Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

GIÁ XĂNG TĂNG CAO-CÓ PHẢI LÀ LỖI DO NHÀ NƯỚC

 

Ngay đầu tháng 2, thị trường trong nước đã phải chứng kiến mức điều chỉnh tăng gây sốc của mặt hàng xăng dầu. Trong kỳ điều chỉnh mới nhất, giá mỗi lít xăng A95 đã chạm 25.320 đồng, xăng E5 cao nhất là 24.570 đồng, giá các loại dầu cũng tăng mạnh. Việc giá nguyên liệu đầu vào như xăng dầu tiếp tục leo thang, trong khi thị trường vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục gây ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân và nhất là đối với doanh nghiệp vận tải.

“Xăng dầu là ngành có tác động lớn tới nền kinh tế, cuộc sống của người dân. Vì vậy, mỗi lần đứng trước quyết định tăng giá xăng thì cơ quan quản lý cần phải có những bước đi thận trọng và cân nhắc thật kỹ. Theo TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế là 37%. Khi giá xăng dầu thế giới tăng sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu và nguyên vật liệu trong nước.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang cần phục hồi sau thời gian đình trệ vì dịch COVID-19, nếu giá xăng dầu tăng cao sẽ kéo theo chỉ số tăng giá của tất cả các ngành khác, nhất là lĩnh vực giao thông vận tải, logictisc… Việc giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu tăng sẽ ảnh hưởng tới chi phí sản xuất, khiến giá hàng tiêu dùng trong nước tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long, doanh nghiệp và người dân hiện có hai mối lo thường trực là dịch Covid-19 và giá nhiều loại nguyên liệu đầu vào tăng cao, đặc biệt là xăng dầu đã đạt mức giá cao nhất trong 8 năm qua. Trong khi dịch bệnh đã tạm thời được kiểm soát, nền kinh tế trên đà hồi phục, việc giá xăng dầu lại liên tục tăng, gây áp lực rất lớn lên đà phục hồi kinh tế. Giá xăng dầu trong nước hiện nay phụ thuộc rất lớn vào giá xăng dầu thế giới. Việt Nam không có cách nào làm giá xăng thế giới hạ nhiệt, chỉ có thể ổn định giá mặt bằng này bằng cách điều chỉnh hai van là thuế và quỹ bình ổn giá (BOG). Với việc quỹ bình ổn nay đã cạn, chỉ còn trông vào điều chỉnh thuế phí. Hiện mỗi lít xăng dầu bán ra thị trường phải gánh 4 loại thuế gồm: thuế giá trị gia tăng 10%, thuế nhập khẩu 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10% và thuế bảo vệ môi trường từ 3.800 - 4.000 đồng/lít.

Trước những tình hình khách quan do giá xăng dầu thế giới tăng cao, gây ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Các thế lực thù địch lợi dụng vào đó đã kích, cho rằng sự quản lý của Nhà nước có nhiều yếu kém, thành phần tham ô tham nhũng trong bộ máy chính quyền còn nhiều, không quan tâm đến đời sống của nhân dân… Luận điệu xuyên tạc đó nhằm mục đích chia rẽ sự đoàn kết giữa nhân dân với Đảng, gây mất lòng tin với nhân dân và tạo ra hình ảnh không tốt đẹp trên trường quốc tế. Vì vậy, chúng ta phải hết sức tỉnh táo, nhận diện các chiêu trò chống phá của các thế lực thù địch khi giá xăng dầu tăng cao như hiện nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét