Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

HÃY CẢNG GIÁC VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỂM XUYÊN TẠC VỀ LUẬT AN NINH MẠNG






Lợi dụng những người đang sử dụng không gian mạng lo ngại mình bị lộ thông tin cá nhân và các nhà mạng sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam. Vì lợi ích kinh doanh, một số doanh nghiệp, nhà mạng không muốn chịu sự quản lý của pháp luật Việt Nam, không muốn đóng thuế và chịu các nghĩa vụ liên quan.  Khi dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật An ninh mạng được công bố để lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến nhân dân, trên các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch, phần tử phản động điên cuồng ra sức tuyên truyền, chống phá bằng cách cố tình xuyên tạc, bóp méo nội dung của Luật An ninh mạng và dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành. Bàng các bài viết  như: “Quốc hội có vi hiến hay không” ; “Luật An ninh mạng tất cả trở thành nô lẹ tuyệt đối của Công an kể cả Quốc hội”...
Mọi người dễ ràng nhận thấy đây là những chiêu trò không có gì mới. Vẫn là những nội dung cũ, cho rằng Luật An ninh mạng sẽ có các điều khoản rất khắt khe, vô lý về tự do ngôn luận, nhân quyền, thông tin cá nhân. Nhất là quy định bắt buộc các nhà mạng phải mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam và lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam. Chúng cho rằng, đây là những quy định vi phạm Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, các Hiệp định cơ bản của WTO... Thậm chí, các đối tượng phản động cơ hội chính trị còn cho rằng, Luật An ninh mạng còn vi phạm Hiến pháp 2013.
Bên cạnh đó theo thống kê, cho đến nay đã có 18 nước có quy định là phải lưu trữ dữ liệu quan trọng trong nước để phục vụ công tác đảm bảo an ninh quốc gia như là Mỹ, Nga, Pháp, Úc, Đức, Canada, Trung Quốc... và đã được các doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ nước ngoài tuân thủ các quy định này. Hơn nữa, theo số liệu của Bộ Công an, hiện Google đã đặt khoảng 70 văn phòng đại diện, Facebook khoảng 80 văn phòng đại diện tại các quốc gia trên thế giới; tính đến tháng 01/2018, Google đã thuê 1.781 máy chủ, Facebook đã thuê 441 máy chủ của các doanh nghiệp Việt Nam để lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam. Vì vậy, quy định các nhà mạng phải mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam là phù hợp với thông lệ quốc tế và các nhà mạng như Google, Facebook hoàn toàn có thể đáp ứng được.
Việt nam luôn khẳng định: Luật An ninh mạng được ban hành không kiểm soát và làm lộ thông tin của công dân. Luật quy định chỉ khi phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng mới yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin cá nhân có liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật đó. Do đó những người đang sử dụng không gian mạng một cách chân chính, không có hành vi xâm phạm đối với an ninh mạng hoặc không có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội thì sẽ không lo ngại thông tin cá nhân bị kiểm soát hay bị lộ. Còn đối với các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị, với những quy định của Luật An ninh mạng thì từ nay, chúng sẽ không còn được tự do xuyên tạc trên không gian mạng, không còn cái gọi là “sự tự do trên mạng” để lan truyền những thông tin chống phá Đảng và Nhà nước, gây phương hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của Việt Nam.
Để không bị mắc mưu các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, mọi người cần phải đề cao tinh thần cảnh giác, chủ đông nghiên cứu nắm chắc các quy định của Luật An ninh mạng, từ đó kiên quyết đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị.
Mạnh Hà



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét