Thứ Tư, 23 tháng 2, 2022

CẢNH GIÁC TRƯỚC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỀ VẤN ĐỀ ĐÌNH CÔNG CỦA CÔNG NHÂN

 

Trước và sau Tết Nhâm Dần, cả nước xảy ra khoảng 30 cuộc ngừng việc tập thể, tranh chấp lao động tại một số địa phương để yêu cầu công ty đáp ứng quyền lợi. Điển hình: Hôm 7/1, hơn 16.000 công nhân Công ty TNHH Pouchen Việt Nam đóng tại Đồng Nai đã ngừng việc 4 ngày vì doanh nghiệp giảm thưởng 30% so với năm trước đó. Ngày 7/2, gần 5.000 lao động Công ty TNHH Viet Glory, chuyên sản xuất giày, dép) tại Nghệ An ngừng việc 6 ngày, yêu cầu tăng lương cơ bản, tăng chế độ độc hại, không chấm dứt hợp đồng lao động với công nhân nhiễm Covid-19... Hôm 11/2, khoảng 5.300 công nhân Công ty TNHH Vienergy đóng tại Ninh Bình ngừng việc, yêu cầu lãnh đạo làm rõ các khoản thu nhập, kiến nghị nghỉ phép năm không trừ tiền phúc lợi như xăng xe, nuôi con nhỏ; quản lý nước ngoài chấm dứt thái độ không đúng mực với công nhân. Sáng 14/2, hơn 2.000 công nhân Công ty TNHH Cresyn Hà Nội có nhà máy tại Bắc Ninh đã ngừng việc đề nghị tăng lương, phụ cấp, phúc lợi; xét nghiệm Covid-19 định kỳ, cấp phát đồng phục, cơi nới nhà để xe.

Các đối tượng cơ hội chính trị, phản động lợi dụng vấn đề trên tán phát nhiều bài viết trên các trang mạng phản động. Điển hình: Ngày 14/02/2022, trên trang facebook Việt Tân, đối tượng Trần Thiên Trà tán phát bài “Hậu quả của chính sách công nhân giá rẻ”; ngày 14/02/2022, trên trang blog Việt Nam Thời Báo, đối tượng T.K.Tran tán phát bài “Đình công nối tiếp đình công và vai trò mờ nhạt của Công đoàn”; ngày 14/02/2022, trên trang facebook Chân Trời Mới Media, đối tượng Phạm Minh Vũ tán phát bài “Cái tiền đồ của dân Việt nó đen như mực”... nội dung xuyên tạc Thông tư số 18/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; tuyên truyền sai sự thật diễn biến các vụ việc công nhân tập trung đông người trên; vu cáo chính quyền “cướp lương của công nhân”; vu cáo Công đoàn Việt Nam “không quan tâm” đến quyền lợi của người lao động; kích động công nhân không tập trung sản xuất; đồng thời yêu cầu: “Hội đồng tiền lương Nhà nước ấn định lại mức lương tối thiểu vùng, xóa bỏ công đoàn cơ sở, thành lập công đoàn độc lập”.

Ngày 16/2, ông Phan Văn Anh, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, cho hay thống kê số cuộc giảm so với cùng kỳ năm 2021, quy mô không lớn song tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp. Nguyên nhân ngừng việc tập thể, tranh chấp lao động tại các địa phương chủ yếu do người lao động chưa đồng tình với thay đổi hình thức trả lương, nâng lương định kỳ của doanh nghiệp, trả thưởng thấp hơn so với năm trước. Một số cuộc còn khởi phát từ thái độ không đúng mực của quản lý với công nhân, doanh nghiệp đưa ra quy định chưa phù hợp, cứng nhắc với người lao động, chất lượng bữa ăn ca kém...

Trước tình hình trên, tổ chức công đoàn phối hợp cùng với các cơ quan chức năng tham gia giải quyết. Với sự vận động, thuyết phục, hỗ trợ của tổ chức công đoàn cùng các cơ quan chức năng, toàn bộ người lao động tại các công ty đã quay trở lại làm việc.

Theo ông Phan Văn Anh, trong năm 2022, với chủ đề năm của công đoàn Việt Nam là "Chăm lo việc làm, đời sống cho người lao động”; các cấp công đoàn sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu đề xuất và tham gia xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quyền của người lao động; tổ chức thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi của người lao động, trong đó quan tâm nội dung việc làm cho người lao động tại các doanh nghiệp.

Vì vậy, chúng ta cần phải hết sức cảnh giác trước những thông tin của bọn cơ hội, phản động nhằm xuyên tạc, suy đoán không có căn cứ nhằm xuyên tạc, nói xấu Đảng, nói xấu chế độ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét