Hơn 30 năm qua kể từ khi Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện
công cuộc đổi mới (từ năm 1986 đến nay), nhìn tổng thể, công cuộc đổi mới của
đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nhờ sự lãnh
đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng
kinh tế, xã hội-nhất là sau cuộc khủng hoảng, sụp đổ của Liên Xô, các nước xã
hội chủ nghĩa (XHCN) Đông Âu (1985-1991). Từ tình trạng một quốc gia kém phát
triển, lương thực không đủ… đến nay Việt Nam trở thành nước đang phát triển có
thu nhập trung bình; sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên: Chủ quyền
quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế và uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế ngày càng được nâng cao.
Thế
nhưng, gần đây lợi dụng internet, mạng xã hội (MXH) và những mặt tiêu cực trong
xã hội chưa được khắc phục, một số kẻ đã tán phát luận điệu, xuyên tạc bản chất
của xã hội XHCN, bôi đen hình ảnh của đất nước Việt Nam. Về tình hình
trong nước, họ cường điệu những khó khăn trên lĩnh vực kinh tế, rằng “nền kinh
tế Việt Nam đang đứng bên bờ vực thẳm”. Về cuộc đấu tranh chống tham nhũng họ
viết: Đó chỉ là “cuộc đấu đá giữa nhóm tham nhũng mới với nhóm tham nhũng cũ”.
Về chế độ xã hội họ viết: Ở Việt Nam “các quyền của người, nhất là quyền tự do
ngôn luận, quyền “tự do internet, mạng xã hội” bị xâm phạm bởi Luật An ninh
mạng…".
Tuy
nhiên, nhìn từ thực tiễn có thể thấy, từ khi được hoàn toàn giải phóng đến
nay, Việt Nam đã trải qua những thời kỳ đầy khó khăn, do cả nguyên
nhân khách quan và chủ quan. Trong thời kỳ 1975-1985, những sai lầm của mô hình
xây dựng xã hội theo mô hình chủ nghĩa xã hội (CNXH) kiểu cũ khiến nền kinh tế
đất nước trì trệ, đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Là một quốc gia
nông nghiệp, đất đai phì nhiêu, người dân cần cù, sáng tạo thế nhưng ở nhiều
nơi đã xuất hiện tình trạng thiếu đói. Còn nhớ thời kỳ này, trong khi vết
thương chiến tranh chưa được hàn gắn, thì dân tộc Việt Nam lại phải
tiến hành hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Bước sang thời kỳ
đổi mới (từ năm 1986 đến nay), mở đầu là Đại hội VI (năm 1986), dựa trên đổi
mới tư duy lý luận-chính trị và kinh tế, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện đường
lối chính sách xây dựng xã hội theo mô hình mới của CNXH. Về chính trị, đó là
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo. Trong mô hình này, các quyền bình đẳng về dân sự và chính trị
được bảo đảm (về phương diện pháp lý). Về kinh tế đó là nền kinh tế thị trường,
nhiều thành phần, cạnh tranh bình đẳng… theo định hướng XHCN do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”. Về đối ngoại, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
với phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa; là bạn, là đối tác tin cậy và là
thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Như vậy có thể nói, trong mô
hình mới của CNXH các quyền bình đẳng về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và
văn hóa đã được bảo đảm.
Nét đặc sắc trong xây dựng xã hội theo
mô hình mới của CHXH, đó là các quyền con người, quyền công dân được bảo đảm
bằng pháp luật cũng như trên thực tế. Hiến pháp năm 2013 dành một chương
(Chương II) quy định về đầy đủ về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân”. Những quy định về quyền con người tại chương này hoàn toàn tương
thích với các công ước quốc tế về quyền con người, trong đó có những quyền được
xem là “nhạy cảm” cũng đã được đưa vào văn kiện này. Thể chế hóa Hiến pháp năm
2013 và nội luật hóa các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã gia
nhập, ký kết, Quốc hội Việt Nam vừa qua đã sửa và xây dựng nhiều đạo
luật mới. Đó là Luật Báo chí (năm 2016), Luật Tiếp cận thông tin (năm 2013),
Luật An ninh mạng (năm 2018)... Các quy định của những bộ luật trên đều nhằm
bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự công cộng và quyền con người. Việt Nam hòa
mạng internet toàn cầu khá sớm so với nhiều quốc gia trong khu vực-từ ngày
1-12-1997. Theo tổ chức nghiên cứu về MXH quốc tế-Next Web, hiện nay Việt Nam
nằm trong “Top 10 quốc gia có nhiều người dùng Facebook nhất thế
giới” với 64 triệu người, chiếm 3% tổng số tài khoản Facebook toàn
cầu.
Trên lĩnh vực kinh tế, hình ảnh đất
nước, cuộc sống của nhân dân đã được nâng cao đáng kể. Triển khai Chương trình
135 về phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào
dân tộc ít người, miền núi, vùng sâu, vùng xa… cho đến nay các xã, cụm dân cư
đã có đủ cơ sở xã hội thiết yếu, như: Điện, đường giao thông, trường học, trạm
y tế. Tỷ lệ hộ đói, nghèo giảm nhanh, luôn đạt và vượt mục tiêu đề ra qua các
giai đoạn, hoàn thành và vượt mức mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm nghèo trước 10
năm… Giai đoạn 1992-1998, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam bình quân mỗi năm giảm
2-3%. Đến hết năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam là 9,45%, vượt mục tiêu đề
ra là 10%. Chính phủ Việt Nam đã xây dựng Định hướng giảm nghèo giai đoạn
2011-2020 với mục tiêu giảm số hộ nghèo còn 4-5% vào năm 2020. Theo đánh giá
của Liên hợp quốc, Việt Nam đã giảm được một nửa tỷ lệ đói nghèo trong hơn một
thập kỷ và là một trong những quốc gia đạt tốc độ giảm đói nghèo nhanh nhất thế
giới.
Về cuộc đấu tranh chống tham nhũng, có
thể nói chưa nhiệm kỳ nào Đảng Cộng sản Việt Nam triển khai một chiến lược bài
bản, quy mô như hiện nay. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc đấu
tranh này là “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ” và “phải làm đến cùng”;
là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Trong quan hệ quốc tế, vị thế quốc tế
của Việt Nam được nâng cao vượt bậc. Cho đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ
đối tác chiến lược với 13 quốc gia; Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ đối tác
chiến lược toàn diện với Ấn Độ, Nga, Trung Quốc. Với Hoa Kỳ, Việt Nam đã thiết
lập quan hệ đối tác toàn diện. Trong thời kỳ đổi mới Việt Nam tham gia vào nhiều
cơ quan quan trọng của tổ chức quốc tế rộng lớn: (1) Là Ủy viên không thường
trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009; (2) thành viên Hội đồng Kinh tế-xã hội
nhiệm kỳ 2016-2018; (3) Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền (nhiệm kỳ
2014-2016)… Ngày 25-5-2018 vừa qua, trong cuộc họp của Nhóm châu Á-Thái Bình
Dương tại Liên hợp quốc, các nước trong khu vực đã nhất trí thông qua đề cử
Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của nhóm vào vị trí Ủy viên không thường trực
Hội đồng Bảo an (nhiệm kỳ 2020-2021-tại cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào tháng
6-2019).
Là thành viên có trách nhiệm với cộng
đồng quốc tế, Việt Nam đã và đang tham gia vào lực lượng Gìn giữ hòa bình của
Liên hợp quốc. "Từ năm 2014, Việt Nam đã cử các sĩ quan tham gia các phái
bộ gìn giữ hòa bình ở Cộng hòa Trung Phi và ở Nam Sudan. Mới đây, ngày
25-6-2018, Cục Hỗ trợ thực địa Liên hợp quốc đã công bố kết quả thanh sát địa
điểm huấn luyện gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại các nước thuộc
ASEAN, theo đó Việt Nam cùng với 3 nước là Campuchia, Indonesia, Thái Lan được
chọn làm địa điểm huấn luyện gìn giữ hòa bình quốc tế luân phiên. Việt Nam cũng
đang nỗ lực để triển khai Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 tại Nam Sudan”.
Đi
theo con đường của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam không
chỉ đã giành được quyền con người mà còn có những đóng góp to lớn trên lĩnh vực
này từ tư tưởng lý luận cho đến thực tiễn. Công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế
là một thời kỳ phát triển vượt bậc của Việt Nam về các phương diện, trong đó có
quyền con người. Các quyền con người đều có những bước bảo đảm cao
hơn, vị thế của dân tộc, đất nước được nâng cao hơn; được cộng đồng quốc tế
trân trọng ghi nhận.
Đình
Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét