Hiệp định Giơ-ne-vơ
nêu rõ: Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, không can thiệp vào công việc
nội bộ 3 nước.
Điều 1 Hiệp định
Pa-ri cũng khẳng định: Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như được công nhận bởi hiệp định Giơ-ne-vơ.
Điều khoản này có
nghĩa Hoa Kỳ công nhận chính thức các điều khoản Hiệp định Geneva về sự toàn
vẹn lãnh thổ của Việt Nam, theo đó, Việt Nam là một quốc gia thống nhất, miền
Bắc và miền Nam không phải hai quốc gia riêng biệt mà chỉ là hai vùng tập kết
quân sự khác nhau
Sau khi Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ,
Mỹ dần thay chân Pháp, dính líu quân sự và can thiệp ngày càng sâu hơn vào Việt
Nam với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta giống như đã làm với Đức, Triều
Tiên. Nhân dân Miền Nam không chấp nhận điều đó đã vùng lên đấu tranh cùng với
sự chi viện của Miền Bắc XHCN và sự giúp đỡ, ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Đó
là cuộc đấu tranh để khẳng định chân lý: "Nước Việt Nam là một, dân tộc
Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ
thay đổi". Để rồi Mỹ phải chịu những thất bại nặng nề, phải công nhận độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam cũng như quyền tự
quyết của dân tộc Việt Nam.
Cả 2 bản hiệp định có tính pháp lý mang
tầm quốc tế cũng đều khẳng định điều đó. Vậy mà một số nhà sử học lại phải tìm
mọi lý do để biện hộ cho quan điểm có 2 nước Việt Nam. Họ chính là những kẻ
đang xét lại, phủ nhận thành quả của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà cụ
thể là thành quả của hội nghị Pa-ri. Mỹ dùng mọi thủ đoạn với lực lượng quân sự
hùng hậu, bộ máy tuyên truyền, tâm lý chiến được đào tạo bài bản để biến Miền
Nam thành một quốc gia nhưng bất thành, trong khi các vị chỉ cần vài câu, vài
chữ là tạo ra nước Việt Nam Cộng hòa?!. Bao nhiêu xương máu, công sức của đồng
bào ta thế là uổng phí hết sao?
Trong điều 4 Hiệp định Pa-ri, các bên
thừa nhận thực tế Miền Nam Việt Nam có 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực
lượng chính trị. 2 quân đội ở đây là Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Quân
lực Việt Nam Cộng Hòa. 3 lực lượng chính trị gồm: Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, chính phủ Việt Nam Cộng hòa và lực lượng thứ ba
(Lực lượng thứ ba là một trong 3 lực lượng chính trị ở miền Nam Việt Nam, lực
lượng này không ủng hộ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa hay Chính phủ Cách mạng
Lâm thời).
Do vậy, chính phủ Việt Nam Cộng hòa chỉ
là 1 trong những lực lượng chính trị tại Miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ, không
có quyền đại diện cho toàn thể nhân dân Miền Nam cả về mặt pháp lý lẫn thực tế.
Quang Quế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét