Thứ Tư, 23 tháng 2, 2022

BÁO CÁO CHỈ SỐ DÂN CHỦ NĂM 2021 CỦA EUI HAY "QUYỀN LỢI THỰC SỰ" CỦA NGƯỜI DÂN MỚI LÀ CÁI ĐÁNG QUAN TÂM.

  

Ngày 10/02/2022, hãng nghiên cứu và phân tích Economist Intelligence Unit đã công bố Báo cáo chỉ số Dân chủ năm 2021. Đây là một tổ chức có tên là Bộ phận Tình báo Kinh tế (EUI) thuộc tập đoàn Economist tại Anh khai sinh từ năm 2006 và ra mắt đều đặn hàng năm kể từ 2010. Trong báo cáo mới nhất năm 2021, Việt Nam bị xếp vào nhóm nước phi dân chủ, độc tài, với thứ hạng bị họ tự xếp là 131/167 Quốc gia.

Kết quả này không có gì mới, thậm chí cũng không có gì đáng quan tâm, bởi lẽ từ năm 2006 đến nay, tổ chức này thường xuyên vu cáo, áp đặt, tự xếp hạng cho các nước một cách rất chủ quan theo cách nhìn thiên lệch của họ.

Trong số 167 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng “dân chủ”, thì có 74 quốc gia “dân chủ” hoặc “dân chủ thiếu sót” bao gồm Mỹ và toàn bộ các quốc gia châu Âu. Đây là bằng chứng cho thấy khái niệm “dân chủ” đã bị áp đặt thiên lệch về các mô hình chính trị của châu Âu và chỉ có nước nào giống châu Âu nhất mới được công nhận là “dân chủ”. Báo cáo cũng chỉ ra sự thật “cay đắng” là có chưa tới 1 nửa quốc gia trong số được khảo sát là “dân chủ”, cho thấy việc đánh giá và xếp hạng này có vấn đề. Nếu như một mô hình nào đó là tốt đẹp, là phổ quát, và mang lại giá trị cho người dân thì chắc hẳn phải được nhiều người theo đuổi, và phải chiếm đa số trong bảng xếp hạng. Kết quả ở Báo cáo cho thấy điều ngược lại: một nhóm thiểu số các quốc gia đang muốn áp đặt cho phần còn lại của thế giới. Vậy bản báo cáo này có giá trị gì nếu không nói là hoàn toàn vô nghĩa.

Một điều khá thú vị đó là, chính Báo cáo dân chủ 2021 của Economist đã tự thừa nhận một sự thật “cay đắng” như chính họ ghi trên trang chủ là “Quá trình dân chủ hóa bị đảo ngược nhiều hơn vào năm 2021, với tỷ lệ người dân sống trong một nền dân chủ giảm xuống dưới 50% và các chế độ độc tài ngày càng được củng cố”. Chúng ta đều biết, năm 2021 là một năm khó khăn của cả thế giới do tình hình dịch bệnh covid19, cả thế giới phải áp dụng nhiều biện pháp nỗ lực chung nằm ứng phó tình hình. Tuy nhiên, trong thời điểm khó khăn nhất thì mô hình kiểu phương Tây mà họ rêu rao “dân chủ” lại gặp vấn đề.

Nhìn vào công cuộc chống dịch của các nước TBCN, điển hình là Mỹ, Anh … chúng ta đều thấy: tất cả các biện pháp chông dịch của họ đều tập trung vào bảo vệ lợi ích của chính quyền, của các nhà tài phiệt, các doanh nghiệp lớn. Còn với người dân thì tập trung ưu tiên chữa bệnh cho người giàu, còn người nghèo thì chắc chắn là không đến lượt vì đơn giản là không có đủ tiền để chữa. Còn nhớ một bệnh nhân người Anh khi sang Việt Nam và được chữa khỏi covid19 hoàn toàn miễn phí đã phải thốt lên rằng :"Nếu ở nước tôi thì chắc tôi đã chết vì không có tiền để chữa bệnh". Trong khi đó ở Việt Nam, mọi công dân được tạo điều kiện tối đa để chữa bệnh, được Nhà nước tổ chức các chuyến nay đón công dân từ vùng dịch trở về. Nhiều nước đã đóng cửa, chặn hết mọi nẻo đường không cho công dân về nước, nhiều chuyến tàu trở hàng chục ngàn người cứ lởn vởn ngoài khơi mà không được cập bến mặc kệ sự chết chóc ngày càng khủng khiếp. Giữa lúc khó khăn nhất, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vẫn luôn dang rộng vòng tay đón con em trở về, bảo đảm những điều tốt nhất có thể cho công dân của mình.

Chỉ nguyên công cuộc chống dịch covid19 thôi cũng đủ thấy, nhân dân ở các nước tư bản- những nước được (EUI) xếp hạng có nền dân chủ cao, người dân của họ có được thực sự hưởng đúng cái sự dân chủ mà chính quyền nước họ rêu rao ra rả hàng ngày. Còn Việt Nam, Đảng, Nhà nước đã gồng mình, gắng sức, tập trung mọi nguồn lực, mọi khả năng để cùng toàn dân chống dịch. Dân chủ hay không hày nhìn vào những hoạt động thực tiễn đó sẽ thấy. Xin đừng ra rả, màu mè, hình thức làm gì. Hãy để người dân tự cảm nhận và đánh giá.

Trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở năm 2018 đã nêu rõ: "Phải làm sao để việc thực hiện Quy chế dân chủ và phát huy dân chủ trở thành công việc thường xuyên, liên tục, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện để chăm lo tốt hơn đời sống, lợi ích, hạnh phúc của nhân dân,.."

Hay như phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao về cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ngày 06/12/2021, đã khẳng định: "…nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân".

          "Dân chủ", "nhân quyền" dù có nói thế nào đi nữa thì "quyền lợi thực sự" của người dân mới là cái đáng quan tâm nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét