tôi xin nghỉ thôi. Tôi đã lớn tuổi, cũng mệt mỏi rồi. Tôi sẽ cố gắng giới thiệu người khác nắm đội. Tôi cũng xem xét hết rồi, một vài người chưa được, nhưng có thể là huấn luyện viên ngoại. Tôi sẽ đảm nhận vai trò cố vấn thôi, không trực tiếp làm nữa nhưng vẫn có thể theo đội. Năm sau tôi cũng 73 tuổi rồi còn gì”, ông Mai Đức Chung nói. Vị huấn luyện viên tuyên bố nghỉ khi ở đỉnh cao của sự nghiệp và đang được cả nước khen ngợi chiến công lần đầu tiên đưa đội bóng nữ vào vòng chung kết World Cup 2023. Đây rõ ràng là một quyết định không phải ai cũng làm được. Quyết định về hưu của ông Mai Đức Chung trở nên đặc biệt hơn nữa trong một xã hội mà nhiều quan chức “bám ghế bằng mọi giá” như tại Việt Nam. Đơn cử như trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng, đương kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản. Ông Trọng vừa quá tuổi nghỉ hưu tới hai lần, vừa quá nhiệm kỳ, vừa vi phạm điều lệ đảng, vừa sức khoẻ yếu với nhiều bệnh tật. Quan chức Đảng Cộng sản nên học tập cách suy nghĩ của huấn luyện viên Mai Đức Chung, khi đó chắc chắn đất nước sẽ phát triển”.

Thật là nực cười, ngay một đứa trẻ lên 3 cũng biết dụng ý, ẩn ý đen tối phía sau của Việt Tân chính là đả kích chế độ, là nói xấu, hạ thấp, bôi nhọ uy tín, hình ảnh của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam. Việc ông Mai Đức Chung xin nghỉ hưu là chuyện bình thường, là quyền tự do của cá nhân ông, bởi, như ông đã tuyên bố là “cũng mệt mỏi” sau những năm tháng lao động miệt mài, liên tục dẫn dắt đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam gặt hái hết thành công này tới thành công khác, cả ở cấp độ khu vực, châu lục và thế giới. Chúng ta không thể đánh đồng giữa huấn luyện viên một đội tuyển quốc gia với một nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước, người có trách nhiệm tìm ra con đường và hướng đi đúng đắn nhất để đưa dân tộc, đất nước phát triển, quốc gia trường tồn. Giữa lãnh đạo một quốc gia với dẫn dắt một đội bóng là hai cương vị hoàn toàn không giống nhau, không thể so sánh với nhau. Dân tộc Việt Nam có một câu rất hay “gừng càng già càng cay”, hay “khôn đâu tới trẻ, khỏe đâu tới già”, vì vậy, với cương vị người đứng đầu một đảng cầm quyền, người lãnh đạo cao nhất của đất nước như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì những kinh nghiệm, những kiến thức đã được đúc kết từ thực tiễn công tác của mình, cùng với vốn lý luận sắc bén, uyên thâm của một người được đào tạo bài bản, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chắc chắn sẽ còn có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ngày nay. Nói như bọn chúng rêu rao, lu loa rằng “Ông Trọng vừa quá tuổi nghỉ hưu tới hai lần, vừa quá nhiệm kỳ, vừa vi phạm điều lệ đảng, vừa sức khoẻ yếu với nhiều bệnh tật” thì xin khẳng định rằng bọn chúng đã có mắt như mù, có tai như điếc, có não như không. Bởi vì, điều lệ đảng của bất kỳ một đảng phái nào cũng đều do đại hội đảng đó thảo luận và quyết định, hay nói cách khác, đại hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng. Việc có sửa đổi điều lệ hay không, việc quyết định những trường hợp ngoại lệ so với quy định của điều lệ là quyền của đại hội đảng. Tại Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 2021, các đại biểu đã nhất trí không sửa điều lệ, đồng thời nhất trí với số phiếu tín nhiệm rất cao giới thiệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư của Đảng khóa XII để bầu làm Tổng Bí thư khóa XIII. Vậy thì, nói “vi phạm điều lệ đảng” như Việt Tân là cách nói hàm hồ, nói nhăng, nói cuội. Chúng cho rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “vừa quá tuổi nghỉ hưu tới hai lần, vừa quá nhiệm kỳ” thì lại hoàn toàn thể hiện sự ấu trĩ, vốn kiến thức nông cạn của chúng, bộc lộ ý đồ xấu xa, bỉ ổi của chúng khi muốn lên án, quy kết rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người “tham quyền cố vị”. Khi nhân dân và đảng viên còn tín nhiệm, khi sức khỏe còn cho phép thì một nhà lãnh đạo xuất sắc như đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu giữ cương vị Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ 3 là chuyện bình thường, là đương nhiên. Trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thì đồng chí Lê Duẩn khi 79 tuổi vẫn làm Tổng Bí thư, mà lại làm rất tốt, rất xuất sắc. Hay, ngay cả ở nơi được ngợi ca là xứ sở thiên đường của dân chủ như các nước phương Tây, đó cũng là chuyện bình thường, khi bà Merken làm Thủ tướng Đức 4 nhiệm kỳ liên tiếp, ông Joe Biden mãi 79 tuổi mới được bầu làm Tổng thống Mỹ, bà Pelosi 81 tuổi vẫn là Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ đấy thôi. Vậy các vị đó là do tham quyền cố vị hay là do được tín nhiệm? Được bầu cử? Có lẽ không cần trả lời.

Đánh đồng giữa bóng đá và chính trị, lấy câu chuyện thể thao để dẫn dắt, cài cắm ý tứ, dụng ý chính trị đen tối là một cách làm đã lỗi thời, thiếu khôn khéo. Bởi giữa thể thao và chính trị là hai khái niệm hoàn toàn không liên quan tới nhau, ngoại trừ những kẻ có dã tâm xấu xa như các thế lực thù địch, phản động. Trong quá khứ, chúng ta đã từng chứng kiến các thế lực diều hâu hiếu chiến Mỹ thời Tổng thống

Nixon và bọn bành trướng Bắc Kinh đã lợi dụng danh nghĩa thể thao để phục vụ cho mưu đồ chính trị của mình, dưới cái tên rất mỹ miều “ngoại giao bóng bàn”. Cũng nhờ có “ngoại giao bóng bàn” này mà năm 1972, Nixon và Đặng Tiểu Bình đã đi đêm, thông đồng với nhau để bán đứng Việt Nam Dân chủ cộng hòa, để chia chác lợi nhuận trên xương máu nhân dân Việt Nam. Hay việc lãnh đạo một số nước phương Tây kêu gọi tẩy chay Thế vận hội mùa Đông ở Xochi – Liên bang Nga năm 2014 do bất đồng quan điểm với Nga trong một số vấn đề quốc tế.

Thể thao luôn có một sứ mệnh vĩ đại mà bất cứ một lĩnh vực nào cũng khó thực hiện được, đó là kết nối những con người xa lạ, những quốc gia có thể đối lập nhau về chế độ chính trị. Vì vậy, lợi dụng thể thao để đả kích chính trị là một hành động thiếu thông minh, thiếu khôn ngoan của các thế lực thù địch, phản động./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét