Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Luật An ninh mạng, công cụ bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân và lợi ích quốc gia dân tộc.



Với sự phát triển của khoa học công nghệ, tạo ra cho cuộc sống con người ngày càng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn, đặc biệt là công nghệ thông tin, internet, điện thoại di động, ngày nay những chiếc điện thoại thông minh trở nên phổ biến, việc tiếp cận thông tin từ mạng internet thông qua điện thoại di động trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Những tiện ích của internet mang lại cho người dùng là hết sức to lớn, internet trở thành người thầy không thể thiếu khi con người muốn tìm kiếm thông tin cho việc nghiên cứu, học tập, công tác, cuộc sống của mình… Thế nhưng, internet cũng là môi trường mà các thế lực thù địch, các phần tử bất mãn, phản động chú trọng để khai thác nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta trên lĩnh vực tư tưởng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại nhằm gây bất ổn chính trị, gây hoang mang trong nhân dân,… để rồi chúng kích động đòi phải thành lập các tổ chức đối lập, gây biểu tình, gây rối, bạo loạn lật đổ và được chỉ đạo trực tiếp thông qua mạng internet bằng livestream, gọi video… Bởi lẻ chúng không muốn đất nước chúng ta ổn định, không muốn Việt Nam phát triển mạnh lên; chúng hiểu rằng chỉ khi nào Việt Nam rơi vào bất ổn chính trị, xã hội rối ren, chúng mới có cớ để can thiệp vào tình hình nội bộ trong nước chúng ta, mục đích đó thật là xảo quyệt.
Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật An ninh mạng, với hơn 86% đại biểu quốc hội tán thành (423đb/466đb); ngày 12/6/2018 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thay mặt Quốc hội ký ban hành Luật số 24/2018/QH14 về An ninh mạng, Luật gồm bảy chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Luật có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019. Thời gian triển khai Luật không còn nhiều, vì vậy việc nắm chắc nội dung trong đó tại Điều 8, Chương 1 của Luật này nêu rõ "nghiêm cấm sử dụng không gian mạng để thông tin các nội dung" sau:
- Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, xúc phạm dân tộc, quốc kỳ…; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.
- Kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng như kêu gọi tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ.
- Làm nhục, vu khống như xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; thông tin sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội bằng không gian mạng.
- Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình, đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật.
- Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như thông tin sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa…; thông tin sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử…
- Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật.
- Thông tin hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.
- Cố ý xóa, làm hư hỏng, thay đổi thông tin thuộc bí mật nhà nước; bí mật kinh doanh, cá nhân, gia đình và đời sống riêng tư được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng; cố ý thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, kinh doanh, cá nhân và đời sống riêng tư.
- Cố ý nghe, ghi âm trái phép các cuộc đàm thoại; hành vi cố ý xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư.
          Việc nắm, hiểu rõ nội dung Luật để mỗi công dân thực hiện quyền lợi hợp pháp của mình, để không bị lôi kéo, có hành động gây phương hại đến quyền lợi người khác và lợi ích quốc gia dân tộc./.
Anh Tuấn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét